Powered by Techcity

Ấn tượng bức phù điêu bằng đồng tại Khu DTLS Đền Hùng


Không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tri ân sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” bằng đồng tại Khu Di tích lịch sử (DTLS) Đền Hùng còn là công trình văn hóa quan trọng góp phần xây dựng Đền Hùng xứng tầm Khu DTLS Quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục truyền thống đoàn kết, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, bồi đắp lòng yêu nước và niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, Nhân dân và quân đội ta.

Ấn tượng bức phù điêu bằng đồng tại Khu DTLS Đền Hùng

Bức phù điêu mới được đúc bằng chất liệu đồng, có hình vòng cung với chiều dài 28,16m; cao 10,99m.

Sau hơn 2 thập kỷ vững vàng, trầm mặc cùng năm tháng, trải qua bao gió mưa, chứng kiến bao dòng xúc cảm của những đoàn người hành hương về Đền Hùng và phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống, Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” bằng đá ở ngã 5 Đền Giếng dù vẫn giữ được nguyên khối nhưng đã xuất hiện một số vết nứt, ố, các khe đá có dấu hiệu xuống cấp… ảnh hưởng đến phần mỹ thuật của bức phù điêu, có phần không còn phù hợp với cơ sở hạ tầng, cảnh quan khu vực ngã 5 Đền Giếng đã được đầu tư khang trang, rộng rãi.

Nhằm tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị công trình xứng tầm Khu DTLS Quốc gia đặc biệt, đảm bảo trang trọng, điều kiện tốt nhất đáp ứng yêu cầu đón, tiếp khách về thăm viếng, Khu DTLS Quốc gia đặc biệt Đền Hùng đã tham mưu, báo cáo với các cấp lãnh đạo và được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công đức tu bổ, tôn tạo nâng cấp bức phù điêu bằng chất liệu đồng thay thế bức phù điêu bằng đá, có quy mô phù hợp với công năng tổ chức các nghi lễ quan trọng và các hoạt động văn hóa; bảo đảm tính thẩm mỹ, trang trọng, tạo sự đồng bộ với kiến trúc và không gian cảnh quan Khu DTLS Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Công trình tu bổ, tôn tạo Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong” được khởi công từ ngày 20/6/2023 đến ngày 20/3/2024 và chính thức được khánh thành, đưa vào sử dụng từ ngày 8/4/2024- đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn.

Công trình bao gồm 3 hạng mục: Hạ giải toàn bộ bức phù điêu bằng đá hiện trạng được xây dựng từ năm 2001 di chuyển đến lắp ghép lại tại sân Bảo tàng Bộ Tư lệnh Quân khu 2; tu bổ, tôn tạo bức phù điêu mới; hệ thống hạ tầng cảnh quan sân, vườn, điện chiếu sáng, cây xanh được chỉnh trang bố trí đồng bộ cho công trình theo thiết kế.

Trong đó, phần móng và tường đỡ của bức phù điêu cũ được thiết kế mới bằng bê tông cốt thép trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Riêng bức phù điêu được thiết kế xây dựng theo hình vòng cung với chiều dài 28,16m; cao 10,99m; tường vách bê tông cốt thép dày 30cm. Các mảnh của bức phù điêu được đúc bằng hợp kim đồng dày trung bình 1,5cm với kích thước từng tấm 100x100cm, được lắp dựng, hàn ghép trực tiếp tại hiện trường, liên kết với tường vách bê tông cốt thép qua hệ thống khung thép hộp. Quy trình thực hiện phần mỹ thuật của bức phù điêu tuân thủ theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ VH,TT&DL. Hai bên bức phù điêu lắp đặt 18 cột cờ bằng inox cao 10m.

Tọa lạc trên diện tích rộng lớn hàng nghìn mét vuông với hệ thống sân nền, bậc tam cấp được lát bằng đá bazan tự nhiên, vườn, bồn hoa, cây xanh, điện chiếu sáng đồng bộ, quần thể bức phù điêu bằng đồng đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong hành trình những điểm đến thiêng liêng của Khu DTLS Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Trung tâm bức phù điêu khắc họa hình ảnh Bác Hồ đang ngồi nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong, hai bên góc bức phù điêu là hình ảnh rừng cọ đồi chè trập trùng đặc trưng của miền Đất Tổ. Với những đường nét tinh xảo, sinh động, chạm đến cảm xúc của người xem, bức phù điêu đã thu hút đông đảo du khách hành hương về Đền Hùng dừng chân tham quan, chiêm ngưỡng, check-in lưu giữ những khoảnh khắc đẹp…

Ông Vũ Xuân Bổng – du khách đến từ xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng chia sẻ: “Năm nay gia đình tôi về thăm Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng, được tận mắt chiêm ngưỡng bức phù điêu bằng đồng mới khánh thành tại khu vực ngã 5 Đền Giếng, mới thấy bức phù điêu thực sự rất đẹp, rất ấn tượng, trong lòng tôi trào dâng sự xúc động, biết ơn. Ngắm nhìn bức phù điêu, tôi càng khắc ghi sâu thêm lời Bác dạy thiêng liêng năm xưa: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tại Lễ khánh thành bức phù điêu ngày 8/4/2024 vừa qua, Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhấn mạnh: “Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc; khắc ghi chân lý độc lập dân tộc gắn liền với dựng nước và giữ nước, được đúc rút từ lời dạy bất hủ của Bác Hồ; là biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của Quân đội, Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ và đồng bào cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt chặng đường cách mạng vẻ vang vừa qua và mãi mãi về sau”.

Cẩm Nhung



Nguồn: https://baophutho.vn/an-tuong-buc-phu-dieu-bang-dong-tai-khu-dtls-den-hung-219355.htm

Cùng chủ đề

Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 830 cán bộ, nhân viên

Nhằm chăm sóc và quản lý sức khỏe cán bộ, nhân viên, Công ty Điện lực Phú Thọ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình khám sức khoẻ năm 2024 cho 830 cán bộ, nhân viên trong Công ty. Đây là hoạt động thường niên được Công ty tổ chức 2 lần/năm nhằm đảm bảo sức khỏe và tăng cường tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên.Cán bộ, nhân viên...

Tuần lễ hồng EVN lần thứ X

Hưởng ứng chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động từ ngày 2/12 đến ngày 8/12, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Phú Thọ đã tổ chức cho cán bộ, người lao động hiến máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.Cán bộ, nhân viên Công ty Điện lực Phú Thọ đăng ký hiến...

Tập huấn lồng ghép giới cho cộng đồng

Trong 11 ngày từ 22/11 đến 2/12, Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 6 lớp tập huấn cho 480 người là cán bộ thôn/ bản, người có uy tín, người tiên phong... trong khu dân cư của các xã: Thu Ngạc, Lai Đồng, Văn Luông, Long Cốc, Thu Cúc, Mỹ Thuận về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng.Các học viên trao đổi những tình huống mà ban tổ chức đưa ra.Tại các lớp tập...

Giữ trang phục Sán Dìu

Gặp bà trong Ngày hội văn hoá dân tộc Sán Dìu xã Thiện Kế, chúng tôi bị thu hút bởi gian hàng giới thiệu trang phục dân tộc của bà nổi bật hơn cả. Gian hàng của bà cũng là nơi duy nhất có sự mua bán, trao đổi hàng hoá, trong khi các gian hàng khác chỉ dừng ở việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Bà hồ hởi nói, ngay trong buổi sáng đã có nhiều người...

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên nữ tham gia các hoạt động cộng đồng

Thực hiện Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Hội LHPN huyện Tân Sơn đã tổ chức 5 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho 500 đại biểu là cán bộ, hội viên nữ tham gia các hoạt động cộng đồng tại 5 xã: Đồng Sơn, Lai Đồng, Thu Cúc, Mỹ Thuận, Minh Đài.Quyền, lợi...

Cùng tác giả

Đội tuyển Việt Nam về nước vào giờ ‘hiểm’, vất vả chồng chất vất vả

Tối 18.12, đội tuyển Việt Nam kết thúc lượt đấu thứ 4 bảng B AFF Cup 2024 bằng trận hòa 1-1 trên sân Rizal Memorial của Philippines. Đến tối ngày 19.12, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ di chuyển ra sân bay để về nước. Dự kiến, “Những chiến binh sao vàng” sẽ có mặt tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) lúc 1 giờ 40 ngày 20.12. Sau đó, toàn đội di chuyển lên Phú Thọ để chuẩn...

HLV Kim Sang-sik: ‘Hòa Philippines phút cuối là kì tích’

“Tôi nghĩ giành 1 điểm theo cách này cũng là kì tích và xứng đáng với nỗ lực của cả đội”, HLV Kim Sang-sik trả lời trong buổi họp báo sau trận đấu. Đội tuyển Việt Nam chỉ cần hòa Philippines trên sân Rizal Memorial (Manila) tối 18/12 để chắc chắn vào bán kết AFF Cup (ASEAN Cup) 2024. Thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik phải rất vất vả mới đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, Geyoso giúp Philippines...

Vẻ đẹp vùng chè Long Cốc

Vùng chè Long Cốc ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái miền Bắc Việt Nam. Nơi đây nổi bật với những đồi chè bạt ngàn, uốn lượn theo những dãy núi trùng điệp, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vào mỗi buổi sáng sớm, lớp sương mỏng bao phủ, kết hợp với ánh nắng đầu ngày, tạo nên khung cảnh huyền ảo. Không chỉ...

Thăm, tặng quà Giám mục Giáo phận Hưng Hóa và các linh mục trên địa bàn thành phố Việt Trì

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo của tỉnh do lãnh đạo Sở Nội vụ đại diện đã đi thăm, tặng quà chúc mừng Giám mục Giáo phận Hưng Hóa và các linh mục trên địa bàn TP Việt Trì nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024.Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và các đại biểu tặng hoa chúc mừng Giám mục Giáo phận Hưng Hóa nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024Đoàn đến thăm, tặng...

Vốn đầu tư dồn dập đổ vào bất động sản công nghiệp

Thị trường bất động sản công nghiệp chứng kiến sự tăng tốc đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó khối ngoại mở rộng thị trường qua hình thức mua bán, sáp nhập (M&A). Báo cáo vừa công bố của Cushman & Wakefield cho thấy, thị trường M&A bất động sản công nghiệp sôi động nhờ những chính sách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kết nối trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam...

Cùng chuyên mục

Mùa cọ chín

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà không phải nơi nào cũng có.Khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng là có thể hái làm món cọ ỏm.Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng...

Tiếng vọng văn hóa Mường

Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ...

Làng hoa Tiên Du hối hả vào vụ Tết

Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng hoa gần như có mặt cả ngày lẫn đêm ở các ruộng hoa, họ tất bật tưới nước, bón phân, chăm sóc cho những luống hoa tươi tốt, chuẩn bị cho một mùa hoa đẹp, chất lượng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán 2025.Đến thăm vườn...

Phú Thọ tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Từ ngày 7-8/12, tại Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024, Phú Thọ tham gia trưng bày hơn 20 sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.Gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Phú ThọVới chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối” Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 được tổ chức tại Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà...

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chỉ gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025, không khí tại các vườn đào trên địa thành phố Việt Trì đang trở nên hối hả, nhộn nhịp. Các hộ dân đang gấp rút thực hiện công đoạn tuốt lá để đảm bảo những cây đào sẽ nở hoa đúng dịp Tết.Tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì hiện có hai hộ trồng đào bán vào dịp Tết 2025, trong đó, gia đình bà Nguyễn Thị Chúc...

Phát động trồng hoa mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Ngày 27/11, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã phối hợp tổ chức chương trình phát động trồng hoa mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.Hai đơn vị phối hợp thực hiện trồng hoa mừng Xuân Ất Tỵ 2025Tại chương trình, lãnh đạo, cán bộ, người lao động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá...

Bánh ngũ sắc – đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Cao Lan, làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng. Món ăn mộc mạc này được làm từ gạo nếp nương, các loại lá cây rừng có màu sắc đẹp mắt, vị dẻo thơm mà không phải nơi nào cũng có.Bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân, huyện Đoan Hùng - đặc sản của đồng bào dân tộc Cao Lan.Theo những người trong làng kể...

Nét đẹp trang phục phụ nữ Dao Tiền

Triển khai Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn luôn nỗ lực gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng...

Việt Trì xưa và nay

Vùng đất Việt Trì ngày nay, xưa là kinh đô Văn Lang thời đại các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết kể rằng: Để chọn nơi định đô, vua Hùng đi qua nhiều địa bàn từ khu vực đầm Ao Châu (Hạ Hòa) với chín mươi chín ngách, qua vùng đồi Thanh Ba có dãy núi Thắm, thấy nhiều cảnh đẹp, đất lành mà không có nơi nào nhà vua ưng ý. Rồi một lần, nhà vua cùng các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất