Powered by Techcity

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng


Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụngAgribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất và cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ hoạt động kinh doanh trên địa bàn 7 huyện và thành phố Việt Trì với Hội sở tỉnh, 9 chi nhánh loại II, 17 phòng giao dịch tại các xã. Để thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển “tam nông” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của ngân hàng cấp trên, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn tín dụng, Chi nhánh yêu cầu các đơn vị ngân hàng cơ sở trong hệ thống phấn đấu tăng trưởng dư nợ ngay từ đầu năm và tăng đều trong các quý. Theo đó, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể đầu tư tín dụng cho từng khu vực, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, tập trung mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn, xa trung tâm; triển khai nghiêm túc, công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách về tín dụng; đẩy mạnh cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định.

Cùng với việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, Chi nhánh yêu cầu các đơn vị phối hợp với các địa phương tăng cường phổ biến, hướng dẫn khách hàng các kỹ năng về quản lý, sử dụng vốn vay, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác tổ chức sản xuất, gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Cùng với đó, tiến hành thành lập Ban chỉ đạo và các tổ vay vốn ở các xã, khu dân cư, chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn cho vay hộ dân, giải ngân, thu nợ và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua hệ thống Ban chỉ đạo và các tổ vay vốn, người dân được tiếp cận vốn vay một cách thuận lợi, đặc biệt là được tiếp cận các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhanh chóng, kịp thời.

Không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, Agribank còn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, đời sống của nhiều cá nhân, hộ gia đình. Trong đó đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng có mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp thiết, có nhu cầu vốn với lãi suất cho vay hợp lý theo quy định.

Cùng với chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, đảm bảo tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thực hiện theo định hướng “Khách hàng là trung tâm”; tập trung phát triển các kênh phân phối hiện đại để phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng, từng bước thích nghi với nền kinh tế số theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ngoài chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ; thực hiện các quy định trong giao tiếp theo cẩm nang văn hóa Agribank.

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụngAgribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ hiện đã lắp đặt 22 máy ATM/CDM tại các địa bàn hoạt động.

– Người dân huyện Tân Sơn sử dụng dịch vụ rút tiền tại cây ATM.

Đồng chí Lê Thị Hồng Nhung – Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ trao đổi: Để tăng trưởng tín dụng khu vực “tam nông”, Chi nhánh tập trung làm tốt công tác chăm sóc khách hàng truyền thống, mở rộng tiếp thị khách hàng mới; triển khai có hiệu quả chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân. Đến nay, nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh ước đạt 14.280 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch được giao; tổng dư nợ cho vay đạt 15.330 tỷ đồng, đạt 100,7% kế hoạch được giao; tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép. Riêng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 12.200 tỷ đồng, chiếm 80%/tổng dư nợ cho vay. Hiện toàn chi nhánh có 321.890 khách hàng tiền gửi, 55.140 khách hàng tiền vay, 554.400 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, 22.120 khách hàng ủy quyền thu hộ hóa đơn điện, nước, điện thoại; đã phát hành 290.700 thẻ ATM…

Là ngân hàng chủ lực trong đầu tư tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã và đang góp phần cùng hệ thống ngân hàng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại, xây dựng nông thôn mới văn minh và không ngừng nâng cao đời sống của người dân, kéo gần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

Phương Thảo



Nguồn: https://baophutho.vn/agribank-chi-nhanh-tinh-phu-tho-tap-trung-cac-giai-phap-tang-truong-tin-dung-225237.htm

Cùng chủ đề

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Thanh Sơn quan tâm thực hiện chính sách dân số

Xác định đầu tư cho nguồn lực con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, tập trung triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhờ đó, công tác dân số...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổng kết công tác hội năm 2024

Ngày 25/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp hội viên đến thăm, làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.Hội Doanh nhân trẻ tỉnh hiện có trên 180 hội viên tham gia hoạt động. Các thành viên trong Hội hoạt động sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề như: Ngân hàng,...

Đồng Sơn vươn mình

Trên cung đường về xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn) những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi, vươn lên của đồng bào nơi đây. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa bảo đảm nhu cầu đi lại, giao thương của bà con; nhiều công trình phúc lợi xã hội như trường học, nhà văn hóa khu dân cư được xây dựng khang trang; người dân được hỗ trợ xây nhà...

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em mà còn làm giảm chất lượng dân số và là rào cản đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm qua, Đoàn Thanh niên huyện Tân Sơn đã tích cực vào cuộc với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, tăng cường tuyên truyền từng bước đẩy...

Cùng tác giả

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

HLV Kim Sang Sik: “Tuyển Việt Nam không thể chủ quan ở lượt về”

(Dân trí) – Đội tuyển Việt Nam đánh bại Singapore 2-0 trên sân Jalan Besar ở bán kết lượt đi AFF Cup 2024 tối 26/12. Phát biểu sau trận đấu, HLV Kim Sang Sik vẫn thận trọng trước trận lượt về ngày 29/12. Xuất hiện trong cuộc họp báo, HLV Kim Sang Sik mở lời: “Đội tuyển Việt Nam chưa thích nghi với cả thời tiết lẫn mặt cỏ trên sân. Toàn đội thật sự khó khăn trong hiệp một. Sang hiệp...

Cùng chuyên mục

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hạ Giáp

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, phát huy nội lực trong Nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Phát triển rừng cây gỗ lớn

Mở rộng diện tích rừng cây gỗ lớn để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu rừng cây gỗ...

Nỗ lực sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng

Năm 2024, tác động của lạm phát, sự biến động mạnh của thị trường quốc tế, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất cùng chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của doanh nghiệp trong các...

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.Theo Cục Kinh...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổng kết công tác hội năm 2024

Ngày 25/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp hội viên đến thăm, làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.Hội Doanh nhân trẻ tỉnh hiện có trên 180 hội viên tham gia hoạt động. Các thành viên trong Hội hoạt động sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề như: Ngân hàng,...

Gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Phù Ninh đã tạo động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng lợi nhuận, tạo việc làm cho lao động địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất