Powered by Techcity

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3


Sáng nay 8/9, lãnh đạo các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của Cơn bão số 3.

* Tại thị xã Phú Thọ

Sáng 8/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị xã Phú Thọ đã họp triển khai nhanh các phương án khắc phục hậu quả sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn thị xã Phú Thọ.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT&TKCN thị xã Phú Thọ, ảnh hưởng của cơn bão số 3 từ ngày 7-8/9, gây thiệt hại với tổng ước tính ban đầu khoảng 400 triệu đồng. Một số tài sản trên địa bàn thị xã bị thiệt hại như: Tốc mái nhà trụ sở làm việc của UBND xã Hà Thạch, biển bảng của Trường THCS Hà Thạch và Mầm non Thanh Vinh; làm gẫy đổ diện tích lúa, ngô và hoa màu tại phường Thanh Vinh và xã Thanh Minh, ngập úng cục bộ 6ha lúa xứ đồng Nhà Tý của phường Hùng Vương. Mưa bão làm gẫy đổ trên 60 cây xanh đô thị, 35m tường rào của Trường THPT Hùng Vương và hộ dân trên địa bàn phường Hùng Vương.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Để đảm bảo ATGT, ngay trong đêm 7/9, thị xã đã huy động lực lượng “4 tại chỗ” khắc phục những cây xanh bị gẫy, đổ đảm bảo an toàn và tạo điều kiện cho lưu thông của người dân. Lãnh đạo UBND thị xã yêu cầu các đơn vị nhanh chóng rà soát các công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng do cơn bão gây ra; đặc biệt là đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cây xanh đô thị để chủ động huy động lực lượng về người và phương tiện cùng phối hợp với các đơn vị liên quan khắc phục sự cố, đồng thời huy động hệ thống xe cẩu, máy múc cùng lực lượng tại chỗ của các xã, phường xử lý các cây xanh đô thị bị gãy, đổ trên địa bàn tránh gây nguy hiểm về ATGT cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Tiếp tục tiến hành bơm tiêu thoát nước trong các ngày tới để đề phòng mưa lớn tiếp tục xảy ra do hoàn lưu cơn bão số 3, nhanh chóng hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, góp phần ổn định đời sống cho người dân.

Đình Phong- Anh Tú

* Tại huyện Lâm Thao

Sáng 8/9, lãnh đạo UBND huyện Lâm Thao đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại nhiều địa phương, đánh giá tình hình thiệt hại để có phương án xử lý.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Theo báo cáo sơ bộ, cơn bão số 3 đã vào địa bàn huyện Lâm Thao với mưa to, gió lớn, kèm theo giông lốc, gây ra một số thiệt hại về tài sản: Trụ sở UBND xã Cao Xá và Trường Tiểu học Phùng Nguyên 2, Trường THCS Phùng Nguyên 2 bị tốc một số diện tích mái tôn, trần chống nóng. Bão gây đổ lúa mùa trên địa bàn các xã, thị trấn với diện tích khoảng 300ha; gây ngập úng cục bộ lúa, rau màu, gãy đổ chuối, ngô và một số cây xanh trồng bóng mát, cây ăn quả của nhà dân. Cây đổ làm đổ làm gãy nhiều cột điện tại các xã Bản Nguyên, Tiên Kiên gây mất điện cục bộ tại một số khu dân cư…

Tại các khu vực đến kiểm tra, lãnh đạo UBND huyện Lân Thao yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai; các phòng chuyên môn và lãnh đạo các xã rà soát, huy động các tổ chức đoàn thể giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại nặng do cơn bão số 3; chỉ đạo các nhà trường huy động giáo viên, phụ huynh, học sinh và các lực lượng khẩn trương vệ sinh, quét dọn, khắc phục hậu quả để không làm gián đoạn hoạt động dạy và học trong các cơ sở giáo dục khi bão tan. Tích cực chỉ đạo các khu dân cư, bà con Nhân dân bám nắm đồng ruộng, chủ động các phương án khơi thông dòng chảy để tiêu úng cho các diện tích lúa, hoa màu… hạn chế thấp nhất những thiệt hại do mưa lớn gây ra.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện sớm tổng hợp tình hình thiệt hại báo cáo và đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời.

Đức Thuận

* Tại huyện Phù Ninh

Sáng 8/9, lãnh đạo UBND huyện Phù Ninh đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 3 tại trên địa bàn huyện.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Các đồng chí lãnh đạo huyện kiểm tra tại Trạm bơm Bình Bộ (xã Bình Phú)

Theo ước tính ban đầu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, cơn bão số 3 đã làm sói lở 75m chiều dài tuyến đường nối liên tỉnh; sạt trượt 30m chiều dài tại công trình thuỷ lợi Ngòi Dầu (xã Lệ Mỹ); đổ, gãy 5 cột điện, hư hỏng 4 đường điện tại các công trình điện năng và gây hư hại một số công trình khác.

Về sản xuất nông nghiệp, mưa lớn kéo dài kèm theo gió giật mạnh tại cơn bão số 3 đã làm ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 63,6ha tổng diện tích lúa, ngô, hoa màu và cây công nghiệp khác tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tổng thiệt hại ước tính trên 300 triệu đồng.

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại Trạm bơm Bình Bộ, trạm bơm Gai Hạ (xã Bình Phú), ngòi Dầu (xã Lệ Mỹ), lãnh đạo UBND huyện Phù Ninh yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục tập trung nhân lực, vật lực, thiết bị tại chỗ để khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.

Tiếp tục theo dõi diễn biến của thời tiết sau bão số 3, đặc biệt là tránh các ảnh hưởng do mưa to, dông, sét, gió giật mạnh, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra; lưu ý kịp thời có biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Anh Chiến – Hà Linh

* Tại huyện Cẩm Khê

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã xảy ra mưa vừa và, mưa to, kèm theo gió lớn gây thiệt hại diện tích lúa, cây hoa màu, chuối… đang thời kỳ chuẩn bị cho thu hoạch của bà con nhân dân.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, toàn huyện có 6 nhà dân bị tốc mái, gần 200ha lúa, cây hoa màu bị ảnh hưởng đang chuẩn bị thu hoạch bị gãy đổ. Mực nước sông Bứa lên nhanh, đoạn qua xã Đồng Lương đã ảnh hưởng diện tích hoa màu của bà con; ở xã Sơn Tình và Hương Lung nước lũ về nhanh khiến nhà một số hộ dân bị ngập, lực lượng Công an, Quân sự đã kịp thời sơ tán các hộ dân.

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, lãnh đạo huyện Cẩm Khê cùng với chính quyền các xã, thị trấn bị ảnh hưởng xuống hiện trường kiểm tra, thống kê thiệt hại do ảnh hưởng sau Cơn bão số 3. Trong đó, yêu cầu các xã, thị trấn chủ động phân công cán bộ trực, đặt biển cảnh báo để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho Nhà nước và Nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống, đảm bảo an toàn cho Nhân dân, tránh xảy ra thiệt hại nặng về tài sản cũng như nguy hiểm đến tính mạng con người. Yêu cầu các xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhân lực, vật lực; có lực lượng thường trực đảm bảo ứng cứu khi xảy ra sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”.

Mạnh Thuần

* Tại huyện Thanh Sơn

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tối 7/9, trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã xảy ra mưa lớn, gió giật mạnh, gây thiệt hại về cơ sở vật chất, hạ tầng và sản xuất nông nghiệp, ước thiệt hại (tính đến 11h ngày 8/9) là trên 1,5 tỷ đồng.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Sáng 8/9, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Thanh Sơn đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại nhiều khu vực, đánh giá tình hình thiệt hại để có phương án xử lý.

Theo báo cáo sơ bộ, huyện Thanh Sơn có 154 hộ gia đình bị ảnh hưởng sau bão, trong đó có 61 hộ bị ngập nước thực hiện di dời (Yên Lương 30 hộ, Văn Miếu 25 hộ, Thị trấn Thanh Sơn 05 hộ, Sơn Hùng 01 hộ); 81 hộ thuộc diện di dời để đảm bảo an toàn do mực nước dâng; 8 hộ bị tốc mái; 3 hộ bị ảnh hưởng sạt lở đất đá, cây đổ; một số cơ quan đơn vị đã bị ảnh hưởng.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Để chủ động khắc phục hậu quả do mưa dông gây ra, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai huyện Thanh Sơn đã chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai các xã, thị trấn trực tiếp kiểm tra, động viên các hộ bị ảnh hưởng thiệt hại, huy động lực lượng hỗ trợ khắc phục theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, thường trực 24/24 giờ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại và nhanh chóng ổn định sản xuất, đời sống của người dân.

Thành Công

* Tại huyện Yên Lập

Sáng 8/9, lãnh đạo UBND huyện Yên Lập đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra tại 1 số xã trên địa bàn huyện.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Yên Lập, đến 11h ngày 8/9, bão số 3 đã làm tốc mái 122 nhà ở (không thiệt hại về người); đất đá sạt lở tại các xã Trung Sơn 9, Xuân An, Xuân Viên, thị trấn Yên Lập; có 9 trường học, nhà văn hóa, nhà làm việc bị hư hỏng; thiệt hại nhiều diện tích nông nghiệp đang cho thu hoạch; các ngầm, tràn và một số tuyến đường giao thông trên địa bàn các xã, thị trấn bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông. Tổng giá trị ước thiệt hại 8,5 tỷ đồng.

Các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau Cơn bão số 3

Bích Thọ – Xuân Đôn



Nguồn: https://baophutho.vn/cac-dia-phuong-tap-trung-khac-phuc-thiet-hai-sau-con-bao-so-3-218498.htm

Cùng chủ đề

Làng hoa Tiên Du hối hả vào vụ Tết

Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng hoa gần như có mặt cả ngày lẫn đêm ở các ruộng hoa, họ tất bật tưới nước, bón phân, chăm sóc cho những luống hoa tươi tốt, chuẩn bị cho một mùa hoa đẹp, chất lượng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán 2025.Đến thăm vườn...

Đông ấm tình nguyện

Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ Đông về, tuổi trẻ Đất Tổ lại đồng loạt ra quân thực hiện Chương trình “Tình nguyện mùa Đông - Xuân tình nguyện” với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, lan tỏa tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng. Những chiếc áo ấm, chiếc chăn bông thơm mùi vải mới hay mỗi phần quà nhỏ nhưng nặng nghĩa tình đã mang về hơi ấm của mùa Xuân.ĐVTN huyện...

Thủ phủ đào, quất ở Hà Nội rục rịch chuẩn bị hàng cung ứng Tết Nguyên đán

Mặc dù cơn bão số 3 đã gây tổn thất nặng nề cho các hộ trồng đào, quất nhưng những ngày cuối năm, người dân đang tất bật chuẩn bị cho một ‘vụ mùa làm mật.’Người trồng quất Tứ Liên đang tất bật chăm bẵm những cây còn sống sau bão để cung ứng hàng Tết Nguyên đán.Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và...

Hướng tới mục tiêu đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trước hết là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để đồng bào “an cư lập nghiệp”, xóa tình trạng “du canh du cư” là chủ trương lớn, xuyên suốt được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện.Tại tỉnh Phú Thọ, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện dự án hỗ trợ đất...

Phú Thọ dẫn đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cả nước ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Phú Thọ dẫn đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng sản xuất ngành chế biến, chế tạo.Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực...

Cùng tác giả

Đội tuyển Indonesia đã lộ rõ điểm yếu, thầy Kim chú ý!

RƯỢT ĐUỔI KHÓ TIN Màn đối đầu giữa đội tuyển Indonesia và Lào vốn được dự đoán là một trong những trận đấu chênh lệch nhất AFF Cup 2024. Trong khi Indonesia đang chơi cực tốt ở vòng loại World Cup 2026 khi hòa Úc, thắng Ả Rập Xê Út còn Lào chỉ là đội bóng khiêm tốn, thường xuyên bị loại sớm ở vòng bảng giải Đông Nam Á. Ngay cả khi mang nòng cốt U.21, Indonesia vẫn mạnh...

6 ‘ông lớn’ Nhà nước về lại Bộ Công Thương, hợp nhất, đổi tên hàng loạt cục, vụ, viện

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Quang Huy báo cáo về tiến độ thực hiện của Bộ Công Thương. Theo đó, ngày 4/12/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3191/QĐ-BCT thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban. Ngày 10/12/2024, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã họp, có sự tham dự của Ban Tổ chức Trung...

Định hướng phát triển mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh chuyên sâu và rộng khắp

Theo PGS,TS Phan Lê Thu Hằng-Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế), nội dung chủ yếu của quy hoạch là xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh. Đối tượng quy hoạch bao gồm năm cơ sở y tế cấp vùng, liên tỉnh và liên ngành thuộc các lĩnh vực: Khám, chữa bệnh, phục hồi...

Huyện Tân Sơn sơ kết triển khai thực hiện Dự án 8

Huyện Tân Sơn triển khai Dự án 8 tại 17/17 xã (83/95 khu đặc biệt khó khăn). Mới đây, Ban chỉ đạo Dự án 8 huyện Tân Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2025.Đại diện Ban Chỉ đạo Dự án 8 huyện Tân Sơn tặng giấy...

Địa phương nào tổ chức nhiều lễ hội nhất cả nước?

1. Địa phương nào tổ chức nhiều lễ hội nhất cả nước? A Hà Nội Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, địa phương có nhiều lễ hội nhất là Hà Nội với 1.095 lễ hội/năm. Một số lễ hội lớn tại đây thu hút đông đảo khách thập phương tham gia như: Lễ hội Chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), Lễ hội Gióng đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), Lễ hội Cổ...

Cùng chuyên mục

Bổ sung vốn điều lệ cho một số quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách và hỗ trợ việc làm

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có Quyết định số 2396/QĐ-UBND ngày 2/12/2024 phân bổ chi tiết nguồn đầu tư năm 2024 cấp bổ sung vốn điều lệ các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và bổ sung vốn ủy thác thực hiện cho vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 111/2024/QH15.Nông dân thu hoạch ở Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản xã Văn Khúc, huyện Cẩm KhêCụ thể, đồng ý phê duyệt phân bổ...

Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông, lâm nghiệp

Ngày 12/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội về “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chính sách nhằm tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh”.Toàn cảnh hội thảoTại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được trong quá trình phát triển nông, lâm nghiệp...

Bàn giao 330.000 cây khôi tía cho người dân 5 xã ở Yên Lập

Nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh vùng miền núi, huyện Yên Lập vừa bàn giao 330.000 cây khôi tía cho các hộ dân trồng với mục tiêu vừa bảo vệ rừng vừa tạo sinh kế giúp người dân thoát nghèo, nâng cao đời sống. Chương trình này thuộc tiểu Dự án 2 của Dự án 3 “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh vùng miền núi là...

Chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp

Xác định phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương góp phần tạo đột phá về phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã chủ động đề ra các giải pháp, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.Các thành viên Tổ liên kết “Giới thiệu,...

Viettel tổ chức 5G Day – Sự kiện h ội thảo chuyên sâu đầu tiên về 5G tại Việt Nam

Lần đầu tiên sau khi mạng 5G chính thức được thương mại hóa tại Việt Nam, một sự kiện - hội thảo chuyên sâu bàn về các xu hướng công nghệ 5G, AI, Cloud, IoT cũng như chia sẻ các cơ hội kinh doanh trên nền tảng 5G sẽ được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 11/12/2024, đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sự kiện 5G Day...

Phú Thọ có 3 sản phẩm được nhận giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ Nhất

Tối 11/12, tại Nhà hát Quân đội, Liên minh HTX Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã, trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ Nhất năm 2024 (Coop Gold Awards 2024).Ba sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ NhấtGiải thưởng Mai An Tiêm xuất phát ý nghĩa từ câu chuyện Mai An Tiêm với biểu tượng đẹp về tinh thần khởi nghiệp của...

Giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người

Những năm qua, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là ở khu vực vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trong Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2024 luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo, triển khai song song với các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn...

Thực hiện chính sách dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Minh Hòa

Từ những định hướng và chính sách, đặc biệt qua quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đến nay bộ mặt nông thôn ở xã Minh Hòa, huyện Yên Lập đã có nhiều khởi sắc.Xã Minh Hòa là xã thuộc khu vực III của huyện Yên Lập, có tổng diện tích đất tự...

Gieo mầm xanh, ươm “no ấm”

Được hình thành cách đây hơn chục năm, nghề ươm cây giống lâm nghiệp ở xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng đã dần trở thành nghề chính tại địa phương với hơn 150 hộ tham gia. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp thì nghề ươm cây giống lâm nghiệp đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.Để có cây giống khỏe, điều quan trọng nhất đó là chọn đất...

Phát triển nông nghiệp góp phần giảm nghèo bền vững ở Tề Lễ

Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông có diện tích trên 1.700ha trong đó có trên 400ha đất nông nghiệp, 755ha đất đồi rừng. Những năm qua, thực hiện các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, xã Tề Lễ đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thực hiện dồn đổi ruộng đất tạo thuận lợi cho canh tác, góp phần tăng thu nhập cho người dân.Sau khi thực hiện dồn đổi ruộng đất, người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất