Powered by Techcity

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP


Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.

Theo Cục Kinh tế hợp tác, đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP tạo việc làm ổn định, giúp bà con nâng cao thu nhập.

Phát triển những sản phẩm nông nghiệp có giá trị

Việc áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất cùng với định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm từ chứng nhận đạt chuẩn OCOP là một trong những yếu tố quan trọng để nhiều mặt hàng nông sản địa phương khẳng định thương hiệu và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP tạo việc làm ổn định, giúp bà con nâng cao thu nhập.

Với nhiều địa phương, hiện nay, việc phát triển sản phẩm OCOP được coi là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, từng bước chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nhu cầu của thị trường.

Ghi nhận tại xã Đoan Hạ (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), phần lớn diện tích đất nông nghiệp được bà con nông dân sản xuất lúa 2 vụ, hiệu quả kinh tế không cao. Được ngành nông nghiệp địa phương tư vấn điều kiện thổ nhưỡng ở Đoan Hạ phù hợp với giống lúa đặc sản ST25, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ đã triển khai trồng thử nghiệm loại lúa này.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, mô hình sản xuất lúa đặc sản ST25 của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích môi trường qua từng vụ sản xuất. Việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây lúa do HTX đưa ra giúp bà con giảm được chi phí sản xuất. Sau 3 vụ, năng suất lúa trung bình đạt từ 60-65 tạ/ha, giá trị dinh dưỡng và thu nhập của giống lúa ST25 cũng cao hơn so với lúa thông thường.

Không chỉ có người dân xã Đoan Hạ thành công với giống lúa ST25, tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng hồng lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng với khoảng 300 ha, năng suất trung bình đạt khoảng 4 tấn/ha. 6-7 năm về trước, người nông dân từng phải loay hoay tìm đầu ra mỗi khi hồng chín thì nay, công nghệ sấy gió đã giúp giá trị trái hồng tươi tăng gần 10 lần.

Nhờ công nghệ sấy gió mà trái hồng dần tìm lại được vị thế trong “bản đồ nông sản” phố núi, góp phần làm cho kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Lang Biang trở nên khấm khá.

Với chứng nhận 4 sao OCOP, thương hiệu hồng sấy gió vùng cao nguyên Lâm Viên được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và ưa dùng bởi chất lượng thơm ngon, sạch tự nhiên.

Để đa dạng sản phẩm chế biến, người dân nơi đây đã trồng thêm một số giống mới như hồng trứng lốc, tám hải, vuông đồng… Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường Nguyễn Trọng Bình cho biết, mục tiêu hướng đến của xã là xuất khẩu hồng sấy gió.

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Mô hình sản xuất hồng sấy gió của Lâm Đồng.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Cây hồng đã đem lại nhiều giá trị thiết thực cho bà con phố núi. Từ chỗ được trồng xen canh trên những đồi chè, vườn cà-phê để ăn trái, theo thời gian, hồng trở thành đặc sản của vùng đất này.

Được sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ tổ chức JICA Nhật Bản, hiện nay hồng sấy gió đã trở thành mặt hàng nông sản nổi tiếng của phố núi Đà Lạt. Việc sấy hồng không khó, không cần các chất phụ gia, chất bảo quản nên người dân có thể dễ dàng áp dụng công nghệ này tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Sau khi được hái từ trên cây, gọt sạch vỏ, ngâm qua nước nóng hoặc rượu sake, những trái hồng sẽ được người nông dân treo bằng dây hoặc móc thành hàng dài trước cửa nhà hoặc trong nhà màng để sấy gió, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa núi rừng. Áp dụng “công nghệ hoshigaki” (công nghệ hồng treo gió) đã giúp trái hồng gia tăng giá trị và lợi nhuận kinh tế cho người nông dân.

Theo tính toán của người dân, trung bình 6 kg trái hồng tươi sau khi sấy gió sẽ được 1 kg thành phẩm. Mỗi ki-lô-gam hồng sấy gió giúp người sản xuất có lãi từ 150.000-200.000 đồng sau khi trừ chi phí.

Trở lại với xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giống lúa đặc sản ST25 được xem là mũi đột phá trong thay đổi giống cây trồng, nâng cao giá trị hạt gạo cũng như hướng tới phát triển mô hình lúa hàng hóa chất lượng cao tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND xã Đoan Hạ Nguyễn Mạnh Hà cho biết, sau 4 vụ sản xuất, giống lúa ST25 đã chứng minh hiệu quả cao. Địa phương đã có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất lúa đặc sản ST25. Để thực hiện kế hoạch, chính quyền địa phương đã vận động người dân dồn điền đổi thửa, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ tổ chức HTX tích ruộng đất, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất. Đối với giống lúa này, xã đang xây dựng tiêu chuẩn VietGAP và hướng đến là sản phẩm OCOP 4 sao từng bước trở thành giống lúa hàng hóa…

Còn theo Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ Nguyễn Tiến Công, để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thương hiệu nông sản, HTX dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ đã hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm lúa ST25. “Để bà con sản xuất theo một tiêu chuẩn bảo đảm thì HTX đã phối hợp với ban chỉ đạo sản xuất xã làm công tác tuyên truyền cho bà con hiểu rõ quy trình của một sản phẩm tiêu chuẩn VietGAP và OCOP như thế nào”, anh Công cho biết.

Ngoài sự nỗ lực và vận dụng cơ chế, chính sách trong khuyến khích tính tự chủ của địa phương, Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh Phú Thọ được ban hành năm 2021 cũng được xem là kim chỉ nam cho việc áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, thúc đẩy lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại địa phương.

Cùng với Nghị quyết số 22, ngành nông nghiệp cũng đã và đang tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế tập thể, HTX tiếp cận với những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản bền vững.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy Nguyễn Trọng Luyện nhấn mạnh: “Những năm tới, quan điểm của huyện là sẽ dành nguồn lực nhất định để hỗ trợ xúc tiến thương mại… nhất là những mô hình mang tính chất trọng điểm…”.

Từ thực tế sản xuất tại các địa phương việc phát triển sản phẩm OCOP, ngoài nâng cao giá trị nông sản, còn là một nhân tố quan trọng – một mặt hàng đặc biệt trong phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ hữu cơ. Sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.

Theo các nhà kinh tế, ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP. Và để hai mặt hàng này có thể gắn kết với nhau, tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có lẽ cần nhiều hơn nữa những chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Theo nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/tao-noi-luc-tu-san-pham-ocop-225275.htm

Cùng chủ đề

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.Bận rộn...

Xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Những năm qua, việc đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) luôn được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện hiệu quả. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.Tuyến đường liên xã Minh Côi, Văn Lang, huyện Hạ Hòa được...

Văn miếu tỉnh Hưng Hóa

Trên đỉnh núi Trúc, làng Trúc Phê (nay là khu 3), thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, nơi đây đã từng tồn tại Văn miếu tỉnh Hưng Hóa với quy mô tương đối bề thế, là biểu tượng cho đạo học và truyền thống tôn sư trọng đạo của Nhân dân địa phương thời bấy giờ.Dù hiện nay, Văn miếu tỉnh Hưng Hóa chỉ tồn tại trong các tư liệu lịch sử nhưng sẽ là chỉ dẫn quan...

Phát triển thương hiệu chè Long Cốc

Long Cốc là một trong những xã có diện tích trồng chè lớn nhất tại huyện Tân Sơn. Những đồi chè ngút ngát một màu xanh mướt mát nơi đây như điểm nhấn cho sự sung túc của vùng chè Đất Tổ. Những năm qua, cùng với việc phát triển du lịch gắn với đồi chè, chính quyền xã đã khuyến khích người dân từng bước xây dựng thương hiệu chè Long Cốc trở thành sản phẩm đặc trưng,...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2025

Nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, BHXH tỉnh Phú Thọ thực hiện chi trả gộp lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng 1, tháng 2 năm 2025 vào kỳ chi trả tháng 1 năm 2025.Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện văn hóa phường Minh Nông, TP Việt Trì.Cụ thể, với hình thức...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Cùng chuyên mục

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Niềm vui từ khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

Về thăm khu 7, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui, sự phấn khởi của bà con Nhân dân khi khu vừa được công nhận là khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Những ngôi nhà kiên cố, khang trang, đường bê tông sạch đẹp, có cây bóng mát, hoa nở rực rỡ ven đường; nhà văn hóa được xây mới khang trang, hiện đại...Người dân tích cực trồng hoa, cây...

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc...

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hạ Giáp

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, phát huy nội lực trong Nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Phát triển rừng cây gỗ lớn

Mở rộng diện tích rừng cây gỗ lớn để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu rừng cây gỗ...

Nỗ lực sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng

Năm 2024, tác động của lạm phát, sự biến động mạnh của thị trường quốc tế, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất cùng chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của doanh nghiệp trong các...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổng kết công tác hội năm 2024

Ngày 25/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp hội viên đến thăm, làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.Hội Doanh nhân trẻ tỉnh hiện có trên 180 hội viên tham gia hoạt động. Các thành viên trong Hội hoạt động sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề như: Ngân hàng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất