Powered by Techcity

Tháo gỡ “rào cản” để đạt mục tiêu


Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanh

Trồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn đang là hướng phát triển bền vững được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ rừng góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, để tiếp tục chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn và thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Kỳ II: Tháo gỡ “rào cản” để đạt mục tiêu

Lực lượng kiểm lâm tuyên truyền cho người dân về trồng, bảo vệ rừng ở xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao.

Nhận diện những khó khăn

Để thúc đẩy phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, theo đó mục tiêu đề ra là tạo vùng nguyên liệu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu; nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng trồng sản xuất nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp. Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây. Năng suất bình quân của rừng trồng từ 70 – 75 m3/ha/chu kỳ 5 năm. Trong khi đó, với chu kỳ rừng trồng gỗ lớn từ 10 – 12 năm, sản lượng bình quân có thể lên tới 250m3/ha, lợi nhuận tăng khoảng 18 – 25 triệu đồng/ha/năm.

Là một trong những hộ có diện tích rừng lớn ở xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn, ông Đinh Đức Thọ chia sẻ: “Trồng, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn mang lại nhiều lợi ích, không chỉ tiết kiệm cây giống, chi phí trồng, chăm sóc mà còn giảm sâu bệnh hại và hạn chế suy thoái đất rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Việc nhân rộng những mô hình hiệu quả có ý nghĩa quan trọng để nâng diện tích rừng gỗ lớn, giúp người dân hưởng lợi từ rừng, từ đó dần nâng chất lượng gỗ rừng theo từng năm. Do đó, các cơ quan chức năng cùng các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế, môi trường cũng như hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, hỗ trợ về cây giống cho người dân”.

Tại huyện Đoan Hùng, một trong những khó khăn khi triển khai chuyển hóa rừng gỗ lớn đặt ra, các hộ gia đình có diện tích rừng nhỏ, manh mún không đủ điều kiện hỗ trợ; số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn tương đối lớn, tuy nhiên, nhu cầu của các đơn vị này chủ yếu là chế biến thô như băm dăm, ván xẻ, ván thanh, ván bóc nên chủ yếu cần nguyên liệu gỗ nhỏ; chưa hình thành các vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung có diện tích đủ lớn nhằm tạo điều kiện cho việc liên doanh, liên kết đầu tư cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn chưa có mô hình rừng trồng kinh doanh gỗ lớn điển hình để làm cơ sở minh chứng cho bài toán kinh tế thực so sánh giữa hai loại rừng. Những yếu tố này cũng tác động lớn vào công cuộc chuyển hóa rừng trồng của địa phương.

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đoan Hùng cho biết: Một thực tế nữa đặt ra là trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh dài, đòi hỏi phải có vốn, trong khi điều kiện kinh tế của các hộ dân còn khó khăn. Do đó, chủ rừng thường trồng rừng gỗ nhỏ với chu kỳ ngắn từ 5-7 năm do có nguồn thu nhanh hơn để trang trải cuộc sống, hoặc có thể sớm quay vòng đầu tư tiếp. Mặt khác lực lượng kiểm lâm ở các địa phương khá mỏng, chưa đủ điều kiện thường xuyên bám sát từng gia đình, hợp tác xã để vận động, hỗ trợ, giám sát người dân thực hiện chuyển hóa rừng gỗ lớn.

Hướng tới quản lý rừng bền vững, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó trồng và chuyển hóa rừng cây gỗ lớn trên 8.000ha tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa. Đặc biệt, với chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, tất cả hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, hộ gia đình sẽ được hỗ trợ lần 1 khi rừng đạt từ 6 năm tuổi trở lên và đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa gỗ lớn, mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha, hỗ trợ lần 2 sau 3 năm thực hiện hỗ trợ lần 1, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha. Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ một lần 70% chi phí cấp chứng chỉ rừng bền vững, mức hỗ trợ tối đa 300 nghìn đồng/ha… Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình liên kết đầu tư kinh phí trồng rừng thâm canh nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh tương xứng với tiềm năng sẵn có tại địa phương.

Kỳ II: Tháo gỡ “rào cản” để đạt mục tiêu

Kiểm tra diện tích rừng gỗ lớn được chuyển hóa trên địa bàn tỉnh.

Để hoàn thành mục tiêu chuyển hoá rừng gỗ lớn

Xác định lâm nghiệp là tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế của địa phương. Những năm qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, tập trung đầu tư trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn – hiện là xu hướng tất yếu của ngành lâm nghiệp tỉnh nhà, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng rừng mà còn góp phần giảm xói mòn, rửa trôi đất… bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2024, toàn tỉnh trồng gần 9.500ha rừng tập trung, đạt 103% kế hoạch; trồng 2,5 triệu cây phân tán đạt 105% kế hoạch; chăm sóc trên 28.000ha rừng trồng. Chuyển hoá trên 330ha rừng gỗ lớn; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho gần 14.000ha; năng suất bình quân khai thác rừng trồng gỗ lớn đạt 18m3/ha/năm. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập đang tập trung phát triển cây gỗ lớn, cây dược liệu nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42-NQ/HU về phát triển kinh tế đồi rừng, trọng tâm là cây gỗ lớn, cây dược liệu và cây ăn quả giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát huy tối đa nội lực và đóng góp của Nhân dân để phát triển kinh tế đồi rừng; khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và trên toàn huyện. Đến năm 2025, huyện phấn đấu mỗi năm trồng mới 1.200ha rừng tập trung, trồng và chuyển hóa 400ha rừng cây gỗ lớn; phát triển 2.600ha cây quế và cây dược liệu, 7.740ha rừng tự nhiên, nâng độ che phủ lên 61%.

Mục tiêu của ngành lâm nghiệp tỉnh đến năm 2025, là thúc đẩy trồng, chuyển hóa đạt 20.000ha rừng cây gỗ lớn, trong đó trồng mới 15.350ha, chuyển hóa 4.650ha; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC cho 25.000ha rừng; năng suất rừng trồng đạt 17m3/ha/năm. Để đạt được mục tiêu này, cần phải thực hiện giải pháp đồng bộ từ khâu quy hoạch vùng trồng phù hợp; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển kinh doanh gỗ lớn; các giải pháp kỹ thuật từ khâu chọn tạo giống, trồng chăm sóc, khai thác và chế biến; chính sách, chủ trương của Nhà nước.

Thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển lâm nghiệp nói chung, phát triển rừng gỗ lớn nói riêng. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các chủ rừng để tạo thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, đầu tư trồng rừng gỗ lớn, canh tác bền vững để đạt cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) theo phương thức: Doanh nghiệp đầu tư vốn, kỹ thuật, các chủ rừng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, khi có sản phẩm khai thác được hưởng quyền lợi theo tỷ lệ góp vốn, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp, tăng sức cạnh tranh của thị trường.

Cùng với đó đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các giống có năng suất chất lượng cao, lựa chọn các giống có năng suất cao, phù hợp phát triển rừng gỗ lớn với từng điều kiện lập địa nơi trồng; xây dựng mô hình canh tác lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý giống, vật tư trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn giống, vật tư xuất ra thị trường đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị rừng, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Trần Quang Đông – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh nhận định, qua thời gian triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn đã thu hút nhiều hộ trồng rừng tham gia. Điều này cho thấy, người dân ý thức được lợi ích cũng như vai trò của mô hình trồng rừng gỗ lớn, từng bước từ bỏ phương thức trồng rừng theo lối cũ. Trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích về mặt giá trị kinh tế mà còn góp phần đáng kể trong hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm tải quá trình sử dụng đất, tăng tính bền vững trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp…

Nhóm PV kinh tế



Nguồn: https://baophutho.vn/ky-ii-thao-go-rao-can-de-dat-muc-tieu-226592.htm

Cùng chủ đề

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt

Với người Việt, con rắn hiện diện trong kho tàng văn hóa dân gian lại được sáng tạo một cách đa dạng, sinh động với những biến thể khác nhau, từ hệ thống tên gọi - giống như cách gọi chung theo đặc tính sinh tồn và dáng vóc của con rắn như hổ mang, hổ châu, rắn ráo, rắn lục, rắn chuông..., còn là những cái tên mang tập tục hay phương ngữ địa phương như chằn tinh,...

Sắc đỏ đón mùa Xuân

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa tiết... cầu kỳ, đẹp mắt không chỉ là vật trang trí đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là phong tục đẹp, thể hiện bản sắc độc...

xanh, sạch đẹp đón Xuân mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần, những ngày này, các cơ quan, người dân trong toàn tỉnh đang khẩn trương chỉnh trang cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi để chào đón Xuân mới. Quê hương Đất Tổ đang được khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ chào đón Xuân Ất Tỵ đầm ấm, hạnh phúc.Người dân thành phố Việt Trì treo cờ Tổ Quốc...

Cùng tác giả

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Cùng chuyên mục

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Điểm sáng trong “bức tranh” thương mại, dịch vụ

Năm 2024, ngành thương mại, dịch vụ (TMDV) của tỉnh có nhiều khởi sắc, tăng trưởng khá; mạng lưới phân phối hàng hóa phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Thêm vào đó, hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng để...

Các hợp tác xã hối hả vào Xuân

Khi mùa Xuân mới đang hiện hữu cũng là lúc thành viên các hợp tác xã (HTX) hối hả sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng, phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết. HTX phát triển không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hoá mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động, tạo sức bật kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhiều sản phẩm đặc trưng HTX vùng...

Mở đường để phát triển

Từ ngày đường giao thông nông thôn (GTNT) được kiên cố hoá, có đường mới, việc đi lại thuận tiện hơn trước nhiều, xe cộ chạy bon bon cứ y như là ở phố... đó là những cảm nhận của người dân nông thôn trên quê hương Đất Tổ. Với tư duy “Mở đường để phát triển”, thời gian qua, tỉnh đã ưu tiên, dành nguồn lực phát triển GTNT, để hôm nay diện mạo mọi miền quê đã...

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết

Tết Nguyên đán là thời điểm các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách huy động tối đa nhân lực, phương tiện và xây dựng biểu đồ chạy xe phù hợp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn thực hiện kế hoạch; yêu cầu các đơn vị vận tải chuẩn bị phương án vận...

Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm... là hướng đi tất yếu để các làng nghề phát triển trong xu thế hiện nay. Vì vậy, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đưa sản phẩm của mình...

Tạo động lực phát triển kinh tế

Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc triển khai các công trình dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, xác định rõ các nhóm dự án trọng điểm để tập trung thực hiện, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, quyết liệt, khẩn trương giải phóng mặt bằng (GPMB), từng bước đầu tư...

Sắc màu chợ quê 

Chợ truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, Xuân về, những phiên chợ Tết quê lại thêm đông vui, náo nhiệt. Mọi người đến đây không chỉ để mua sắm hàng hóa mà còn để cảm nhận những hương vị rất riêng của ngày Tết.Người dân lựa chọn mua bưởi ở phiên chợ Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn.Xã Thượng Cửu, huyện Thanh...

Xử phạt trên 1 tỷ đồng vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 1/11/2024 – 24/1/2025), Cục QLTT tỉnh đã kiểm tra 141 vụ, trong đó xử lý 129 vụ với tổng số tiền xử lý vi phạm và trị giá hàng hóa tịch thu trên 1 tỷ đồng.Lực lượng chức năng phát hiện phương tiện vận chuyển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất