Powered by Techcity

Mái trường bách niên


Kề cận với Đền Mẫu Âu Cơ, đất Động Lâm xưa (nay là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa) vẫn còn lưu giữ được mái trường cổ kính đã tròn một trăm tuổi. Trải qua bao thăng trầm dâu bể, dẫu không còn tiếng giảng bài của giáo viên, tiếng nô đùa của trẻ nhỏ, ngôi trường cổ kính rêu phong vẫn vững chãi với những nét kiến trúc đặc trưng như một chứng nhân của lịch sử, niềm tự hào về truyền thống hiếu học, bất khuất của người dân nơi đây…

Mái trường bách niên

“Trường ngói Động Lâm” giờ là Nhà văn hóa khu 3, xã Hiền Lương.

Chứng nhân lịch sử

Nằm trên cánh đồng chiêm trũng, thấp hơn Quốc lộ 32 cả mét, vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhà văn hóa khu 3 xã Hiền Lương bị ngập trong bùn nước suốt cả chục ngày. Nhìn vết bong tróc trên tường xây có dấu hiệu vôi vữa bở bục do ngâm nước lâu ngày, ông Nguyễn Văn Trương – người được giao nhiệm vụ trông nom khu nhà văn hóa trăn trở: “Đây nguyên là một trong những ngôi trường tiểu học đầu tiên của tỉnh, đã có cả trăm năm tuổi. Bao năm chiến tranh, mưa bão cùng lắm cũng chỉ làm mái ngói xô lệch chứ chưa lần nào tổn thất, hư hại như thế này. Cũng như con người, tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, “cụ” cũng cần được chăm sóc, nghỉ ngơi dưỡng sức…”. Sinh năm 1954, từng được học tại ngôi trường này, ông Trương cũng như bao người dân trong xã luôn gắn bó, tự hào khi nhắc đến công trình cổ kính, độc đáo này của quê hương.

Dẫu nhiều lần thay đổi công năng, lúc làm nhà kho, lúc làm nhà văn hóa khu nhưng tên gọi “Trường ngói Động Lâm” vẫn được người dân quanh vùng sử dụng cả trăm năm nay với niềm hãnh diện về công trình trường học lợp ngói khang trang đầu tiên của đất Mẫu Hạ Hòa.

Lịch sử Đảng bộ xã Động Lâm (1930-2000) viết rõ: “Từ cuối thế kỷ XIX mãi đến năm 1924 thực dân Pháp mới cho xây dựng Trường Tiểu học Động Lâm. Cả tổng Động Lâm mới có 1 trường học và là 1 trong 6 trường của tỉnh Phú Thọ lúc đó”.

Mái trường bách niên

Tên Thông sứ người Pháp xây trường và năm xây dựng được đắp nổi chính giữa.

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, năm 1923, người Pháp cho mở 1 lớp học đầu tiên tại xóm Minh Khai, tổng Động Lâm trước kia (nay thuộc khu 3, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa) với 12 học sinh. Năm 1924, số học sinh bắt đầu tăng lên, người Pháp đã cho xây dựng một ngôi nhà ngói 3 gian để làm lớp học. Năm học 1924 -1925, Trường chính thức được thành lập với hệ thống lớp học từ lớp 1 đến lớp 3 với tên gọi là Trường Kiêm bị Động Lâm (tức là trường tiểu học có đủ các lớp) do thầy giáo Nguyễn Quy Hán làm Hiệu trưởng. Tại thời điểm đó, nhà trường là nơi tiếp nhận học sinh của cả vùng: Các xã phía Bắc của huyện Hạ Hòa, các xã phía Nam của tỉnh Yên Bái và một số xã thuộc phía Đông của tỉnh Nghĩa Lộ.

Trường Động Lâm nằm ngay bên đường lớn, phía Hữu ngạn sông Hồng được xây bằng gạch, xi măng, lợp ngói. Toàn ngôi trường là ba phòng cao, rộng, có cửa kính, cửa chớp. Bàn học sinh toàn bằng gỗ lim, chắc chắn. Đầu phía trên trường xây còn có một phòng bằng tre, nứa. Khuôn viên nhà trường rộng vừa phải, đủ sân chơi cho khoảng 120 -150 học sinh. Mặt trước trường có bờ rào dâm bụt cắt tỉa gọn gàng, có một ao trường ở đầu trên khuôn viên. Cổng trường được xây trụ vững chãi trên gắn biển đề: ÉCOLE DE ĐỘNG LÂM (Trường Động Lâm).

Trải qua một thế kỷ với bao biến động thăng trầm, ngôi trường ngói từng một thời khang trang, bề thế nhất vùng giờ đã phần nào xuống cấp với những mảng tường bong tróc, vài cánh cửa gỗ hư hỏng, toàn bộ hệ thống cửa chính trước đây nhìn ra phía cánh đồng giờ được chuyển sang phía đối diện, nhìn ra Quốc lộ 32. Nhưng về tổng thể, công trình có kiến trúc phương Tây vẫn giữ nguyên dáng vẻ, kết cấu chắc chắn từ mái ngói đến thay ray, xà gồ, xà ngang. Trên tường, dòng chữ A.E. HUC KEL 1924 (tên Thông sứ người Pháp xây trường) màu đỏ vẫn nổi bật trên nền ve vàng; hai bên cửa chính là đôi câu đối Hán tự. Trong dòng chảy sôi động của cuộc sống hiện đại, đất quê Hiền Lương đang thay đổi từng ngày, ngôi trường cổ kính vẫn trầm mặc kiên gan cùng tuế nguyệt như một nhân chứng sống, dấu mốc cho một thời kỳ lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc…

Viết tiếp trang sử vàng truyền thống

Khi xây dựng Trường Kiêm bị Động Lâm, mục đích của người Pháp là đào tạo đội ngũ tay sai, phục vụ cho việc cai trị, khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với mưu đồ thâm độc này, Trường ngói Động Lâm với những người thầy tâm huyết đã đào tạo nên những thế hệ học sinh giỏi kiến thức, giàu lòng yêu nước, bổ sung cho đội ngũ cách mạng những chiến sỹ kiên trung quả cảm. Mặc dù bảng hiệu bằng tiếng Pháp, tên người Pháp xây trường được đắp nổi chính giữa, câu đối bằng Hán tự. Nhưng chỉ riêng nội dung câu đối do quan Tuần phủ Phú Thọ soạn năm 1924: “Âu phong Mỹ vũ, dân trí phương quạch toàn bằng ư tiểu học sơ cơ dĩ tần quang điểm/Tiểu tử long tôn, dĩnh thù bất luyến dương cập thử anh niên cường lực cộng bộ tiền trình (dịch nghĩa: Châu Âu, châu Mỹ đang phát triển khoa học như vũ bão, họ cũng đi từ kiến thức tiểu học mà nên/Con cháu Rồng Tiên cũng phải cố gắng theo học ở trường này để tiến kịp họ) cũng đã thể hiện rất rõ ý chí, khát vọng tự chủ, tự cường, xây dựng quê hương giàu đẹp của các thế hệ người Việt nơi đây.

Mái trường bách niên

Câu đối do quan Tuần phủ Phú Thọ soạn.

Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Hoà (1930-1998) ghi lại: “Tháng 6/1940 đồng chí Trần Thị Minh Châu – Uỷ viên Ban cán sự Đảng khu D đang hoạt động ở Cát Trù (Cẩm Khê) được giao nhiệm vụ phát triển cơ sở lên Nang Sa, Hiền Lương. Đồng chí đã bắt mối với học sinh Trường tiểu học Động Lâm- Hiền Lương thành lập tổ chức Phản đế”. Sự kiện này là minh chứng cho thấy giữa nhà trường và tổ chức Đảng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Là một trong những cơ sở quan trọng của Đảng, tại thời điểm này, một số giáo viên, học sinh của nhà trường đã được giác ngộ và nhận được sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng trở thành những nhân tố then chốt trong việc tham gia vào các hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Ngô Minh Loan và đồng chí Bình Phương, Đội du kích Âu Cơ, Đội du kích Động Lâm, đội cảm tử quân… lần lượt được ra đời và sau đó là việc thành lập Chiến khu Vần – Hiền Lương. Những học sinh của Trường cấp 1 Động Lâm là thành viên chính trong các tổ chức này. Ngày 22/06/1945, các chiến sĩ thuộc Chiến khu Vần – Hiền Lương đã tổ chức đánh Nhật tại khu vực Đèo Giang (xứ Vần – Hiền Lương). Ngày 02/08/1945, quân đội Việt Minh giải phóng thủ phủ Hạ Hòa, chính quyền Cách mạng được thành lập. Thầy giáo Nguyễn Lương Thường – giáo viên của Trường khi đó đã tham gia giành chính quyền và được cử giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Cách mạng huyện Hạ Hòa.

Mái trường bách niên

Trải qua 100 năm, công trình đã có dấu hiệu xuống cấp.

Cách mạng tháng Tám thành công, “Trường ngói Động Lâm” tiếp tục sứ mệnh lịch sử là nơi giáo dục, đào tạo những thế hệ công dân của một quốc gia độc lập, tự do. Trong các cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp trở lại xâm lược và chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, nhiều lần trường phải sơ tán, chuyển địa điểm và đến năm 1977, khi Trường chính thức chuyển về Gò Trống thì “Trường ngói” được trưng dụng làm nhà kho, trường mầm non, nhà văn hóa, tiếp tục phục vụ đời sống người dân.

Mái trường bách niên

Hiệu trưởng Nguyễn Lương Thường (người đội khăn xếp ngồi giữa) cùng các giáo viên và học sinh (ảnh chụp năm 1950, do gia đình cung cấp).

Ông nội từng cho các thầy giáo đến ở nhờ, bố đẻ từng là học sinh “Trường ngói Động Lâm”, cô giáo Nguyễn Thị Thúy Diệp giờ đang là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Động Lâm chia sẻ: “Qua 100 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy và trò Trường Tiểu học Động Lâm đã viết nên trang sử vàng truyền thống rất đáng tự hào với những tấm gương anh hùng liệt sĩ, thương, bệnh binh đã không quản ngại hy sinh, mất mát vì độc lập, tự do cho Tổ quốc; rất nhiều tướng lĩnh, cán bộ cấp cao, trí thức, người lao động đã và đang ngày đêm đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống vẻ vang của Nhà trường là động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, thôi thúc các thế hệ thầy và trò Trường Tiểu học Động Lâm hôm nay nỗ lực vượt khó, phấn đấu thi đua dạy tốt học tốt, xứng đáng với các thế hệ đi trước. Nhà trường đã chuyển sang địa điểm mới, được đầu tư xây dựng khang trang nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở, giới thiệu cho học sinh về địa điểm “Trường ngói Động Lâm”. Chúng tôi rất mong muốn công trình “Trường ngói” được gìn giữ, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho học sinh và Nhân dân tự hào về truyền thống hiếu học, bất khuất của quê hương”.

Cùng chung quan điểm với cô giáo Nguyễn Thị Thúy Diệp, đồng chí Nguyễn Văn Kiên – Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương chia sẻ: “Sử dụng làm nhà văn hóa khu 3 đã nhiều năm, công trình nguyên là Trường Kiêm bị Động Lâm đã tròn 100 tuổi đang có dấu hiệu xuống cấp. Xã đã có kế hoạch chuyển nhà văn hóa sang địa điểm khác. Với những giá trị lịch sử đặc biệt, chúng tôi rất mong muốn được lưu giữ công trình làm nơi sinh hoạt, giáo dục truyền thống cho con em trong xã…”.

Giữ lại công trình mang dấu ấn lịch sử làm địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là mong muốn chung của chính quyền và người dân Hiền Lương để trang sử vàng hiếu học, kiên gan bất khuất của người dân vùng đất Mẫu tiếp tục phát triển, lan tỏa.

Cao Khôi



Nguồn: https://baophutho.vn/mai-truong-bach-nien-225043.htm

Cùng chủ đề

Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng...

Chuyện kể từ bảo tàng

Những ngày này, Phú Thọ rực rỡ các băng zôn, cờ, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Hòa cùng đoàn khách tham quan Bảo tàng Hùng Vương, chúng tôi được nghe thuyết minh viên Nguyễn Thị Nhàn giới thiệu chi tiết những tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý từ các cuộc kháng chiến trên...

Phú Thọ có 2 giáo viên được trao giải “Cánh én hồng” toàn quốc

Trong 2 ngày 29 và 30/11, tại thành phố Hải Phòng, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao Giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương Phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hanh và thầy Bùi Tuấn Sơn được Hội đồng Đội Trung ương tuyên dương, khen thưởng Phụ trách...

Phú Thọ có 2 giáo viên được trao phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc

Trong 2 ngày 29 và 30/11, tại thành phố Hải Phòng, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao Giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương Phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hanh và thầy Bùi Tuấn Sơn được Hội đồng Đội Trung ương tuyên dương, khen thưởng Phụ trách...

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tích cực thực hiện các công trình, phần việc mang tên Hội Nông dân, qua đó góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao hướng đến NTM kiểu mẫu tại các địa phương.Hội...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Cùng chuyên mục

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Đề xuất công ty du lịch Đà Nẵng uy tín năm 2025

Nhiều công ty du lịch tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường du lịch, DANAGO được du khách đánh giá là đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu trong năm 2024, đồng thời là thương hiệu hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.Trong suốt những năm qua, DANAGO không chỉ duy trì vị trí TOP 1 trong danh sách các công ty du lịch Đà Nẵng hàng đầu, mà còn nỗ lực phát...

Bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” tại Yên Lập

Ngày 26/12, Viettel Phú Thọ phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức khánh thành, bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” cho gia đình anh Đinh Văn Lương - Bí thư Chi đoàn khu Hon, xã Xuân An, huyện Yên Lập.Đại diện lãnh đạo Viettel Phú Thọ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Ngôi nhà 100 đồng” cho anh Đinh Văn Lương.Gia đình anh Lương thuộc diện hộ nghèo với 7 nhân khẩu, bố mẹ anh già yếu, thường...

Thanh Sơn quan tâm thực hiện chính sách dân số

Xác định đầu tư cho nguồn lực con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, tập trung triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhờ đó, công tác dân số...

chiếc ghế gắn kết cộng đồng

K’pan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê Đê. K’pan được làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi để diễn tấu cồng chiêng trong các dịp cưới hỏi, ma chay, thực hiện các nghi lễ truyền thống. Ghế K’pan không chỉ là vật dụng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình mà còn là thước đo về sự giàu có, là biểu hiện của tình bằng hữu, sự gắn...

Chung tay xoa dịu nỗi đau

Nhằm chia sẻ những mất mát với các gia đình có nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) phải gánh chịu, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do TNGT. Đồng thời, qua đó khuyến cáo, cảnh tỉnh mỗi người hãy xây dựng môi trường văn hóa giao thông, tuân thủ pháp luật, góp phần giảm thiểu TNGT.Đoàn...

Ra mắt phim điện ảnh “Kính Vạn Hoa”

Bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức ra mắt khán giả cả nước. Phim có sự tham gia của cả ê kíp diễn viên của bản truyền hình năm xưa và lứa diễn viên mới ngày nay.Phim có cảnh quay đẹp, nên thơ. (Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp)Dàn diễn viên từng đóng bản truyền hình năm 2005 bao gồm Ngọc Trai (Quý Ròm), và Vũ Long...

Chăm sóc sức khỏe vị thành niên

Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) cho vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của các thế hệ. Xác định được mục tiêu đó, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp, đưa hoạt động này đi vào...

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Tháng hành động Quốc gia về Dân số (1/12-31/12) và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024 được phát động trên cả nước với chủ đề: Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc. Mục đích của Tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất