Powered by Techcity

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer


Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vn

Nhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc được duy trì và thực hiện theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Để triển khai tốt việc bảo tồn, gìn giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng chương trình, quy chế nội dung giảng dạy, tuyển sinh đối với Trường bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ và chữ Khmer ở các cấp học. Cụ thể, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 và Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 03/01/2017 thành lập Ban biên soạn, Ban thẩm định và chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Pali và Chương trình học sơ cấp Pali.

Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; trong đó có Tiểu dự án 1 – Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cũng đã góp phần giữ gìn và bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer thông qua việc triển khai thực hiện tại địa phương.

Mặc dù việc dạy và học cho con em đồng bào dân tộc ở địa phương còn một số khó khăn nhưng về cơ bản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: năm học 2022 – 2023 tại Sóc Trăng, số học sinh dân tộc thiểu số đang theo học là 98.963/267.664 em, chiếm gần 37% tổng số học sinh toàn tỉnh; trong đó có 84.974 học sinh dân tộc Khmer (chiếm 31,75%), 13.787 học sinh dân tộc Hoa (chiếm 13,93%), học sinh dân tộc khác là 202 em (chiếm 0,24%). Đầu tư, nâng cấp, các thiết bị giáo dục tiếp tục được tăng cường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học tại hệ thống các Trường phổ thông dân tộc nội trú. Song song với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí mua sách giáo khoa tiếng Khmer và đồ dùng học tập, với tổng kinh phí khoảng trên 2 tỷ đồng mỗi năm nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tiếng DTTS theo quy định. Tỉnh hiện có 10 Trường phổ thông dân tộc nội trú với 102 lớp, cho 3.409 học sinh; 134 trường phổ thông tổ chức dạy chữ Khmer, với 1.625 lớp, cho 44.509 học sinh;…

Các chính sách ưu đãi đối với giáo viên tiếng Khmer được triển khai hiệu quả, cụ thể: Sóc Trăng hiện có 354 giáo viên dạy tiếng Khmer, trên 80% trong đó đạt chuẩn theo quy định. Đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng đồng bào Khmer, nhưng lại không biết tiếng Khmer làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở vùng đồng bào Khmer. Vì vậy, tỉnh đã ban hành Đề án Đào tạo tiếng Khmer (ngày 11/7/2019) tập trung đào tạo 3 lớp tiếng Khmer căn bản, nâng cao và biên dịch, phiên dịch cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn, trong 2 giai đoạn (2019 – 2020 và 2021 – 2025).

Trong giai đoạn 2019 – 2020, Đề án đã đào tạo cho hơn 500 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Nhiều học viên đã có thể giao tiếp, viết và đọc tiếng Khmer, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người Khmer thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phân công giáo viên cốt cán hướng dẫn và triển khai các chuyên đề trong công tác giảng dạy tiếng Khmer được đề xuất từ các địa phương để giáo viên dạy tiếng Khmer có cơ hội được học hỏi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh một cách hiệu quả. Kỳ thi giáo viên dạy giỏi tiếng Khmer ở các cấp học được tổ chức thường xuyên nhằm lựa chọn giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tiếng Khmer của tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp hè là 40.000 đồng/tiết, số tiết hỗ trợ không quá 4 tiết/ngày/lớp và được áp dụng trong 5 năm (2020 – 2024). Mặt khác, công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên giảng dạy tiếng Khmer cũng được triển khai đồng nhằm nâng cao chất lượng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tại tỉnh.

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Khuyến khích học sinh học tiếng dân tộc thiểu số. (Ảnh minh hoạ)

Tỉnh cũng tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình “Cùng học tiếng Khmer” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng ở trình độ căn bản 87 bài và trình độ nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh và nhu cầu chung của xã hội.

Để thực hiện công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer trên địa bàn, tỉnh Sóc Trăng đã ưu tiên triển khai nhiều giải pháp. Bên cạnh việc dạy song ngữ tại các trường công lập trên địa bàn, tỉnh phối hợp với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh vận động 92 chùa Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục duy trì truyền thống mở các lớp dạy chữ Khmer, Pali-Vini miễn phí cho sư sãi và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa cũng được khuyến khích. Trong gần 3 tháng hè, các em được học hoàn toàn miễn phí, bảo đảm đúng theo giáo trình của ngành giáo dục. Tại chùa, các em học sinh được học tiếng, chữ viết và được chia sẻ về phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc Khmer; đồng thời chùa cũng giáo dục cho các em về đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết, văn hóa Khmer mà còn giúp các học sinh có kỳ nghỉ hè thật sự ý nghĩa và bổ ích.

Năm học 2023 – 2024, ngành Giáo dục tỉnh tiếp tục kiện toàn cơ sở vật chất trường lớp tại 131 trường (vừa dạy chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa dạy chữ, tiếng Khmer) và 10 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn. Song song đó, khuyến khích các chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh tiếp tục dạy chữ viết, tiếng nói đồng bào Khmer trong các dịp hè của những năm tiếp theo.

Trên cơ sở thực hiện Đề án Đào tạo tiếng Khmer kết hợp với triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các chính sách liên quan; UBND tỉnh giao cho các đơn vị như Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc tỉnh,… xây dựng kế hoạch chi tiết; tổ chức thực hiện, tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai, làm tốt công tác tuyên truyền để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả trong thời gian tới. Với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh cũng như sự phối hợp vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc tỉnh,… sẽ phát huy hiệu quả việc giữ gìn, bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn truyền thống.

Nguyễn Quỳnh Trâm (Tạp chí Mặt trận)



Nguồn: https://baophutho.vn/bao-ton-tieng-noi-chu-viet-cua-cong-dong-dan-toc-nguoi-khmer-225817.htm

Cùng chủ đề

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

An cư cho người vùng lũ

Chúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ...

Độc đáo bản sắc người Dao

Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản ở các xã: Xuân Thủy, Nga Hoàng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long... Đồng bào Dao nơi đây có kho tàng văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiếng nói, chữ viết riêng, có các nghi lễ độc đáo, mang đậm bản...

Mở rộng chủ thể nắm giữ văn hóa tại Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tín ngưỡng, trang phục riêng. Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các chủ thể nắm giữ văn hóa truyền thống dần được mở rộng.Là một trong 6 dân tộc anh em tại huyện Điện Biên Đông, dân tộc Mông có nhiều nét văn...

Bàn giao bò giống sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại Lâm Thao

Ngày 21/1, tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bàn giao 22 con bò cái giống sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã và xã Vĩnh Lại.Bàn giao bò giống cho các hộ nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã, xã Vĩnh Lại huyện Lâm Thao.Tham gia dự án, mỗi hộ...

Cùng tác giả

Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ

Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy và tích trữ dành cho tưới dưỡng, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công điện số 02/CĐ-TL-VHTT ngày 4/2 về việc Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.Ảnh minh họaTheo đó, đợt 2 lấy nước sẽ thực hiện theo Thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát...

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Ngày 5/2, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Hội nghị triển khai theo hình thức trực tiếp với sự tham dự của các Công đoàn cơ sở trực thuộc kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Quang cảnh hội nghịCác đại biểu đã được thông tin về kế hoạch triển khai thực hiện Luật...

Cùng chuyên mục

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Ngày 5/2, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Hội nghị triển khai theo hình thức trực tiếp với sự tham dự của các Công đoàn cơ sở trực thuộc kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Quang cảnh hội nghịCác đại biểu đã được thông tin về kế hoạch triển khai thực hiện Luật...

Khu vực Bắc Bộ mưa rào rải rác, trời rét

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ C.Khu vực Bắc Bộ trời rét.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ...

Báo chí lan tỏa tinh thần lạc quan, tạo khí thế quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí phải tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa, tích cực tham gia vào nền tảng mạng xã hội; có giải pháp để tự vượt qua chính mình; cung cấp tri thức để truyền cảm hứng, dẫn dắt xã hội.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ngày 4/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo...

Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ”

Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025.Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL trao chứng nhận Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc...

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đón mưa phùn và sương mù, trời rét sâu

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ 8-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 6 độ C.Khu vực phía Đông Bắc Bộ trời chuyển lạnh và có mưa.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ có...

Hơn 7.800 tỷ đồng hỗ trợ, tặng quà Tết cho hơn 13,5 triệu lượt đối tượng

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, khoảng 13,5 triệu lượt đối tượng trên toàn quốc đã được hỗ trợ, tặng quà Tết. Nguồn kinh phí dành cho công tác này là hơn 7.800 tỷ đồng.Trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động tại công trường Ecopark, Hưng Yên, trong chương trình Xây Tết 2025 do Báo Nhân Dân phối hợp Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons thực hiện.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội...

Ngày 3/2, Bắc Bộ mưa rét, vùng núi có nơi dưới 6 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (3/2), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, trời rét, riêng vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (3/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ.Dự báo,...

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất