Powered by Techcity

Bánh sắn Hùng Lô – món ngon làng cổ


Làng cổ Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì từ lâu đã nổi tiếng có nhiều món ngon dân dã, lạ miệng, khiến ai đã từng được thưởng thức đều nhớ mãi không thôi. Cùng với bánh chưng, bánh giầy, mì, bún, kẹo lạc, kẹo gừng, bánh đa… thì bánh sắn cũng là một thức quà quê đặc biệt trong làng cổ.

Nguyên liệu chính của món ăn này là củ sắn (hay còn gọi là khoai mì). Theo lời kể của người địa phương, bánh sắn có ở làng từ cách đây cả trăm năm, khi kinh tế còn khó khăn, cuộc sống đói kém, người dân coi củ sắn như lương thực chống đói.

Bánh sắn Hùng Lô - món ngon làng cổ

Bánh sắn Hùng Lô – món ngon dân dã được truyền từ đời này qua đời khác.

Cách làm bánh sắn cũng không quá cầu kỳ. Sắn thái mỏng, phơi khô được nghiền hay giã ra lấy bột, lọc bỏ xơ để làm bánh. Bánh sắn ngày ấy không có nhân, người dân lấy đũa chọc một lỗ thủng ở giữa, cho bánh nhanh chín đều. Đó là lý do người dân còn gọi vui là bánh sắn “nhân đũa”.

Bánh sắn Hùng Lô - món ngon làng cổ

Bánh sắn được làm từ sắn nếp non, tươi, đầu củ phải nhỏ, thân mượt, dễ bóc vỏ, màu trắng tinh.

Ngày nay, bánh sắn được làm từ sắn nếp non, tươi, đầu củ phải nhỏ, thân mượt, dễ bóc vỏ, màu trắng tinh. Sau khi rửa sạch, sắn được sát thành miếng, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Hoặc một số hộ thì có cách làm cải tiến hơn là đem gọt vỏ rồi giã nhuyễn, vắt nước lấy bã. Phần nước vắt ra để cho lắng, thu được tinh bột mịn.

Người làm trộn bột với nước nóng, nhào kĩ cho đến khi thành hỗn hợp bột mịn mới đem làm vỏ bánh. Theo bà Cao Thị Năm – khu Tân Tiến, xã Hùng Lô: Điều cần đặc biệt lưu ý khi nhào bột làm bánh là phải nhào với nước sôi, có như vậy bánh mới dẻo, mịn. Nếu nhào với nước lạnh, bánh sẽ bở ăn không ngon.

Phần nhân bánh được chế biến đa dạng, đầy đặn hơn, tùy theo sở thích của mỗi người. Bánh sắn nhân mặn sẽ gồm thịt lợn với đỗ xanh, hay thịt lợn với mộc nhĩ, nấm hương… Còn bánh nhân ngọt sẽ có đỗ xanh, có thể thêm dừa sợi, nhân đậu đen, đậu đỏ…

Bà Nguyễn Thị Hoàn – khu 5, người có nhiều năm làm bánh sắn ở xã Hùng Lô cho biết: Làm bánh sắn không khó, nhưng người làm phải khéo léo dàn đều bột để bánh không bị rách vỏ khi gặp nhiệt độ cao. Bột ướt rất dính, nếu vỏ bánh được dàn mỏng, khi cho thêm phần nhân rồi vo viên sẽ thành hình oval to cỡ quả trứng gà ta.

Bánh sắn Hùng Lô - món ngon làng cổ

Sau khi gói, bánh được hấp chín trong khoảng 40 phút.

Bao bên ngoài bánh là một lớp lá chuối ngự, nếu gói bằng lá chuối tiêu sẽ khiến bánh bị thâm đen. Lớp lá này giúp bánh không dính khi hấp, người ăn cũng tiện cầm khi thưởng thức. Bước cuối cùng đem bánh hấp chín trong khoảng 40 phút. Bánh ngon nhất là ăn ngay khi còn nóng hổi.

Bánh sắn Hùng Lô - món ngon làng cổ

Chiếc bánh sắn sau khi hoàn thành.

Bánh sắn khi chín có màu trắng, lớp vỏ mềm dẻo dai, vị ngọt tự nhiên từ lớp bột sắn non, đậu xanh, giòn sần sần sật của mộc nhĩ, vị ngọt của thịt lợn… Mỗi kiểu nhân sẽ mang lại hương vị khác nhau, nhưng bánh sắn nhân thịt băm mộc nhĩ vẫn phổ biến và được yêu thích hơn cả. Có người ví von bánh sắn có nét giống bánh bột lọc, tuy nhiên lớp bột bánh sắn dẻo dai và hương vị rất khác biệt, ăn một lại muốn ăn thêm 2, 3…

Hiện nay, không chỉ ở xã Hùng Lô, trên địa bàn tỉnh có nhiều nơi làm bánh sắn, được công nhận là sản phẩm OCOP ở các địa phương. Điều này khiến món ăn dân dã, món ăn chống đói ngày nào dần nâng tầm trở thành đặc sản, tạo cho thực khách những ấn tượng khó quên khi thưởng thức.

Nếu có dịp ghé thăm Phú Thọ, đặc biệt là làng cổ Hùng Lô, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm món ăn độc đáo này và khám phá văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, hấp dẫn của vùng Đất Tổ Vua Hùng.

Vĩnh Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/banh-san-hung-lo-mon-ngon-lang-co-226859.htm

Cùng chủ đề

Phú Thọ tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Từ ngày 7-8/12, tại Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024, Phú Thọ tham gia trưng bày hơn 20 sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.Gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Phú ThọVới chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối” Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 được tổ chức tại Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà...

Bánh ngũ sắc – đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Cao Lan, làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng. Món ăn mộc mạc này được làm từ gạo nếp nương, các loại lá cây rừng có màu sắc đẹp mắt, vị dẻo thơm mà không phải nơi nào cũng có.Bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân, huyện Đoan Hùng - đặc sản của đồng bào dân tộc Cao Lan.Theo những người trong làng kể...

Độc đáo cá ngạnh om cà

Phú Thọ là miền đất có nhiều món ăn độc đáo, ẩn chứa trong đó cả văn hoá, ân tình và sự tinh tế của người dân vùng đất cội nguồn. Ngoài các món ẩm thực đã nổi danh như cá thính, bánh tai TX Phú Thọ, bánh chưng, bánh giầy, cọ om, trám ỏm, rau sắn chua, thịt chua...thì với lợi thế có nhiều dòng sông lớn, các đặc sản về cá của Phú Thọ cũng cực kỳ...

Hội tụ tinh hoa trong Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Được tổ chức tại Công viên Thống Nhất, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ hội tụ những nét tinh hoa của ẩm thực Hà Nội. Tại đây, bên cạnh các gian hàng ẩm thực còn có nhiều hoạt động như: triển lãm ảnh; triển lãm sách lưu động; trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; giao lưu, tọa đàm...Cốm, một nét tinh hoa ẩm thực Hà thành sẽ được...

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê được săn đón

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Cùng tác giả

Hoa Xuân khoe sắc thắm

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ, tại các làng hoa Phương Viên (xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy); làng đào Nhà Nít (xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì); làng hoa Tiên Du (huyện Phù Ninh); làng hoa đào Long Ân (xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ), nhà nào cũng tất bật, rộn ràng. Các chủ vườn luôn bận bịu chăm chút, cắt tỉa, chụp lưới, bón phân vi sinh, lên chậu... cho những khóm hoa cúc, hoa...

Trao 100 suất quà Tết cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 21/1, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Đoàn khối các cơ quan tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình trao quà Tết cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tới dự có Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh và các đơn vị, nhà tài trợ.Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy...

Cảnh báo “bẫy” lừa đảo trên mạng dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, nắm được tâm lý người dân sẽ chuẩn bị tiền để mua sắm cho dịp Tết nên nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng để giăng bẫy với những chiêu trò lừa đảo mạng hết sức tinh vi. Người dân cần hết sức cảnh giác để không trở thành nạn nhân cho những chiêu trò này.Hàng loạt cơ quan, đơn vị, ngành chức năng phát cảnh báo lừa đảo dịp cuối năm.Loạt chiêu trò tinh...

Một miền văn hóa Quỳ Hợp

Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự nối tiếp của hành trình xây dựng Quỳ Hợp thành huyện điểm văn hóa miền núi và DTTS trong giai đoạn 2001-2011; mà còn là “vốn quý” làm nên bản sắc riêng cho vùng đất Mường Ham cổ xưa.Lễ hội...

“Cháy” hàng Gạo nếp gà gáy Mỹ Lung

Gạo nếp Gà Gáy Mỹ Lung là sản phẩm OCOP nổi tiếng của xã Mỹ Lung và huyện Yên Lập. Năm nay, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài khiến cho sản lượng gạo sụt giảm, dẫn đến tình trạng khan hiếm sản phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Gạo nếp Gà Gáy là sản phẩm OCOP 4 sao nổi tiếng của xã Mỹ Lung và huyện Yên LậpDịp cận Tết, người dân muốn tìm mua...

Cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Hiệp hội xúc tiến hợp tác Kinh tế Việt Nam

Ngày 17/1, Đoàn đại biểu của Hiệp hội xúc tiến hợp tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do bà Lê Thương - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chủ tịch Hội người Việt Nam vùng Kansai và Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội xúc tiến hợp tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản làm Trưởng đoàn đã tới thăm Khu Di...

Rực rỡ chợ hoa ngày Tết

Đi chợ hoa là một trong những hoạt động văn hoá truyền thống có từ lâu đời của người Việt mỗi độ Tết đến, Xuân về. Những ngày này, tại chợ hoa Xuân ở quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì không khí đã trở nên nhộn nhịp. Bên cạnh những hàng đào, hàng quất, chợ hoa còn bày bán hàng trăm loại hoa, cây cảnh các loại. Mỗi loại hoa, cây cảnh có vẻ đẹp khác nhau...

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất