Powered by Techcity

Chân, thiện, mỹ trong tranh thờ của đồng bào dân tộc


Chân, thiện, mỹ trong tranh thờ của đồng bào dân tộc

Giới trẻ người Sán Dìu tìm hiểu về tranh thờ và nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc

Hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đều có tập tục sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ như cấp sắc, lễ cưới, lễ tang và làm các sự việc trọng đại của làng, bản, dòng tộc, gia đình.

Tranh thờ của các dân tộc thường có mặt các vị thần linh tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực siêu phàm tác động đến đời sống tâm linh. Họ sử dụng tranh thờ như vật trung gian để liên lạc giữa con người với thần linh. Các bức tranh thờ thể hiện lòng tôn thờ thánh thần và phản ánh quan niệm khi chết đi con người có cuộc sống tiếp theo ở thế giới khác. Nội dung các bức tranh khá thú vị, những vị thần quan trọng, uy nghiêm, có quyền cao sẽ được vẽ to ở vị trí trang trọng, còn những vị quan nhỏ hơn sẽ được vẽ theo thứ tự phù hợp. Có những bức vẽ đến hơn bảy mươi khuôn mặt.

Anh Bàn Văn Quang, dân tộc Dao, thôn Nà Lạ, xã Sơn Phú, huyện Na Hang chia sẻ, trong những ngày lễ quan trọng của cuộc đời người Dao như lễ Cấp sắc, Tết nhảy, lễ tang… đều không thể thiếu được tranh thờ. Tranh thờ mang tính răn đe, giáo dục con người – nếu sống trên trần thế mà độc ác, thì khi chết sẽ chịu nhiều hình phạt khắc nghiệt. Đây là chân lý để đồng bào Dao sống hướng thiện.

Anh Hoàng Xuân Đức, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Thai Bạ, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương cho biết: Quan niệm của dân tộc Sán Dìu, thế giới có 3 tầng: Tầng trên là thế giới của tổ tiên, các vị thần đức cao, vọng trọng; tầng giữa là nơi người trần mắt thịt tồn tại với hiện thân là con người; tầng dưới là thế giới âm phủ, địa ngục. Tranh thờ của dân tộc Sán Dìu phản ánh sinh động thế giới quan, thời gian trải rộng từ quá khứ tới hiện tại, từ ảo tới thực.

Chân, thiện, mỹ trong tranh thờ của đồng bào dân tộc

Tranh Tam thanh xuất hiện hầu hết trong nghi lễ của người Sán Dìu

Ví dụ như bộ 3 tranh thờ của đồng bào Sán Dìu gắn liền với vận mệnh của con người nên thường được thầy Tào sử dụng khi gia chủ làm đám chay hoặc thực hành nghi lễ lớn như cấp sắc, dâng sao giải hạn… Qua bức tranh ấy, với những nét giản dị và gần gũi, có thể hình dung một cách cụ thể về các vị thánh, phật mà họ thường ngưỡng vọng, họ gửi gắm mong ước về cuộc sống nhiều may mắn, xua đi những điều xui xẻo trong năm.

Phổ biến hơn cả là bức tranh Tam thanh xuất hiện trong hầu hết các nghi lễ của người Sán Dìu. Ba ông Tam thanh tượng trưng cho 3 vị thánh bảo vệ, che chở dân làng. Trong làng, bản hay gia đình, dòng tộc có việc lớn bé, đều có sự hiện diện của 3 ông Tam thanh thông qua lời khấn của thầy tào. Khi tiếng tù và, chuông, chũm choẹ cất lên, thấu tận trời cao, lời mời của dân bản vọng đến ông Tam thanh, các ông sẽ đến tham dự, chứng kiến việc trọng đại, ban phước lành, xua đuổi tà ma, phù hộ công việc thuận lợi.

Anh Đức cho biết thêm, trong văn hoá đồng bào Sán Dìu, chỉ những gia đình có người làm thầy (thầy cúng, thầy Tào…) thì mới treo tranh thờ; các gia đình không có người làm thầy thì chỉ treo khi thực hiện nghi lễ.

Hiện nay, việc vẽ tranh thờ cũng được duy trì trong cộng đồng. Anh Lý Văn Dương, ở xã Ninh Lai năm nay ngoài 30 tuổi đã biết vẽ tranh thờ của đồng bào dân tộc. Anh chia sẻ, vẽ tranh thờ không chỉ đơn thuần là việc chép lại tranh cổ theo mẫu tranh truyền thống mà còn phải truyền được thần qua bức tranh. Muốn vậy, phải am hiểu văn hoá truyền thống của dân tộc, ý nghĩa sâu sa trong bức tranh cũng như từng nhân vật trong tranh. Do đó, anh đang học làm thầy, để hiểu hơn về cội nguồn dân tộc, từ đó không chỉ lưu truyền tranh thờ trong cộng đồng mà còn gìn giữ nghi lễ truyền thống tốt đẹp bao thế hệ cha ông người Sán Dìu đã truyền lại.

Mới đây, tại Ngày hội văn hoá dân tộc xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, gian hàng trưng bày tranh thờ của dân tộc Sán Dìu thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Điều này cho thấy, văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán luôn có chỗ đứng và giá trị riêng trong cộng đồng người. Và việc lưu giữ, bảo tồn, phát triển cần được thực hiện đa dạng, phong phú, có chiều sâu để văn hoá ngàn đời của dân tộc trường tồn với thời gian.



Nguồn: https://baophutho.vn/chan-thien-my-trong-tranh-tho-cua-dong-bao-dan-toc-224048.htm

Cùng chủ đề

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Lưu giữ khoảnh khắc Xuân

Mùa Xuân - thời gian chuyển giao của đất trời và vạn vật với muôn hoa bung sắc trên khắp các nẻo đường, với thiên nhiên, con người, những lễ hội tươi vui, căng tràn sức sống... luôn là đề tài thu hút, thổi bừng khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia. Với những “tay máy” tài hoa ấy, mùa Xuân chính là mùa dành cho nghệ thuật.Mùa Xuân rực rỡ,...

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt

Với người Việt, con rắn hiện diện trong kho tàng văn hóa dân gian lại được sáng tạo một cách đa dạng, sinh động với những biến thể khác nhau, từ hệ thống tên gọi - giống như cách gọi chung theo đặc tính sinh tồn và dáng vóc của con rắn như hổ mang, hổ châu, rắn ráo, rắn lục, rắn chuông..., còn là những cái tên mang tập tục hay phương ngữ địa phương như chằn tinh,...

Mở rộng chủ thể nắm giữ văn hóa tại Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tín ngưỡng, trang phục riêng. Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các chủ thể nắm giữ văn hóa truyền thống dần được mở rộng.Là một trong 6 dân tộc anh em tại huyện Điện Biên Đông, dân tộc Mông có nhiều nét văn...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất