Powered by Techcity

“Báu vật xanh” ở Quang Húc


Không ai biết chính xác những cây cổ thụ sừng sững trên miền đất Quang Húc đã tồn tại tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng đã bám sâu vào tâm thức mỗi người dân nơi đây, trở thành một phần không thể tách rời với xóm làng. Qua bao thăng trầm, những gốc cổ thụ ấy vẫn hiên ngang đứng vững, chở che và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất phía Tây huyện Tam Nông.

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

“Cụ” thị nghìn năm tuổi tại khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông được công nhận là Cây di sản năm 2024.

“Cụ” thị nghìn năm tuổi

Quang Húc là miền đất cổ, nơi còn lưu giữ nhiều trầm tích lịch sử. Không chỉ tự hào với di chỉ khảo cổ Đồng Ba Trăm thuộc thời hậu đồ đá mới, hay các di tích đình Quang Húc, chùa Khánh Linh, đền Thượng Sơn, miếu thờ nữ tướng thời Hai Bà Trưng…, vùng đất này còn sở hữu hệ thống cây di sản đồ sộ – như những chứng nhân lặng lẽ của thời gian.

Toàn xã có 6 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, trong đó, phải kể đến “cụ” thị nghìn năm tuổi tại đình Hạ – nơi thờ danh tướng Trung Sơn Đại Vương thời Hùng Vương (nay là trụ sở UBND xã). Giữa vòm trời rộng lớn, “cụ” thị cao 20m, chu vi thân tới 9,5m, rễ cắm sâu vào lòng đất. Giữa vòm trời rộng lớn, cây thị tán lá xanh um tỏa bóng mát rợp cả đoạn đường làng, rễ cây xù xì ôm chặt lấy đất mẹ, thân cây vạm vỡ như thách thức, trường tồn cùng thời gian… Không ai nhớ nổi “cụ” thị có tự bao giờ, chỉ biết rằng, từ thuở ấu thơ đến khi tóc đã điểm sương, người dân Quang Húc vẫn thấy bóng cây sừng sững giữa đất trời, chở che cho bao thế hệ.

Mỗi độ Thu sang, những chùm quả vàng ươm lại tỏa hương ngọt ngào. Trẻ con trong làng háo hức nhặt từng trái, nâng niu như món quà quý, còn người già lại nhìn cây mà nhớ về những tháng năm xưa cũ. Giữa bao đổi thay, “cụ” thị vẫn vững vàng như một phần tâm hồn của làng quê, như một sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, truyền đi hơi thở của lịch sử cho những thế hệ mai sau. Không chỉ mang giá trị sinh thái, cây còn là chứng nhân lịch sử của những ngày tháng đấu tranh gian khổ của quê hương.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mái đầu đã điểm bạc, ông Nguyễn Văn Trường ánh mắt xa xăm như ngược dòng quá khứ, bồi hồi kể: “Cây thị cổ có năm tuổi kéo dài cả thiên niên kỷ, được Nhân dân trong xã tôn quý gọi là “cụ” thị. Từ đời cha ông, cây thị này đã đứng đây, vững chãi qua bao mùa mưa nắng. Trong kháng chiến, bộ đội, du kích từng dừng chân dưới gốc cây này, tựa lưng nghỉ ngơi trước khi tiến lên các chiến khu Vạn Thắng (Đồng Lương, Cẩm Khê), chiến khu Vần (Hiền Lương, Hạ Hòa) hay Phục Cổ (Minh Hòa, Yên Lập). Dưới tán cây, những cuộc họp bí mật diễn ra, những kế hoạch tác chiến được bàn bạc, rồi từ đây, bao người lính trẻ lên đường…”.

Trải bao biến thiên, từng có lúc thân cây gãy đổ, tưởng như không thể hồi sinh, nhưng bằng sự chăm sóc tận tình của chính quyền và người dân trong xã, “cụ” thị lại vươn mình trỗi dậy, đâm hoa kết trái, như một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của đất và người nơi đây.

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

Không chỉ tài sản vô giá, cây đại thụ còn là vật chứng lịch sử ghi dấu từng bước chuyển mình trên đất quê hương.

Niềm tự hào của hậu thế

Dưới bóng cây cổ thụ, những câu chuyện xưa cũ vẫn còn văng vẳng như lời thì thầm của quá khứ, hòa vào từng cơn gió thổi qua vùng đất Quang Húc. 6 cây di sản – những vệ thần xanh của làng quê vẫn vững chãi giữa đất trời, không chỉ là vật chứng lịch sử mà còn là linh hồn của làng, sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại, gợi nhắc hậu thế về cội nguồn thiêng liêng.

Tán thị nghìn năm vẫn tỏa bóng mát rượi nơi sân đình, như vòng tay chở che cho bao lớp người từng sinh ra, lớn lên và già đi trên mảnh đất này. Cùng với “cụ” thị nghìn năm, Quang Húc còn sở hữu cây sanh trên 100 tuổi tại miếu Nhà Bà (miếu Quế Hoa) và 4 cây đa 300 tuổi tại các khu 3, 6, khu 8. Những cây di sản này tựa “vệ thần xanh” của làng sừng sững giữa đất trời, thân cây xù xì, rễ bám chặt vào lòng đất, từng tán lá xòe rộng, che mưa chắn nắng, như cách mà lớp người Quang Húc xưa vẫn bao bọc, đùm bọc nhau trong những năm tháng gian khó.

Năm 2024, một sự kiện trọng đại đã diễn ra, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình gìn giữ những giá trị thiên nhiên và văn hóa của quê hương: Xã Quang Húc vinh dự đón nhận Quyết định công nhận 6 cây Di sản Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về trách nhiệm bảo vệ những di sản xanh mà cha ông để lại.

Đồng chí Nguyễn Hồng Nghiệp – Phó Chủ tịch UBND xã Quang Húc khẳng định: “Việc công nhận Cây Di sản Việt Nam không chỉ mang giá trị bảo tồn mà còn là sự tôn vinh những di sản sống của quê hương. Đây là báu vật mà tiền nhân để lại, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, vinh danh thêm những cây cổ thụ đủ điều kiện”.

Thời gian trôi đi, vạn vật đều thay đổi, nhưng những bóng cổ thụ vẫn lặng lẽ đứng đó, vươn cao trong gió trời. Dưới tán cây di sản, những lớp người sẽ nối tiếp trưởng thành, sẽ có lớp người được sinh ra và cũng có những lớp người nằm xuống, nhưng những bóng cổ thụ vẫn đó vẫn vững chãi đứng đây, lặng thầm chứng kiến từng bước chuyển mình của quê hương. Trong tâm khảm mỗi người con Quang Húc giờ đây luôn khắc sâu hình ảnh quê hương với những bóng cây di sản tỏa bóng và thầm nhủ phải trân quý, bảo vệ, giữ gìn thật tốt những báu vật xanh này, bởi đó không chỉ là tài sản vô giá của người dân Quang Húc, mà còn là linh hồn của làng quê, là niềm tự hào của hậu thế!.

Thùy Phương



Nguồn: https://baophutho.vn/bau-vat-xanh-o-quang-huc-227575.htm

Cùng chủ đề

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Nghề vàng mã giữa dòng chảy hiện đại

Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê) từng có thời kỳ hưng thịnh, nổi tiếng khắp tỉnh với những sản phẩm vàng mã thủ công tinh xảo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, làng nghề dần mai một do thiếu lao động trẻ kế cận, trong khi nhiều người lớn tuổi không còn mặn mà với nghề truyền thống. Những người còn gắn bó với nghề luôn trăn trở...

Mở đường để phát triển

Từ ngày đường giao thông nông thôn (GTNT) được kiên cố hoá, có đường mới, việc đi lại thuận tiện hơn trước nhiều, xe cộ chạy bon bon cứ y như là ở phố... đó là những cảm nhận của người dân nông thôn trên quê hương Đất Tổ. Với tư duy “Mở đường để phát triển”, thời gian qua, tỉnh đã ưu tiên, dành nguồn lực phát triển GTNT, để hôm nay diện mạo mọi miền quê đã...

Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm... là hướng đi tất yếu để các làng nghề phát triển trong xu thế hiện nay. Vì vậy, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đưa sản phẩm của mình...

Đảm bảo an toàn điện khi lắp đặt đèn trang trí đón Tết

Tết là dịp đặc biệt, dịp mà mọi người cùng nhau quây quần dọn dẹp trang trí nhà cửa. Trang trí nhà cửa, sân vườn ngày Tết là việc quan trọng mà năm nào mọi người, mọi nhà đều háo hức làm. Những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến thật gần, nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mua sắm, lắp đặt hệ thống đèn trang trí trong khuôn viên gia đình.Vào dịp Tết...

Cùng tác giả

Lễ rước “Lúa thần” xã Tứ Xã

Sáng ngày 9/2 (tức ngày 12, tháng Giêng, năm Ất Tỵ ), sau khi lễ Mật trong Lễ hội Trò Trám diễn ra lúc nửa đêm ngày 11 và 12 tháng Giêng kết thúc, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ rước “Lúa thần” với ước vọng cầu mong cho mùa màng tốt tươi, người người no đủ.Lễ rước “Lúa thần” thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Tứ Xã, gắn...

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

Nhiệt độ tại Hà Nội thấp nhất 10-12 độ C, khả năng rét đậm kéo dài đến ngày 10/2

Ngày 9/2, Thủ đô Hà Nội, trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất 10-12 độ C, cao nhất 15-17 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 11-13 độ C, khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ C.Nhiều người mặc thêm quần áo ấm, găng tay khi di chuyển ngoài trời. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 9/2, không khí lạnh tiếp tục...

Công ty Điện lực Phú Thọ ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây năm 2025”

Ngày 8/2, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Công đoàn phối hợp với Đoàn thanh niên Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức ra quân chăm sóc vườn cây của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Đây là hoạt động hưởng ứng “Tết trồng cây năm 2025” của Công ty.Vườn cây tại Khu di tích lịch sự Đền Hùng được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai trồng từ năm 2021 nhằm hưởng...

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

Cùng chuyên mục

Lễ rước “Lúa thần” xã Tứ Xã

Sáng ngày 9/2 (tức ngày 12, tháng Giêng, năm Ất Tỵ ), sau khi lễ Mật trong Lễ hội Trò Trám diễn ra lúc nửa đêm ngày 11 và 12 tháng Giêng kết thúc, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ rước “Lúa thần” với ước vọng cầu mong cho mùa màng tốt tươi, người người no đủ.Lễ rước “Lúa thần” thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Tứ Xã, gắn...

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

Nhiệt độ tại Hà Nội thấp nhất 10-12 độ C, khả năng rét đậm kéo dài đến ngày 10/2

Ngày 9/2, Thủ đô Hà Nội, trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất 10-12 độ C, cao nhất 15-17 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 11-13 độ C, khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ C.Nhiều người mặc thêm quần áo ấm, găng tay khi di chuyển ngoài trời. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 9/2, không khí lạnh tiếp tục...

Công ty Điện lực Phú Thọ ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây năm 2025”

Ngày 8/2, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Công đoàn phối hợp với Đoàn thanh niên Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức ra quân chăm sóc vườn cây của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Đây là hoạt động hưởng ứng “Tết trồng cây năm 2025” của Công ty.Vườn cây tại Khu di tích lịch sự Đền Hùng được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai trồng từ năm 2021 nhằm hưởng...

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Đông đảo người dân tham dự lễ hội Đền Xa Lộc

Ngày 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Đền Xa lộc, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã tổ chức Lễ hội Đền Xa Lộc để tưởng nhớ công đức của dũng tướng Lân Hổ Hầu - Đô thống Đại Vương, vị tướng giỏi đã có công giúp Vua Trần đánh tan quân Nguyên Mông năm 1256 - 1257, thế kỷ XIII.Nghi thức tế lễ trong Đền Xa Lộc.Theo thần tích, Đền Xa Lộc thờ...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất