Powered by Techcity

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025


Chỉ gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025, không khí tại các vườn đào trên địa thành phố Việt Trì đang trở nên hối hả, nhộn nhịp. Các hộ dân đang gấp rút thực hiện công đoạn tuốt lá để đảm bảo những cây đào sẽ nở hoa đúng dịp Tết.

Tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì hiện có hai hộ trồng đào bán vào dịp Tết 2025, trong đó, gia đình bà Nguyễn Thị Chúc dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường 400 cây đào bích, đào phai cùng với 200 cành đào. Để đảm bảo hoa nở đúng dịp, bà Chúc đã huy động 8 người trong gia đình thực hiện công đoạn tuốt lá và phải mất 15 ngày mới hoàn thành công việc này.

Bà Chúc cho hay: “Việc tuốt lá cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật, cần bảo vệ các mắt hoa bởi đây là những nụ hoa chuẩn bị nở. Nếu chưa thành thạo, cần tuốt từng lá, không nên tuốt lá thẳng ngược lên, như vậy sẽ làm tổn thương các mầm nụ. Cùng với việc tuốt lá, những gốc đào cũng được bổ sung đất tơi xốp, có thêm dinh dưỡng chuẩn bị nuôi hoa”.

Ngoài ra, tùy vào mỗi loại đào mà thời gian tuốt lá cũng khác nhau. Việc tuốt lá được làm khi cây đào đã ổn định trong chậu, sau khi cây đã được đánh ra và trồng vào chậu khoảng một tuần. Đây là thời điểm thích hợp để đào bắt đầu đâm nụ, cho hoa nở đúng thời điểm Tết.

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Việc tuốt lá sẽ bắt đầu vào cuối tháng 10 và đầu tháng tháng 11 âm lịch.

“Đào bích thường được tuốt lá trước, đào phai tuốt sau cùng bởi có nhiều cây đào thế, dáng to. Cây nhỏ sẽ mất khoảng 30-40 phút để tuốt, trong khi cây to, cành dai có thể mất cả buổi” – bà Chúc cho biết thêm.

Trồng đào thường phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tuy nhiên vẫn có những kỹ năng nhất định để mùa vụ thành công, trong đó, tuốt lá là yếu tố quan trọng. Thời tiết và bàn tay con người là yếu tố tác động để hoa nở. Nếu công đoạn tuốt lá thực hiện đúng thời điểm, thời tiết thuận lợi thì đào sẽ cho ra những nụ hoa to, đẹp, đều và đúng dịp.

Ngoài việc tuốt lá, công việc chăm sóc đào Tết còn bao gồm việc tạo dáng, tỉa cành, làm thế cho cây để đạt được hình dáng đẹp mắt, phù hợp với thị hiếu của người mua.

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Công việc tuốt lá đòi hỏi sự tỉ mỉ

Tại Làng nghề hoa đào Nhà Nít, xã Thanh Đình, TP Việt Trì, chúng tôi cảm nhận được không khí nhộn nhịp, tất bật, hối hả nơi đây. Làng nghề hoa đào Nhà Nít nổi tiếng với các sản phẩm đào thế, đào bích, đào phai. Những cây đào thế có giá trị kinh tế cao, nhất là khi được bán vào dịp Tết.

Những ngày này, anh Hoàng Xuân Lương, một trong những hộ trồng đào thuộc Làng nghề hoa đào Nhà Nít phải thuê 4-5 thợ tuốt lá đào. Trung bình một ngày những người làm thuê tuốt được khoảng 10 cây đào bé với tiền công 400.000 đồng/ngày.

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Anh Hoàng Xuân Lương miệt mài, tỉ mỉ tuốt từng lá đào.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng đào, anh Lương chia sẻ: “Thường thì việc tuốt lá sẽ bắt đầu vào cuối tháng 10 và đầu tháng tháng 11 âm lịch, trước Tết khoảng 60 ngày. Năm nào thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày, như năm nay, thời tiết nóng nên tuốt lá tầm này là hợp lý.

Các nhà vườn sẽ bắt đầu bán đào và trở nên tấp nập từ ngày 10/12 âm lịch. Giá bán đào Tết anh Lương dự kiến sẽ dao động từ 100-400 đồng/cành, còn đối với cây đào, giá từ 500.000 – 1.500.000 đồng/cây bé và từ 15 đến 20 triệu đồng/cây lớn”.

Theo ông Lê Văn Lý – Trưởng Làng nghề hoa đào Nhà Nít, tính đến thời điểm hiện tại, thời tiết được cho là thuận lợi để các hộ dân chăm sóc, tiến hành các bước tuốt lá, chuẩn bị cho công đoạn nuôi mắt, cho đào ra nụ để sẵn sàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2025.

Với 126 hộ trồng đào trên diện tích 7,5ha, trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, làng nghề dự kiến sẽ cung ứng khoảng 40.000 cây đào các loại phục vụ nhu cầu thị trường. Để đạt được con số này, mỗi gia đình trồng đào phải chăm sóc từ 100-200 cây đào, một số hộ đặc biệt còn trồng trên 1000 cây.

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Làng nghề hoa đào Nhà Nít dự kiến sẽ cung ứng khoảng 40.000 cây đào các loại ra thị trường.

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với nghề trồng đào là sự phụ thuộc vào thời tiết. Bởi vậy, với những người trồng đào mong muốn từ nay đến Tết Nguyên Đán là thời tiết thuận lợi để hoa nở đúng dịp.

Những ngày cuối năm, hình ảnh bà con miệt mài chăm sóc từng cây đào, từng cành đào thể hiện tình yêu với nghề, với Tết và với những giá trị truyền thống của vùng đất Phú Thọ. Trong không khí đó, những người trồng đào luôn mong đợi một mùa vụ thành công, để những cây đào nở rộ, mang lại niềm vui, hy vọng cho mọi người trong những ngày đầu Xuân.

Bảo Thoa



Nguồn: https://baophutho.vn/nguoi-dan-tat-bat-tuot-la-dao-chuan-bi-cho-vu-tet-nguyen-dan-2025-223991.htm

Cùng chủ đề

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Xuân về trong những “ Ngôi nhà dân vận”

Xuân đang về trên mọi nẻo đường của vùng đất Trung du, không khí Xuân đang chạm đến từng ngôi nhà, con đường, ngõ xóm, mang theo bao niềm hân hoan, hy vọng về một tương lai mới tươi đẹp. Cùng chung không khí hân hoan đó, những ngôi nhà mới - “Ngôi nhà dân vận” cho hộ nghèo đã kịp hoàn thành để người dân cùng vui Xuân, đón Tết...Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh...

Giữ màu xanh no ấm

Khi mùa Xuân mới đang đến gần cũng là lúc những rừng cây đâm chồi, nảy lộc, đất trời Thanh Sơn như được khoác lên mình màu áo mới đầy sức sống. Thanh Sơn hôm nay đã trải dài màu xanh ngút ngát của keo, bạch đàn... Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân nâng niu, chăm sóc bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định mà còn là “lá phổi...

Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các làng nghề làm bánh chưng gia truyền. Làng trên ngõ dưới, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nói, tấp nập người gói bánh. Từ ngõ vào nhà xanh rợp màu lá dong, thoang thoảng hương gạo nếp ngâm dậy mùi quyện theo làn khói bếp mỏng tan...Nghề làm bánh chưng được người dân xã Hùng Lô truyền từ đời này sang đời khác.Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

Bắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất