Powered by Techcity

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà


Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.

Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn. Bánh sắn ngày ấy không có nhân, người dân lấy đũa chọc một lỗ thủng ở giữa, cho bánh nhanh chín đều nên được gọi vui là bánh sắn “nhân đũa”. Ngày nay, bánh sắn nhân đũa đã được thay bằng bánh có nhân gồm nhân đậu xanh (bánh ngọt) và nhân thịt (bánh mặn).

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Trước đây, bánh sắn được gọi là bánh của người nghèo bởi được làm từ loại nguyên liệu rẻ tiền là sắn.

Đối với người dân Phú Thọ, hầu như ai cũng biết làm bánh sắn, nhưng để làm bánh sắn ngon lại là một câu chuyện khác. Theo chị Đỗ Thanh Hà, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, bánh sắn có thể làm từ củ sắn tươi hoặc sắn bột phơi khô. Sắn được tách vỏ, rửa sạch, lọc bỏ xơ rồi dùng bàn mài thành bột nhuyễn. Vắt hỗn hợp trên để lấy bã, phần nước còn lại chờ cho lắng đọng để thu được phần tinh bột tươi màu trong sau đó trộn bột với bã, nhào kĩ đến khi hỗn hợp bột dẻo, sánh mịn là được.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Khâu làm bánh sắn cũng khá cầu kỳ.

Khi làm bánh, người dân sẽ đun nước sôi đun rồi dội từ từ vào chậu bột, vừa dội nước vừa dùng đũa đảo nhanh tay để bột hòa vào với nước. Sau khi nước và bột quyện lại với nhau, nhào thật kỹ đến khi bột thật dẻo. Càng nhào kỹ bánh sẽ càng dẻo và ngon.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Nguyên liệu làm bánh sắn.

Khâu quan trọng không kém là nhân bánh. Với nhân ngọt, đỗ xanh ngâm nước nóng sau đó đãi sạch vỏ, cho lên nấu cơm đỗ, dùng thìa miết vụn cơm đỗ, nêm chút đường, nắm thành những nắm nhỏ cùng lạc rang, vừng, dừa,… Nhân mặn gồm thịt băm nhuyễn cùng hành khô và mộc nhĩ, cho lên bếp xào qua với 1 chút dầu ăn và nêm 1 chút gia vị.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Bánh sắn có hai loại là nhân ngọt và nhân mặn.

Lá chuối rửa sạch bụi bẩn, dùng khăn lau khô rồi tước ra thành nhiều lá nhỏ bằng 3 ngón tay. Bột sắn chia thành những phần bằng quả trứng vừa ăn. Cán mỏng bột sắn khéo léo rồi cho nhân vào sau đó nặn thành những chiếc bánh xinh xinh rồi bọc lại bằng lá chuối để khi sôi bánh không bị dính vào nhau.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Những chiếc bánh sắn xinh xắn.

Sau khi làm xong bánh, người dân sẽ lần lượt xếp bánh vào nồi đồ sôi khoảng 40 phút. Khi chín bánh sẽ có màu trong mịn, có vị thơm của sắn lẫn vị bùi, béo của nhân đỗ xanh, hành, thịt băm tạo nên cảm giác vừa thanh vừa ngon nhất là khi ăn kèm với vừng lạc càng tăng nên độ ngon, hấp dẫn. Bánh đặc biệt ngon nhất là ăn ngay khi còn nóng.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Bánh sắn được hấp trong khoảng 40 phút.

Nếu có dịp ghé thăm Phú Thọ, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm món ăn độc đáo này và khám phá văn hóa ẩm thực của vùng đất Tổ linh thiêng.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Giá bánh sắn có giá khá mềm khoảng 50.000- 60.000/chục.

Còn nếu chưa có dịp ghé thăm Phú Thọ, các tín đồ mê ẩm thực vẫn có cơ hội thưởng thức món ngon này bởi hiện, bánh sắn được bán rộng rãi ở nhiều tỉnh miền Bắc. Chị Nguyễn Phương Hà, một người chuyên bán bánh sắn online tại Hà Nội cho biết, bánh chị bán là loại bánh sống được hút chân không. Bánh này mua về có thể để ngăn mát tủ lạnh cả tháng. Khi ăn cho bánh chỉ cần cho lên nồi hấp chín, vẫn ngon. Giá bánh sắn giao động từ 50.000- 60.000 đồng/chục chiếc.

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Vị thơm của sắn và lá chuối kết hợp với vị béo của đậu xanh và thịt băm đã tạo ra vị ngon đặc trưng của bánh sắn.

Chị Phương Hà cho biết thềm, khách hàng mê bánh sắn Phú Thọ bởi độ dẻo thơm đặc trưng của sắn hòa quyện cùng vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt, vị thơm của lá chuối. Tất cả gợi cảm giác ngon miệng mỗi khi thưởng thức.

Việt Phú



Nguồn: https://baophutho.vn/banh-san-phu-tho-huong-vi-que-huong-dam-da-221766.htm

Cùng chủ đề

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Gia vị trong mâm cỗ Tết

Nói đến ẩm thực Việt Nam là nói đến sự tinh tế, đa dạng trong cách chế biến của mỗi vùng miền. Để tạo nên sự tinh tế, đa dạng ấy, bên cạnh các loại nguyên liệu thì không thể thiếu các loại gia vị. Mỗi một loại thực phẩm thường đi kèm với những loại gia vị riêng gợi nên hương vị đặc trưng, phẩm vị của riêng món ăn đó. Dùng gia vị là nghệ thuật của...

Bánh sắn Hùng Lô – món ngon làng cổ

Làng cổ Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì từ lâu đã nổi tiếng có nhiều món ngon dân dã, lạ miệng, khiến ai đã từng được thưởng thức đều nhớ mãi không thôi. Cùng với bánh chưng, bánh giầy, mì, bún, kẹo lạc, kẹo gừng, bánh đa... thì bánh sắn cũng là một thức quà quê đặc biệt trong làng cổ.Nguyên liệu chính của món ăn này là củ sắn (hay còn gọi là khoai mì)....

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Cùng tác giả

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

Không ai biết chính xác những cây cổ thụ sừng sững trên miền đất Quang Húc đã tồn tại tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng đã bám sâu vào tâm thức mỗi người dân nơi đây, trở thành một phần không thể tách rời với xóm làng. Qua bao thăng trầm, những gốc cổ thụ ấy vẫn hiên ngang đứng vững, chở che và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất phía Tây...

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Cùng chuyên mục

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”

Sáng ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”.Các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng".Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã cùng các đại...

Phú Thọ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2 025.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại Lễ phát động.Dự lễ phát động có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất