Powered by Techcity

Thanh âm của đại ngàn


Xưa nay, thanh âm cồng chiêng đã trở nên quen thuộc với cư dân vùng đất Tây Nguyên. Mang trong mình những kết tinh của giá trị văn hóa, tiếng cồng, tiếng chiêng đã tạo nên bản sắc của vùng đất, con người nơi đây. Qua sự kế thừa, phát triển và gìn giữ của bao thế hệ, cồng chiêng Tây Nguyên luôn mãi ngân vang, là đại diện cho thanh âm đặc trưng của đại ngàn.

Thanh âm của đại ngàn

Nghệ nhân A Thu bên dàn nhạc cụ truyền thống của dân tộc Xơ Đăng.

Âm thanh tiếng cồng chiêng của đội cồng chiêng xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum cất lên thôi thúc người nghe đến với văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên. Sân nhà của nghệ nhân A Thu, thôn Đăk Rơ Gia, xã Đăk Trăm, bỗng chốc rộn ràng, đông đảo người dân đến tập luyện và thưởng thức cồng chiêng. Những người tập trung về đây đều say mê giai điệu, âm thanh cồng chiêng, vốn là niềm tự hào từ bao đời nay của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thuần thục các tiết mục đặc sắc, như ngày hội vào mùa, chào khách… đã giúp xã Đăk Trăm xuất sắc đạt giải nhất trong Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đăk Tô.

Nghệ nhân A Thu trò chuyện, từ thời xa xưa, tiếng cồng, tiếng chiêng đã hiện diện trong đời sống của người Xơ Đăng. Tiếng cồng chiêng gắn bó với mỗi người con Xơ Đăng từ khi sinh ra, trưởng thành và cả khi mất đi. Nhờ tiếng cồng, tiếng xua đuổi chim, con thú để bảo vệ mùa màng, nương rẫy. Nhờ đó, người dân được no cái bụng, được sinh sống, phát triển trên mảnh đất này. Trong các lễ hội, cồng chiêng là vật thiêng, công cụ giao tiếp giữa con người và Yàng; chỗ dựa tinh thần để người dân gửi gắm đến Yàng cho cuộc sống ấm no, khỏe mạnh.

Theo nghệ nhân A Thu, bộ cồng chiêng của người Xơ Đăng gồm 13 bộ phận (8 chiêng, 3 cồng, 1 trống và 1 chũm chọe chập chả). Mỗi bộ phận tạo ra những âm thanh khác nhau, chính vì vậy, người đánh phải tự cảm nhận, để có thể điều khiển chúng theo ý muốn. Người Xơ Đăng thổi hồn vào cồng chiêng, sáng tác ra những điệu nhạc gắn liền với đời sống hằng ngày của mình.

Những bài cồng chiêng, như mừng lúa mới, bắc máng nước, mừng nhà rông… đã in sâu trong ký ức của mỗi người Xơ Đăng. Khung cảnh ánh lửa bập bùng bên nhà rông, hòa cùng tiếng chiêng, tiếng cồng và điệu xoang truyền thống là hình ảnh đẹp, luôn được người Xơ Đăng nhắc đến mỗi khi họ giới thiệu về văn hóa của mình.

Thấy mọi người đã đông đủ, nghệ nhân A Thu chậm rãi đứng lên phân phát những chiếc cồng, chiếc chiêng cho mọi người và bắt đầu luyện tập. Là nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng trên địa bàn xã Đăk Trăm, nghệ nhân A Thu vừa gõ những thanh âm theo nhịp điệu để người nghe cảm nhận vừa ân cần giải thích về tiết tấu của từng bộ phận của bộ cồng, chiêng cho các học viên trong xã.

Giai điệu trong các bài cồng chiêng của người Xơ Đăng cũng mang nét đặc trưng riêng. Theo nghệ nhân A Thu, các bài cồng chiêng của những dân tộc khác thường chú trọng tiết tấu dồn dập, sôi động, hùng tráng cùng với sự ngẫu hứng cao độ, gây ấn tượng mạnh cho người thưởng thức. Các bài chiêng của người Xơ Đăng thì ngược lại, đa phần đều có giai điệu, tiết tấu nhẹ nhàng, chậm rãi cuốn hút người nghe.

Đã hơn 10 năm kể từ thời điểm đội cồng chiêng đầu tiên của xã được thành lập, đến nay toàn xã Đăk Trăm đã có 3 đội cồng chiêng. Các đội được chia theo từng độ tuổi, đội thiếu nhi, đội thanh niên và đội trung niên. Tuy nhiên, dù ở bất cứ độ tuổi nào, mỗi người Xơ Đăng đều bộc lộ niềm đam mê, tự hào với cồng chiêng. Dường như đối với họ “chất cồng chiêng” đã trong máu ngay từ khi sinh ra.

Sau những giờ lao động vất vả, khi mặt trời xuống núi, cũng là lúc các lớp học cồng chiêng tại nhà nghệ nhân A Thu tấp nập những người vào ra. Họ đến đây không chỉ để được nghe, thưởng thức, mà mỗi người đều muốn trau dồi, rèn luyện kỹ năng của mình để mong muốn trở thành người đánh chiêng giỏi nhất, hay nhất.

Với những nét độc đáo và giá trị riêng biệt, cồng chiêng đã tồn tại và không thể tách rời khỏi đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Xơ Đăng trên mảnh đất Kon Tum. Là kiệt tác phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận, nghệ thuật cồng chiêng mang đậm dấu ấn và sức sống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và người Xơ Đăng nói riêng.

Lửa đã rực cháy giữa đại ngàn, tiếng cồng, tiếng chiêng từ nhà nghệ nhân A Thu vẫn ngân vang, lan xa đến những buôn làng ở Đăk Trăm.

Theo Lạc Thủy/nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/thanh-am-cua-dai-ngan-227807.htm

Cùng chủ đề

Vì mục tiêu phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển...

Lưu giữ khoảnh khắc Xuân

Mùa Xuân - thời gian chuyển giao của đất trời và vạn vật với muôn hoa bung sắc trên khắp các nẻo đường, với thiên nhiên, con người, những lễ hội tươi vui, căng tràn sức sống... luôn là đề tài thu hút, thổi bừng khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia. Với những “tay máy” tài hoa ấy, mùa Xuân chính là mùa dành cho nghệ thuật.Mùa Xuân rực rỡ,...

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt

Với người Việt, con rắn hiện diện trong kho tàng văn hóa dân gian lại được sáng tạo một cách đa dạng, sinh động với những biến thể khác nhau, từ hệ thống tên gọi - giống như cách gọi chung theo đặc tính sinh tồn và dáng vóc của con rắn như hổ mang, hổ châu, rắn ráo, rắn lục, rắn chuông..., còn là những cái tên mang tập tục hay phương ngữ địa phương như chằn tinh,...

“Trụ cột” của bản làng

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; trở thành “trụ cột” của bản làng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát...

Vang điệu sắc bùa chúc Xuân

Mỗi độ xuân về, trên các xóm, bản 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), tỉnh Hòa Bình lại rộn rã, vang vọng tiếng chiêng ngân. Âm thanh chiêng Mường cùng điệu hát sắc bùa là nét đặc trưng trong ngày Tết ở bản Mường.Phường bùa xã Thượng Cốc trình diễn nghệ thuật hát sắc bùa tại Liên hoan sắc bùa, chiêng Mường huyện Lạc Sơn năm 2024."Hôm nay, ngày đầu xuân mới, chúng tôi đến mừng tuổi gia đình”...

Cùng tác giả

Nhộn nhịp thị trường quà tặng ngày lễ Tình nhân

Gần đến ngày lễ Tình nhân (Valentine) 14/2, thị trường hoa tươi, quà tặng bắt đầu nhộn nhịp. Năm nay, ngày lễ Valentine trùng vào thứ Sáu và không rơi vào kỳ nghỉ Tết như năm trước nên các cửa hàng kinh doanh hoa, sản phẩm quà tặng cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị, phục vụ khách hàng với hy vọng sức mua sẽ tăng cao.Hoa hồng nhũ là món quà được nhiều phái nam chọn để...

Hội thảo tư vấn, phản biện về điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền...

Ngày 13/2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện về điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2040.Toàn cảnh hội thảoKhu di tích lịch sử Đền Hùng được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Khu di tích lịch...

Khai hội Đền Lăng Sương

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo một...

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Đàn Tịch điền, phường Minh Nông, TP Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đây là lễ hội duy nhất mang tính đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu của TP Việt TrìLễ hội Vua Hùng dạy...

Cùng chuyên mục

Khai hội Đền Lăng Sương

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo một...

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực

Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Vai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã...

Vì mục tiêu phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển...

Ngôi nhà của cỏ

Nắng đã lên trong khu vườn hoang dại. Lâu lắm rồi, khi tôi chưa tới ẩn dật nơi đây, khu vườn đã vắng bàn tay của nội. Ngày trước, dường như nội chỉ dành thời gian cho cây quả trong vườn. Nào chanh, khế, các loại rau, từng luống một rạch ròi tăm tắp, xanh tươi mởn.Tôi cứ mường tượng đến cái buổi ông Hoan trầm mặc ngồi trông ra tấm lưng còng của nội cúi nhặt cỏ hoang...

Tình cha 

Ngày tôi lấy chồng, trời mưa tầm tã. Lúc tiễn tôi về nhà chồng cha không dặn điều gì mà cứ khóc nức nở. Nước mắt cha hòa vào những hạt mưa, tuôn rơi lã chã. Chưa bao giờ tôi thấy cha khóc. Tiếng khóc ấy khiến lòng tôi quặn đau. Người ta bảo, người đàn ông không dễ khóc bởi họ luôn mạnh mẽ, biết kìm nén tình cảm. Khi tiếng khóc bật thành tiếng, thì dòng cảm...

Thầy tôi

Tôi biết những buổi dạy cuối cùng, thầy tôi ngổn ngang cảm xúc bâng khuâng tiếc nuối. Thầy không phải vội vã mỗi sáng mỗi chiều để kịp đến trường. Không còn nghe tiếng ồn ào của đám học trò tuổi mới lớn, không còn nghe những lời ca cẩm thật đáng yêu kiểu: “Chúng ta không tha hóa, nhưng Hóa không tha chúng ta”...Thầy tôi người Huế. Thời những năm 1980, sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư...

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Bắc Bộ sương mù kéo dài, hiện tượng nồm ẩm sẽ sớm xuất hiện

Với thời tiết mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong không khí ở mức cao, không loại trừ khả năng xảy ra hiện tượng nồm ẩm ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ.Mưa phùn và sương mù xuất hiện từ sáng sớm khiến tầm nhìn bị hạn chế đối với người tham gia giao thông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất