Powered by Techcity

Bánh tẻ mật Đào Xá


Trong số những món quà quê thơm thảo của vùng đất ven dòng Đà giang, bánh tẻ mật là loại bánh có từ lâu đời, không thể thiếu trên các mâm cỗ của hội làng cũng như đã hằn in trong trí nhớ tuổi thơ của bao người con quê hương Thanh Thủy.

Bánh tẻ mật Đào Xá

Bột và mật mía được trộn vào nhau theo tỷ lệ 1 cân bột 8 lạng mật

Xã Đào Xá không chỉ nổi tiếng bởi lễ hội rước voi truyền thống có lịch sử trên 400 năm mà còn nổi tiếng bởi một món đặc sản hiếm nơi nào có là bánh tẻ mật. Đây là món ăn cổ truyền, quen thuộc, gần gũi với người dân làng Đào Xá và cũng là thứ bánh để lại nhiều ấn tượng lạ, sâu sắc cho du khách về với miền đất giàu truyền thống văn hóa này.

Bánh tẻ mật Đào Xá

Hai người phụ nữ cùng đảo hỗn hợp bột đều tay trên bếp lửa

Dung dị như tên gọi của mình, bánh tẻ mật được làm từ hai nguyên liệu chính là bột gạo tẻ và mật mía. Gạo tẻ ngon nghiền mịn kết hợp với mật mía sánh đặc, nâu màu cánh gián sẽ tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt. Lá chuối tươi rửa sạch hơ qua lửa cho nheo lại một chút, một chiếc khuôn hình trụ tròn có đường kính 10 cm để kéo bánh.

Bánh tẻ mật Đào Xá

Công đoạn đổ bột, gói bánh trong lá chuối

Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ Đào Xá, bột gạo tẻ được cho vào nồi gang, rưới mật mía với tỷ lệ một cân gạo tám lạng mật, dùng đũa cả quấy trước cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau. Sau đó, bắc nồi đảo đều tay trên lửa vừa cho bột đặc lại. Thông thường, hai người cùng đảo vì khi bột từ từ đặc lại sẽ rất nặng tay. Những người phụ nữ làng Đào Xá luân phiên nhau đảo nồi bánh làm sao để hỗn hợp quyện lại, không bị vón cục cũng không bị sống.

Canh lửa cũng là điều vô cùng quan trọng. Nếu lửa quá to, bột dễ bị khét. Nếu lửa quá nhỏ lại sợ không đạt được độ dẻo như mong muốn. Khi hỗn hợp ngả sang màu vàng nâu, tỏa hương thơm ngọt dịu tức là bánh đã chín. Hai người phụ nữ cầm tai nồi đổ vào chiếc nong đã lót sẵn lá chuối. Tranh thủ khi bánh còn nóng, mềm, những người đàn ông tay khỏe sẽ gói lá chuối rồi kéo chiếc bánh qua lại trong một dụng cụ hình trụ tròn để tạo hình. Bánh dâng cúng phải có hình trụ tròn, đường kính khoảng 10cm, dáng thẳng đứng, không được vát cũng không được siêu vẹo. Như thế mới đạt tiêu chuẩn của chiếc bánh tẻ mật bày trên mâm cỗ dâng Thành hoàng làng.

Ngoài cách làm trên, bánh tẻ mật còn được gói thành những chiếc bánh nhỏ như chúng ta thường hay ăn. Mỗi cái chỉ to hơn nắm tay một chút, bọc trong lá chuối khô. Sau đó, người làm sẽ mang đi hấp bánh một lần nữa cho chín hẳn. Dù làm như thế nào, bánh tẻ mật truyền thống ở Thanh Thủy cũng điều không có nhân.

Bánh tẻ mật Đào Xá

Bánh tẻ mật trên mâm cỗ thờ có màu nâu, hình trụ tròn, đường kính 10 cm

Ông Nguyễn Ngọc Thanh (Khu 4, xã Đào Xá) cho biết: “Đây là loại bánh cổ truyền của người làng Đào Xá có từ hàng trăm năm. Đây cũng là món không thể thiếu khi dân làng làm mâm cỗ thờ đang lên Thành hoàng làng vào mỗi dịp lễ hội rước voi hằng năm”.

Bánh tẻ mật Đào Xá

Bánh tẻ mật gói là chuối khô có kích thước nhỏ sử dụng trong cuộc sống hằng ngày

Bánh tẻ mật phải ăn nguội mới thấy hết vị ngon. Bánh tẻ mật có màu sắc vàng như mật ong, tỏa ra hương thơm dịu dàng. Vị bánh vừa thơm thảo đặc trưng của gạo tẻ ngon, vị ngọt thanh của mật mía. Cắt bánh thành từng miếng nhỏ, nhón tay lấy miếng bánh cắn một cái thôi sẽ thấy vị ngọt ngào đọng lại nơi đầu lưỡi, nhâm nhi chút trà nóng sẽ thưởng thức được trọn vẹn điều thi vị của món ăn dân dã này.

Từ bao đời này, người làng Đào Xá, Thanh Thủy hay làm món bánh tẻ mật đãi khách phương xa hoặc trong các dịp hội làng. Cuộc sống hiện đại ngày nay dễ làm người ta tạm quên đi những thứ bình dị, gần gũi. Thưởng thức món bánh tẻ mật gợi nhắc con người ta nhớ về quãng đời tuổi thơ tuy khốn khó mà tươi vui, róc rách những dòng ký ức ngày còn chăn trâu cắt cỏ, được bà được mẹ mang cho miếng bánh gói trong bọc lá chuối khô. Cùng với các lễ hội truyền thống, ẩm thực thôn quê khiến cho mọi người con Thanh Thủy thêm yêu, tự hào về mảnh đất quê hương đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/banh-te-mat-dao-xa-216477.htm

Cùng chủ đề

Phú Thọ tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Từ ngày 7-8/12, tại Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024, Phú Thọ tham gia trưng bày hơn 20 sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.Gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Phú ThọVới chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối” Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 được tổ chức tại Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà...

Bánh ngũ sắc – đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Cao Lan, làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng. Món ăn mộc mạc này được làm từ gạo nếp nương, các loại lá cây rừng có màu sắc đẹp mắt, vị dẻo thơm mà không phải nơi nào cũng có.Bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân, huyện Đoan Hùng - đặc sản của đồng bào dân tộc Cao Lan.Theo những người trong làng kể...

Độc đáo cá ngạnh om cà

Phú Thọ là miền đất có nhiều món ăn độc đáo, ẩn chứa trong đó cả văn hoá, ân tình và sự tinh tế của người dân vùng đất cội nguồn. Ngoài các món ẩm thực đã nổi danh như cá thính, bánh tai TX Phú Thọ, bánh chưng, bánh giầy, cọ om, trám ỏm, rau sắn chua, thịt chua...thì với lợi thế có nhiều dòng sông lớn, các đặc sản về cá của Phú Thọ cũng cực kỳ...

Hội tụ tinh hoa trong Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Được tổ chức tại Công viên Thống Nhất, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ hội tụ những nét tinh hoa của ẩm thực Hà Nội. Tại đây, bên cạnh các gian hàng ẩm thực còn có nhiều hoạt động như: triển lãm ảnh; triển lãm sách lưu động; trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; giao lưu, tọa đàm...Cốm, một nét tinh hoa ẩm thực Hà thành sẽ được...

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê được săn đón

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2025

Nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, BHXH tỉnh Phú Thọ thực hiện chi trả gộp lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng 1, tháng 2 năm 2025 vào kỳ chi trả tháng 1 năm 2025.Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện văn hóa phường Minh Nông, TP Việt Trì.Cụ thể, với hình thức...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Cùng chuyên mục

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.Bận rộn...

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Đoàn

Ngày 25/12, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh tổ chức tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.Đồng chí Phùng Khánh Tài-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho hai cá...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Chiêm ngưỡng nhà thờ cổ trăm tuổi

Trước lễ Giáng sinh, nhiều nhà thờ trên địa bàn tỉnh được trang trí rực rỡ, thắp đèn lung linh. Trong đó, nhà thờ cổ Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì có niên đại trăm năm mang phong cách kiến trúc ấn tượng vẫn giữ được nét cổ kính và câu chuyện lịch sử riêng mình.Nhà thờ Nỗ Lực (Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì) được xây dựng lần đầu tiên...

Văn miếu tỉnh Hưng Hóa

Trên đỉnh núi Trúc, làng Trúc Phê (nay là khu 3), thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, nơi đây đã từng tồn tại Văn miếu tỉnh Hưng Hóa với quy mô tương đối bề thế, là biểu tượng cho đạo học và truyền thống tôn sư trọng đạo của Nhân dân địa phương thời bấy giờ.Dù hiện nay, Văn miếu tỉnh Hưng Hóa chỉ tồn tại trong các tư liệu lịch sử nhưng sẽ là chỉ dẫn quan...

Mùa cọ chín

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà không phải nơi nào cũng có.Khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng là có thể hái làm món cọ ỏm.Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng...

Tiếng vọng văn hóa Mường

Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ...

Làng hoa Tiên Du hối hả vào vụ Tết

Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng hoa gần như có mặt cả ngày lẫn đêm ở các ruộng hoa, họ tất bật tưới nước, bón phân, chăm sóc cho những luống hoa tươi tốt, chuẩn bị cho một mùa hoa đẹp, chất lượng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán 2025.Đến thăm vườn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất