Powered by Techcity

Bánh tai Hà Thạch


Từ món bánh dân dã gắn bó nhiều năm với đời sống của người dân thị xã Phú Thọ nói riêng và người dân Đất Tổ nói chung, chiếc bánh tai đã trở thành đặc sản, được gắn nhãn mác, gắn sao OCOP, mở ra nhiều cơ hội mới, ngày càng để lại dấu ấn trong lòng người tiêu dùng.

Bánh tai Hà Thạch

Bánh tai sau khi nặn được xếp gọn gàng vào khay để đưa vào máy hấp chín.

Nghề sản xuất bún, bánh của HTX sản xuất bún, bánh Hà Thạch (khu Ngọc Tháp, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ) đã có từ lâu đời. Các sản phẩm của HTX phong phú, đa dạng gồm bún và các loại bánh truyền thống thơm ngon, được nhiều người yêu thích như: Bánh chưng, bánh giầy, bánh tai, bánh giò, bánh tẻ… Trong đó, HTX hiện có 7 hộ tham gia sản xuất bánh tai. Ghé thăm HTX, được tận mắt tìm hiểu về quy trình làm bánh, mới hiểu rõ hơn về những vất vả cùng tình yêu và lòng say nghề với món bánh tai đặc sản của người dân nơi đây.

Không giống như các HTX khác, HTX sản xuất bún, bánh Hà Thạch chủ yếu hoạt động sôi nổi… về đêm. Từ 1h sáng, các hộ sản xuất đã bắt đầu “khởi động”, đến 3 rưỡi sáng là đã có mẻ bánh tai đầu tiên ra lò để có sản phẩm giao cho thương lái đưa đến các chợ, hàng, quán bán lẻ phục vụ người dân ăn sáng. Bánh tai là thứ bánh làm từ gạo tẻ loại ngon, dẻo, được ngâm nước lã từ 3 – 5 tiếng rồi đem đi nghiền thành bột. Gạo thơm ngon, bột mới mịn và bánh mới đảm bảo hương vị đặc trưng.

Bánh tai Hà Thạch

Sản phẩm bánh tai Hà Thạch từ lâu đã trở thành thứ đặc sản dân dã được nhiều người yêu thích.

Trước khi làm vỏ bánh, người làm thường chuẩn bị phần nhân trước gồm thịt lợn ngon 2 phần nạc một phần mỡ xay nhỏ, hành tím băm nhuyễn, trộn với hạt tiêu và nước mắm vừa vặn. Trước đây, bột gạo tẻ nghiền xong thường được nắm lại rồi luộc, giã, đánh tơi bằng tay khá phức tạp và mất thời gian.

Hiện nay, nhiều gia đình trong HTX đã mạnh dạn đầu tư máy ráo bột (đánh bột) giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, năng suất cao hơn nhiều lần. Bột gạo tẻ sau khi nghiền xong sẽ được đưa vào máy đánh, trộn khoảng 15 phút là chín đến 80%, sau đó được chia thành từng phần nhỏ để làm vỏ bánh. Công đoạn tạo hình cho chiếc bánh tai cũng rất quan trọng.

Người làm bánh phải khéo léo cho nhân vào các phần bột đã được ép tròn sẵn rồi gấp lại như hình cái tai nhưng phải làm sao cho thật khéo để phần vỏ khi hấp gặp hơi nước không bị tách rời nhau. Bánh sau khi nặn xong được xếp gọn gàng vào khay, mang đi hấp cách thủy trong máy hấp tầm 40 phút là sẽ chín. Trung bình một ngày, mỗi hộ của HTX sản xuất bún, bánh Hà Thạch sản xuất khoảng 3.000 cái bánh tai, làm tới đâu bán hết ngay tới đó.

Dù phải thức khuya dậy sớm nhưng từ bao đời nay, nghề làm bánh tai ở Hà Thạch vẫn phát triển bền vững. Chiếc bánh tai màu trắng hấp dẫn, thơm mùi gạo mới quyện với vị ngon ngậy, béo béo của nhân, ăn kèm với nước chấm cay pha sẵn rất ngon mà không bị ngán. Chính bởi cách làm và hương vị vừa lạ nhưng rất đỗi quen thuộc này mà nhiều gia đình, nhà hàng đã lựa chọn bánh tai trong các bữa tiệc, lễ cưới, vừa lịch sự lại hấp dẫn.

Với mong muốn gìn giữ, xây dựng thương hiệu bánh tai Hà Thạch, gia tăng giá trị kinh tế, cải thiện thu nhập cho thành viên, năm 2023, HTX sản xuất bún, bánh Hà Thạch đã hoàn thiện các quy trình để đưa sản phẩm bánh tai tham gia chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Ông Nguyễn Doanh Hiệu – Giám đốc HTX cho biết: “Việc sản phẩm bánh tai được chứng nhận OCOP đã mở ra cơ hội cho HTX xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường, tiêu thụ tốt hơn, là động lực để HTX tiếp tục nâng tầm chất lượng, đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục đồng hành với các hộ thành viên cải tiến kỹ thuật sản xuất và đầu tư thêm thiết bị hiện đại hơn để nâng cao hiệu quả chế biến, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ bánh tai, góp phần gìn giữ, phát huy nét văn hoá ẩm thực đặc trưng riêng có của quê hương thị xã hàng trăm năm lịch sử”.

Phan Uyên



Nguồn: https://baophutho.vn/banh-tai-ha-thach-220293.htm

Cùng chủ đề

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Về miền đất học

Trải qua hàng ngàn năm, ngọn lửa của truyền thống hiếu học vẫn luôn được truyền qua bao thế hệ người con của vùng “đất lúa, đất văn”. Từ những biểu tượng “danh bất hư truyền” về đạo học như Trạng nguyên Vũ Duệ, Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc, ngày nay, công tác khuyến học, khuyến tài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền huyện Lâm Thao và toàn xã hội để trở...

Tiếp nối mạch nguồn dân ca Đất Tổ

Các làn điệu dân ca trên quê hương Đất Tổ từ nhiều đời nay được lưu truyền qua từng lời ca, điệu múa, bài thơ hay giản đơn chỉ là qua những câu chuyện kể của bà, của mẹ. Từ đồng bằng cho đến miền núi cao vẫn đều lưu giữ những làn điệu dân ca, dân vũ mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương, vùng miền, dân tộc. Đã có thời kỳ các làn điệu dân ca...

Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các làng nghề làm bánh chưng gia truyền. Làng trên ngõ dưới, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nói, tấp nập người gói bánh. Từ ngõ vào nhà xanh rợp màu lá dong, thoang thoảng hương gạo nếp ngâm dậy mùi quyện theo làn khói bếp mỏng tan...Nghề làm bánh chưng được người dân xã Hùng Lô truyền từ đời này sang đời khác.Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì...

“Khoác áo mới” cho nông sản Đất Tổ

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành phong trào phát triển sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Chương trình đã giúp các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế và đầu tư cải tiến, nâng cấp các sản phẩm đặc trưng, truyền thống làng nghề trở thành hàng hóa có giá trị...

Cùng tác giả

HLV Kim Sang-sik cảm ơn thầy cũ Park Hang Seo, chỉ ra sai lầm của ông Troussier

Ông Park Hang Seo có ảnh hưởng quan trọng đến huấn luyện viên Kim Sang-sik kể từ khi bắt đầu công việc tại đội tuyển Việt Nam. Ông Park không chỉ là tiền nhiệm mà còn từng huấn luyện ông Kim trong quá khứ. Chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận thành công ở AFF Cup 2024 có dấu ấn của ông Park Hang Seo phía sau. “Ông ấy đưa ra lời khuyên cho tôi sau mỗi trận đấu”, STN dẫn...

Hội LHPN Việt Nam thăm, tặng quà “Tết yêu thương” tại Phú Thọ

Ngày 9/1, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đảng viên nữ cao tuổi, gia đình chính sách, hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi trên địa bàn TX Phú Thọ.Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam tặng quà cho cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

“Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” cùng công nhân lao động Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex

Chiều 9/1, Công đoàn Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex (phường Nông Trang, TP Việt Trì) phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động.Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.Tại chương trình, đoàn viên, CNLĐ trong...

Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại Tân Sơn

Thực hiện Tháng tri ân khách hàng năm 2024, Công ty Điện lực Phú Thọ phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn, Điện lực Thanh Sơn tổ chức bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại khu Minh Thanh, xã Minh Đài.Công ty Điện lực Phú Thọ và Huyện đoàn Tân Sơn bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho khu Minh Thanh, xã Minh Đài“Công trình Thắp sáng đường quê 2024” có tổng chiều dài lắp...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất