Powered by Techcity

Kỳ I: Trợ lực kịp thời


Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanh

Từ khi chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành theo Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 (Nghị quyết 22) của HĐND tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp triển khai hiệu quả.

Trong đó, chính sách hỗ trợ chuyển hóa rừng cây gỗ lớn đã được các địa phương thực hiện nghiêm túc, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đã nhanh chóng đi vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.

Kỳ I: Trợ lực kịp thời

Lực lượng kiểm lâm tại các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn.

Đổi mới tư duy về trồng rừng

Nghị quyết 22 quy định: Hỗ trợ chuyển hóa rừng cây gỗ lớn đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, hộ gia đình. Điều kiện hỗ trợ: Rừng trồng keo tai tượng, keo lai và các loài cây khác khi được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNT hoặc UBND tỉnh công bố. Rừng đưa vào chuyển hóa đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định và có quy mô tập trung từ 5ha trở lên; có cam kết với UBND cấp xã, hạt kiểm lâm khai thác sau 10 năm tuổi. Hỗ trợ lần 1 khi rừng đạt từ 6 năm tuổi trở lên và đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa gỗ lớn, mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha; hỗ trợ lần 2 sau 3 năm thực hiện hỗ trợ lần 1, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.

Xác định lâm nghiệp là một trong những tiềm năng, lợi thế lớn của địa phương, những năm gần đây, huyện Cẩm Khê đã tăng cường các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế từ rừng, trong đó có rừng gỗ lớn. Việc phát triển rừng gỗ lớn với những chính sách chuyên biệt, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Trước đây, toàn bộ 16ha rừng của gia đình ông Nguyễn Xuân Hồng ở xã Văn Khúc, đều trồng keo, khai thác gỗ nhỏ tuy mang lại hiệu quả nhưng giá trị kinh tế lại không lớn. Từ năm 2020, được lực lượng kiểm lâm huyện, lãnh đạo UBND xã tuyên truyền, gia đình ông đã chuyển toàn bộ 16ha sang trồng rừng gỗ lớn. Ông Hồng cho biết: “Ban đầu, tôi còn khá mơ hồ về hiệu quả kinh tế của rừng gỗ lớn, nhưng sau khi được cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện tuyên truyền, hướng dẫn, gia đình đã mạnh dạn làm theo. Đến nay, nhìn rừng keo vươn cao, tôi nhận thấy hướng đi của mình là đúng. Theo tính toán, chỉ cần vài năm nữa thôi, khi cây keo được hơn 10 năm tuổi sẽ cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, khi đã chuyển hóa rừng trồng, gia đình lại được nhận tiền hỗ trợ từ chương trình chuyển hóa rừng gỗ lớn của Nhà nước, do đó sẽ có thêm kinh phí để chăm sóc cây phát triển tốt hơn”.

Không chỉ ở huyện Cẩm Khê, Yên Lập là huyện miền núi với 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với địa hình đa dạng và quỹ đất lớn, huyện có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và công nghiệp lâu năm, giúp bà con nơi đây vươn lên thoát nghèo. Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó mục tiêu giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế đồi rừng, trọng tâm là cây gỗ lớn, cây dược liệu, cây ăn quả được đánh giá là giải pháp khả thi, chính quyền huyện đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng, hỗ trợ vốn và giải pháp kỹ thuật, tuyên truyền phát huy vai trò nội lực, tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Hầu hết các địa phương ở huyện Yên Lập đều chú trọng phát triển rừng gỗ lớn, tập trung ở các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Ngọc Đồng…

Theo đồng chí Đỗ Mạnh Hiệp – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Lập nhận định: Người dân Yên Lập nói chung, đặc biệt là đồng bào dân tộc nói riêng trên địa bàn huyện đã nhận thức rõ lợi ích từ kinh tế rừng, từ đó, họ sẵn sàng tham gia các dự án trồng, chuyển hóa rừng. Đến nay, cùng với các hoạt động tích cực trong bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng đã đưa độ che phủ rừng của huyện lên trên 61%, phong trào phát triển kinh tế đồi rừng từ các hộ gia đình phát triển mạnh.

Kỳ I: Trợ lực kịp thời

Hạt Kiểm lâm Phú Lâm kiểm tra chất lượng giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng.

Nâng cao chất lượng vùng trồng

Hiện tổng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch gần 188.000ha, chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích rừng gần 169.000ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,7%; sản xuất cây giống cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ trồng rừng tại các địa phương trong tỉnh. Trong đó, keo vẫn là loài cây chủ lực.

Nghị quyết 22 quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển, thực tiễn sản xuất và Kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025 của tỉnh. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, với sự vào cuộc tích cực của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương, các nội dung hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai. Nhiều mô hình, dự án được nhận hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác thêm nguồn lực đầu tư về cây giống, phân bón, tiếp cận kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, điều kiện để được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa cho giá trị kinh tế cao.

Chúng tôi về khu Bến Dầm, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn để tìm hiểu về việc thực hiện chuyển hoá rừng gỗ lớn. Làm việc với lãnh đạo xã, được biết những diện tích rừng trồng manh mún của chục năm về trước đã được thay thế bằng những cánh rừng xanh ngút ngàn của các loại cây lấy gỗ.

Chỉ cho chúng tôi những ngôi nhà khang trang được xây kiên cố bên con đường bê tông bằng phẳng, ông Nguyễn Văn Hòa vui mừng chia sẻ: “Nhờ sự quan tâm các cấp chính quyền, gia đình tôi trồng keo phủ kín gần 20ha rừng. Được sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện, những năm đầu khi cây keo còn nhỏ, gia đình tôi trồng các cây ngắn ngày xen canh để có thêm lương thực, đồng thời tăng độ tơi xốp cho đất và giữ nước, tránh xói mòn, giúp cây keo phát triển nhanh. Giờ đây, không chỉ gia đình tôi mà hầu hết người dân khu Bến Dầm đã yên tâm, tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp để có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn”.

Đồng chí Trương Quang Đăng- Trưởng phòng sử dụng và Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho rằng: Là một trong những tỉnh đi đầu của cả nước, Phú Thọ đã ban hành cơ chế cụ thể để hỗ trợ người dân trong việc chuyển hóa rừng gỗ lớn. Với việc đưa ra mục tiêu cụ thể và triển khai đồng bộ từ tỉnh, địa phương, đến nay, thực hiện chủ trương chuyển hóa rừng gỗ lớn của tỉnh, các địa phương đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp có hiệu quả. Đặc biệt các nguồn lực xã hội đầu tư cho lâm nghiệp, nhất là xã hội hóa nghề rừng được tăng cường. Các vụ việc vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ rừng bền vững.

Kỳ II: Tháo gỡ “rào cản” để đạt mục tiêu

Nhóm PV kinh tế



Nguồn: https://baophutho.vn/ky-i-tro-luc-kip-thoi-226483.htm

Cùng chủ đề

Trao 75 suất quà Tết Xuân Ất Tỵ 2025

Thực hiện phong trào “Tết Nhân ái” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động, ngày 13/1, Hội Chữ thập đỏ TP Việt Trì phối hợp với UBND xã Chu Hóa tổ chức Chương trình trao quà Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025.Hội Chữ thập đỏ TP Việt Trì cùng các đại biểu trao quà Tết cho các gia đình.Tại chương trình, các đại biểu đã thăm hỏi, động viên và trao 75 suất quà Tết,...

Trao quà Tết cho các đối tượng nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Ngày 13/1, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tổ chức thăm hỏi và trao 30 suất quà, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn huyện Phù Ninh nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025.Lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh...

Trao quà Tết cho các gia đình và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 10/1, Tạp chí Giáo dục điện tử Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Thiện tâm, Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội tổ chức chương trình trao quà Tết cho các gia đình và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Bằng Giã và Xuân Áng, huyện Hạ Hoà.Đại diện lãnh đạo huyện Hạ Hòa và các đơn vị trao quà cho các em...

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tri ân liệt sĩ

Ngày 10/1, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Hữu Điền - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch danh dự Hội HTGĐLS tỉnh; đại diện lãnh đạo: Bộ CHQS tỉnh, Hội CCB tỉnh.Lãnh đạo Hội HTGĐLS tỉnh tặng Bằng khen của Trung ương Hội HTGĐLS Việt Nam cho...

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Cùng tác giả

Đưa metro số 1 vào ‘góc phố Tết’ cho học sinh ngắm nhìn

Học sinh, giáo viên vui mừng trải nghiệm Tết cổ truyền trong mô hình các tuyến metro ở TP.HCM – Ảnh: MỸ DUNG Sáng 15-1, Trường tiểu học Phú Thọ, quận 11, TP.HCM đã khai mạc “Góc phố Tết – Mừng xuân Ất Tỵ 2025” để học sinh có những trải nghiệm Tết cổ truyền ngay tại sân và trước cổng trường. Góc phố Tết này được nhà trường dựng theo mô hình 8 tuyến metro của TP.HCM và đặc...

“Trái ngọt” từ bàn tay thanh niên

Tận dụng tốt điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương, đồng thời khẳng định vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Đoàn thanh niên xã Sơn Vi đã triển khai mô hình “Thanh niên tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp” trồng khoai lang Lộc Bình trên đất bỏ trống vào vụ đông tại xứ đồng Thông, xã Sơn Vi. Mô hình trồng khoai không chỉ giúp tận dụng đất...

Áo dài đón Tết

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, tranh thủ thời tiết nắng đẹp, nhiều người đã chọn cho mình những chiếc áo dài duyên dáng xuống phố chụp ảnh, lưu giữ những kỷ niệm đẹp khi Tết đến Xuân về.Những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái diện áo dài truyền thống “check-in” ở dãy nhà 5 tầng với diện mạo xưa cũ, chợ thành phố mang hơi hướng hoài...

Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với những hình thái thời tiết cực đoan như: Rét đậm, rét hại, dông, lốc, mưa đá, mưa to gây lũ ống, lũ quét, ngập úng cục bộ, sạt lở đất... làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên cũng như tàn phá các loại cây trồng, vật nuôi, khiến ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương.Để nông nghiệp phát triển...

Cùng chuyên mục

Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với những hình thái thời tiết cực đoan như: Rét đậm, rét hại, dông, lốc, mưa đá, mưa to gây lũ ống, lũ quét, ngập úng cục bộ, sạt lở đất... làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên cũng như tàn phá các loại cây trồng, vật nuôi, khiến ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương.Để nông nghiệp phát triển...

Thanh Sơn đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường dịp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán là dịp nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, qua đó, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy, phát triển sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện.Đội Quản lý thị trường số 5 kiểm tra hàng hóa tại Siêu thị Aloha Mall, khu Ba Mỏ,...

Hoàn thành việc gieo cấy trà Xuân sớm

Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh đang tập trung làm đất để chuẩn bị gieo cấy các trà chính của vụ Xuân 2025. Theo khung lịch thời vụ đã được ban hành, toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trà Xuân sớm (chiếm 2% tổng diện tích gieo cấy lúa Xuân, khoảng 700ha/35.000ha vụ Xuân); tổng diện tích đất đã làm đạt trên 25.000ha.Bà con nông dân xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao...

Nhộn nhịp dịch vụ làm đẹp đón Tết

Thời điểm này, không khí tại các cửa hiệu làm tóc, chăm sóc da, thẩm mỹ viện, tiệm nail... đâu đâu cũng nhộn nhịp phục vụ khách hàng làm đẹp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Chủ cơ sở Sen Bay Spa tư vấn dịch vụ và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.Dạo quanh các cơ sở làm đẹp trên địa bàn thành phố Việt Trì,...

Chú trọng quản lý đô thị

Là đô thị loại I đang trên đà phát triển, thành phố Việt Trì có tiềm năng lớn trong thu hút sự quan tâm đầu tư của các thành phần kinh tế, khai thác các tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, thành phố cũng đặc biệt chú trọng công tác quản lý đô thị, coi đây là yếu tố quyết định thành công thực hiện mục tiêu xây dựng Việt Trì...

Đưa sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng dịp Tết

Chỉ chưa đầy 20 hôm nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Những ngày này, không khí Tết đang náo nức, nhộn nhịp trên các nẻo đường, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Cẩm Khê tích cực sản xuất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Sản phẩm chè Đá Hen đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao phục vụ Tết Nguyên đán.Về HTX làng nghề sản xuất và chế biến...

Chủ động nguồn cung hàng hóa, ổn định giá cả dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tới gần, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân đang có xu hướng tăng. Để chủ động nguồn cung hàng hóa và ổn định giá cả, các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị, nhà phân phối đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ tăng trung bình từ 5 đến 20% so với kế hoạch phục vụ Tết năm trước, kèm theo nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá, kích cầu mua...

Tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2024 đạt hơn 4,1 tỷ kWh

Ngày 13/1, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức tổng kết công tác sản xuất kinh doanh - đầu tư xây dựng năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Dự hội nghị có lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc.Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tặng hoa chúc mừng Công ty Điện lực Phú ThọNăm 2024, Công ty Điện lực Phú Thọ đã đảm bảo cung cấp điện an toàn,...

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu.Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất