Powered by Techcity

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer


Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vn

Nhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc được duy trì và thực hiện theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Để triển khai tốt việc bảo tồn, gìn giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng chương trình, quy chế nội dung giảng dạy, tuyển sinh đối với Trường bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ và chữ Khmer ở các cấp học. Cụ thể, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 và Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 03/01/2017 thành lập Ban biên soạn, Ban thẩm định và chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Pali và Chương trình học sơ cấp Pali.

Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; trong đó có Tiểu dự án 1 – Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cũng đã góp phần giữ gìn và bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer thông qua việc triển khai thực hiện tại địa phương.

Mặc dù việc dạy và học cho con em đồng bào dân tộc ở địa phương còn một số khó khăn nhưng về cơ bản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: năm học 2022 – 2023 tại Sóc Trăng, số học sinh dân tộc thiểu số đang theo học là 98.963/267.664 em, chiếm gần 37% tổng số học sinh toàn tỉnh; trong đó có 84.974 học sinh dân tộc Khmer (chiếm 31,75%), 13.787 học sinh dân tộc Hoa (chiếm 13,93%), học sinh dân tộc khác là 202 em (chiếm 0,24%). Đầu tư, nâng cấp, các thiết bị giáo dục tiếp tục được tăng cường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học tại hệ thống các Trường phổ thông dân tộc nội trú. Song song với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí mua sách giáo khoa tiếng Khmer và đồ dùng học tập, với tổng kinh phí khoảng trên 2 tỷ đồng mỗi năm nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tiếng DTTS theo quy định. Tỉnh hiện có 10 Trường phổ thông dân tộc nội trú với 102 lớp, cho 3.409 học sinh; 134 trường phổ thông tổ chức dạy chữ Khmer, với 1.625 lớp, cho 44.509 học sinh;…

Các chính sách ưu đãi đối với giáo viên tiếng Khmer được triển khai hiệu quả, cụ thể: Sóc Trăng hiện có 354 giáo viên dạy tiếng Khmer, trên 80% trong đó đạt chuẩn theo quy định. Đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng đồng bào Khmer, nhưng lại không biết tiếng Khmer làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở vùng đồng bào Khmer. Vì vậy, tỉnh đã ban hành Đề án Đào tạo tiếng Khmer (ngày 11/7/2019) tập trung đào tạo 3 lớp tiếng Khmer căn bản, nâng cao và biên dịch, phiên dịch cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn, trong 2 giai đoạn (2019 – 2020 và 2021 – 2025).

Trong giai đoạn 2019 – 2020, Đề án đã đào tạo cho hơn 500 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Nhiều học viên đã có thể giao tiếp, viết và đọc tiếng Khmer, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người Khmer thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phân công giáo viên cốt cán hướng dẫn và triển khai các chuyên đề trong công tác giảng dạy tiếng Khmer được đề xuất từ các địa phương để giáo viên dạy tiếng Khmer có cơ hội được học hỏi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh một cách hiệu quả. Kỳ thi giáo viên dạy giỏi tiếng Khmer ở các cấp học được tổ chức thường xuyên nhằm lựa chọn giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tiếng Khmer của tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp hè là 40.000 đồng/tiết, số tiết hỗ trợ không quá 4 tiết/ngày/lớp và được áp dụng trong 5 năm (2020 – 2024). Mặt khác, công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên giảng dạy tiếng Khmer cũng được triển khai đồng nhằm nâng cao chất lượng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tại tỉnh.

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Khuyến khích học sinh học tiếng dân tộc thiểu số. (Ảnh minh hoạ)

Tỉnh cũng tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình “Cùng học tiếng Khmer” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng ở trình độ căn bản 87 bài và trình độ nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh và nhu cầu chung của xã hội.

Để thực hiện công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer trên địa bàn, tỉnh Sóc Trăng đã ưu tiên triển khai nhiều giải pháp. Bên cạnh việc dạy song ngữ tại các trường công lập trên địa bàn, tỉnh phối hợp với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh vận động 92 chùa Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục duy trì truyền thống mở các lớp dạy chữ Khmer, Pali-Vini miễn phí cho sư sãi và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa cũng được khuyến khích. Trong gần 3 tháng hè, các em được học hoàn toàn miễn phí, bảo đảm đúng theo giáo trình của ngành giáo dục. Tại chùa, các em học sinh được học tiếng, chữ viết và được chia sẻ về phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc Khmer; đồng thời chùa cũng giáo dục cho các em về đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết, văn hóa Khmer mà còn giúp các học sinh có kỳ nghỉ hè thật sự ý nghĩa và bổ ích.

Năm học 2023 – 2024, ngành Giáo dục tỉnh tiếp tục kiện toàn cơ sở vật chất trường lớp tại 131 trường (vừa dạy chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa dạy chữ, tiếng Khmer) và 10 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn. Song song đó, khuyến khích các chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh tiếp tục dạy chữ viết, tiếng nói đồng bào Khmer trong các dịp hè của những năm tiếp theo.

Trên cơ sở thực hiện Đề án Đào tạo tiếng Khmer kết hợp với triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các chính sách liên quan; UBND tỉnh giao cho các đơn vị như Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc tỉnh,… xây dựng kế hoạch chi tiết; tổ chức thực hiện, tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai, làm tốt công tác tuyên truyền để đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả trong thời gian tới. Với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh cũng như sự phối hợp vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc tỉnh,… sẽ phát huy hiệu quả việc giữ gìn, bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn truyền thống.

Nguyễn Quỳnh Trâm (Tạp chí Mặt trận)



Nguồn: https://baophutho.vn/bao-ton-tieng-noi-chu-viet-cua-cong-dong-dan-toc-nguoi-khmer-225817.htm

Cùng chủ đề

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Tập huấn câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng tổ chức lớp tập huấn xây dựng câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan.Cán bộ văn hoá và nghệ nhân truyền dạy cùng các học viên tham gia lớp tập huấnTham gia lớp tập huấn CLB sinh hoạt văn hoá dân tộc Cao Lan có hơn 60 học viên là các già...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024

Ngày 30/12, đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Phú ThọDự hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND...

Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng...

Cùng tác giả

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết

Đã thành thông lệ, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng...

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực...

Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và đêm trời rét.Hà Nội sáng sớm có sương mù.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và...

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp quý IV/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất ngành...

Cùng chuyên mục

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực...

Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và đêm trời rét.Hà Nội sáng sớm có sương mù.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và...

Thanh Sơn tổ chức gặp mặt người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 6/1, Huyện Thanh Sơn tổ chức gặp mặt 242 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo huyện Thanh Sơn đã thông tin đến đại biểu người có uy tín về tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện.Trong những năm...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con...

Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ gần 4.000 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động

Thực hiện Kế hoạch của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 64/KH – LĐLĐ về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Dự kiến, Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ trao hỗ trợ gần 4.000 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động với...

DANAGO công bố bảng giá vé  Bà Nà Hills 2025

DANAGO vừa công bố bảng giá vé Bà Nà Hills trên website chính thức dng.vn của họ, bảng giá áp dụng từ ngày 01/01/2025.Cùng Báo Phú Thọ tìm hiểu những thông tin cập nhật từ DANAGO, đại lý vé Bà Nà Hills chính thức, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến du lịch Đà Nẵng 2025 sắp tới.Bảng g iá vé Bà Nà Hills chi tiết áp dụng từ ngày 01/01/2025 của DANAGO.Theo đó, DANAGO là...

Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh

Thủ đô Hà Nội ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; gió nhẹ; sáng và đêm trời rét; nhiệt độ thấp nhất 12-14 độ C, nhiệt độ cao nhất 23-25 độ C.Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 6/1, khu vực Bắc Bộ có nắng, đêm không mưa,...

Tổ chức chương trình “Tết sum vầy” cho đoàn viên, người lao động

Ngày 5/1, Công đoàn Công ty TNHH Seshin Việt Nam tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động trong Công ty.Lãnh đạo Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh và Công đoàn cơ sở trao quà Tết cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.Tại chương trình, LĐLĐ tỉnh, Công ty TNHH Seshin Việt Nam và Công đoàn cơ sở đã trao trên 90 suất quà Tết với...

Xuân về trong những “ Ngôi nhà dân vận”

Xuân đang về trên mọi nẻo đường của vùng đất Trung du, không khí Xuân đang chạm đến từng ngôi nhà, con đường, ngõ xóm, mang theo bao niềm hân hoan, hy vọng về một tương lai mới tươi đẹp. Cùng chung không khí hân hoan đó, những ngôi nhà mới - “Ngôi nhà dân vận” cho hộ nghèo đã kịp hoàn thành để người dân cùng vui Xuân, đón Tết...Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh...

Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH), tham gia các đề tài, các cuộc thi sáng tạo trong sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đang ngày càng phát triển với nhiều đề tài thiết thực, có tính ứng dụng cao trong đời sống. Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học. Xác định vai trò quan trọng này, nhiều năm qua, các trường đại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất