Powered by Techcity

Lễ hội giã cốm của dân tộc


Quan niệm của người Tày về Lễ hội giã cốm

Lễ hội giã cốm của dân tộc Tày ra đời, tồn tại gắn liền với truyền thống canh tác ruộng nước. Người Tày quan niệm, vạn vật hữu linh, mỗi loại cây đều có vị thần trú ngụ, đặc biệt là cây lúa. “Thần lúa” hiện diện rõ nét trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào, được đồng bào tôn trọng và cung kính.

Lễ hội giã cốm ra đời trở thành một nhu cầu không thể thiếu sau mỗi mùa lúa chín, in đậm trong văn hóa truyền thống của cộng đồng, là một cách thức biểu đạt sinh động cho ý nghĩa tạ ơn trời đất, thần linh, thần lúa, đất đai, gia tiên tiền tổ đã mang tới cho bản làng một vụ mùa bội thu, mang tới sự no ấm, an vui cho mỗi gia đình. Đây chính là nguồn gốc sâu xa, là cốt lõi của lễ hội giã cốm cổ truyền của người Tày.

Lễ hội giã cốm của dân tộc

Người Tày ở xã Thanh Tương (Na Hang) phục dựng lễ hội giã cốm.

Lễ hội giã cốm của dân tộc Tày được coi như một nghi lễ khép lại một năm cấy cày, gieo trồng. Đây là lễ hội tạ ơn trời, đất, các vị thần linh, “thần lúa”, Mẹ Trăng và gia tiên của các dòng họ, đã phù hộ cho dân bản một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là lễ hội mừng mùa lúa mới tháng Mười, lễ hội mừng trăng (Hội Hai).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn một số địa phương tổ chức Lễ hội giã cốm, chủ yếu tập trung ở các xã: Côn Lôn, Yên Hoa, Thượng Nông, Thượng Giáp, huyện Na Hang; Trung Hà, huyện Chiêm Hóa. Lễ hội giã cốm thường được tổ chức vào tháng 8, tháng 9 âm lịch hàng năm. Ngày tổ chức lễ hội không quy định cụ thể vào ngày nào, mà do thầy Then xem ngày đẹp thì tiến hành.

Đậm nét văn hóa của người Tày

Theo truyền thống, phần lễ được thực hiện từ chiều hôm trước, thầy cúng chuẩn bị mâm lễ gồm: Gà, xôi, tiền vàng, rượu, nước để xin phép thổ địa, thần linh cho dân làng tổ chức Lễ hội giã cốm. Người dân thực hiện nghi thức rước thần lúa từ ruộng về đàn tế. Thầy cúng thắp hương và thành tâm khấn thần lúa cho dân bản cung kính xin được rước đón thần lúa về dự lễ.

Sau bài khấn của thầy cúng, các chàng trai, cô gái xuống ruộng chọn cắt những bông lúa to đẹp, chắc hạt bó thành cum rước về bản và đặt lên trên đàn tế. Sau khi rước thần lúa về, người dân trong bản mới được xuống ruộng cắt lúa nếp mang về chế biến cốm phục vụ lễ hội.

Lễ hội giã cốm của dân tộc

Sảy trấu lấy phần cốm.

Bên cạnh nghi thức đón thần lúa thì lễ hội giã cốm của đồng bào Tày còn có ghi thức đón Mẹ Trăng và 12 nàng tiên. Khi trăng vừa xuất hiện trên bầu trời, thầy cúng và những người giúp việc chuẩn bị mâm cỗ cúng các vị thần linh và Mẹ Trăng, 12 nàng tiên. Theo quan niệm của đồng bào Tày, sau bài khấn của thầy cúng thì Mẹ Trăng và 12 nàng tiên sẽ xuống trần gian để dự lễ hội.

Tại đàn tế, thầy cúng làm lễ dâng rượu, dâng cốm vừa giã xong và thầy cúng đại diện cho Nhân dân các dân có lời thưa gửi tạ ơn trời đất, các bậc thánh thần, đã phù hộ độ trì cho người dân có được mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy bồ, đầy sàn, vật nuôi sinh sôi nảy nở.

Phần hội là phần thi giã cốm của các đội thuộc các thôn tham gia.

Đồng chí Nguyễn Văn Hòa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết: Trong những năm gần đây, lễ hội giã cốm được phục hồi ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, một số nghi thức trong phần lễ không được duy trì, số lượng thầy cúng để thực hành các nghi lễ trong lễ hội giã cốm của dân tộc Tày không còn nhiều, di sản đang có nguy cơ mai một.

Vì vậy, vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành phục dựng lễ hội giã cốm của dân tộc Tày, xã Thanh Tương, huyện Na Hang nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với việc bảo tồn những giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc và đã được Nhân dân hết sức hưởng ứng.

Thanh Phúc (Báo Tuyên Quang)



Nguồn: https://baophutho.vn/le-hoi-gia-com-cua-dan-toc-226405.htm

Cùng chủ đề

Trường ca “Lũ”, sách điện tử đầu tiên được vinh danh là cuốn sách nổi bật năm 2024

Tại lễ vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức, Trường ca “Lũ” của tác giả Lữ Mai đã trở thành ấn phẩm điện tử đầu tiên được vinh danh là một trong những cuốn sách nổi bật của...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Men say văn hóa Sán Dìu

Nhớ chiếc gàu sòng...Chẳn hẳn, thế hệ 7X, 8X trở về trước đều thuộc làu câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Câu ca phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất của người nông dân Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và tình yêu lứa đôi cũng nảy nở trong bối cảnh làng quê đẹp bình dị ấy.Và bao thế hệ người nông dân nói chung...

Cùng tác giả

“Trái ngọt” từ bàn tay thanh niên

Tận dụng tốt điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương, đồng thời khẳng định vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Đoàn thanh niên xã Sơn Vi đã triển khai mô hình “Thanh niên tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp” trồng khoai lang Lộc Bình trên đất bỏ trống vào vụ đông tại xứ đồng Thông, xã Sơn Vi. Mô hình trồng khoai không chỉ giúp tận dụng đất...

Áo dài đón Tết

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, tranh thủ thời tiết nắng đẹp, nhiều người đã chọn cho mình những chiếc áo dài duyên dáng xuống phố chụp ảnh, lưu giữ những kỷ niệm đẹp khi Tết đến Xuân về.Những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái diện áo dài truyền thống “check-in” ở dãy nhà 5 tầng với diện mạo xưa cũ, chợ thành phố mang hơi hướng hoài...

Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với những hình thái thời tiết cực đoan như: Rét đậm, rét hại, dông, lốc, mưa đá, mưa to gây lũ ống, lũ quét, ngập úng cục bộ, sạt lở đất... làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên cũng như tàn phá các loại cây trồng, vật nuôi, khiến ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương.Để nông nghiệp phát triển...

Kỳ I: Trợ lực kịp thời

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanhTừ khi chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành theo Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 (Nghị quyết 22) của HĐND tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp triển khai hiệu quả.Trong đó, chính sách hỗ trợ chuyển hóa rừng cây gỗ lớn đã được các địa phương thực hiện nghiêm túc, đạt nhiều kết quả quan trọng,...

Cùng chuyên mục

“Trái ngọt” từ bàn tay thanh niên

Tận dụng tốt điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương, đồng thời khẳng định vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Đoàn thanh niên xã Sơn Vi đã triển khai mô hình “Thanh niên tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp” trồng khoai lang Lộc Bình trên đất bỏ trống vào vụ đông tại xứ đồng Thông, xã Sơn Vi. Mô hình trồng khoai không chỉ giúp tận dụng đất...

Áo dài đón Tết

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, tranh thủ thời tiết nắng đẹp, nhiều người đã chọn cho mình những chiếc áo dài duyên dáng xuống phố chụp ảnh, lưu giữ những kỷ niệm đẹp khi Tết đến Xuân về.Những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái diện áo dài truyền thống “check-in” ở dãy nhà 5 tầng với diện mạo xưa cũ, chợ thành phố mang hơi hướng hoài...

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét, có nơi dưới 5 độ C

Khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C.Ngườ dân mặc ấm khi ra khỏi nhà. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh hiện đã ảnh hưởng đến khu vực vùng núi và trung du phía Đông Bắc Bộ. Gió...

Chương trình “Rửa xe gây quỹ từ thiện”

Ngày 14/1, BTV Huyện đoàn Thanh Thuỷ chỉ đạo và phối hợp Đoàn thị trấn Thanh Thuỷ tổ chức chương trình “rửa xe gây quỹ từ thiện” tại Đầu Đường đôi - Đảo Ngọc Xanh.ĐVTN thị trấn Thanh Thủy tham gia chương trình rửa xe gây quỹ từ thiện.Chương trình “Rửa xe gây quỹ từ thiện” sẽ diễn ra trong 3 ngày 14 - 16/1. Ngay từ sáng sớm, điểm rửa xe gây quỹ từ thiện đã có rất...

Tuổi trẻ Đất Tổ khát vọng, bản lĩnh

Mang trong mình sức trẻ cùng sự nhiệt huyết, khát khao cống hiến, tuổi trẻ Đất Tổ đã khẳng định vị thế, vai trò lớn mạnh của tổ chức Đoàn, trở thành cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng. Với tinh thần tiên phong, xung kích, sáng tạo, tuổi trẻ Đất Tổ đã chung tay cùng cả hệ thống chính trị và Nhân dân xây dựng quê hương ngày càng phát triển.ĐVTN huyện Thanh Sơn...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ trời rét; vùng núi rét đậm, có nơi rét hại; vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối; nhiệt độ phổ biến khoảng từ 13-23 độ C.Do nhiệt độ xuống thấp nên đầu giờ sáng các giáo viên tại một số trường vùng cao phải đốt củi sưởi ấm cho học sinh. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia,...

Trao 75 suất quà Tết Xuân Ất Tỵ 2025

Thực hiện phong trào “Tết Nhân ái” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động, ngày 13/1, Hội Chữ thập đỏ TP Việt Trì phối hợp với UBND xã Chu Hóa tổ chức Chương trình trao quà Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025.Hội Chữ thập đỏ TP Việt Trì cùng các đại biểu trao quà Tết cho các gia đình.Tại chương trình, các đại biểu đã thăm hỏi, động viên và trao 75 suất quà Tết,...

“Check-in” Tết sớm

Còn 20 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng trào lưu “check-in” Tết đã rất rầm rộ trong cộng đồng, nhất là giới trẻ. Tại nhiều góc phố, quán cà phê, chợ hoa Tết hay các điểm du lịch, di tích lịch sử... nhiều người đã chọn cho mình các phong cách khác nhau để chụp ảnh đón Tết.Nhiều bạn trẻ lựa chọn các di tích lịch sử để lưu lại những bộ ảnh đẹp...

Sẵn sàng khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Một trong những lễ hội Xuân được đón chờ nhất tại huyện Hạ Hòa là Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa với nhiều hoạt động mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc sắc. Đến nay, công tác chuẩn bị đang được hoàn tất, sẵn sàng đón Nhân dân và du khách đến tham quan, chiêm bái vào dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025.Người dân xã Hiền Lương trang hoàng đường...

Trao quà Tết cho các đối tượng nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Ngày 13/1, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tổ chức thăm hỏi và trao 30 suất quà, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn huyện Phù Ninh nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025.Lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất