Powered by Techcity

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường


Những năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đồng bào dân tộc Mường, huyện Tân Sơn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa ngôi nhà sàn truyền thống – nó là minh chứng rõ nhất về cuộc sống và phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng người Mường nơi đây.

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường

Gia đình ông Rạch (ở giữa) hiện vẫn giữ được ngôi nhà sàn truyền thống.

Chúng tôi có dịp đến bản Cón, thăm ngôi nhà sàn của già làng Hà Văn Rạch (93 tuổi), xã Thu Cúc, được biết gia đình ông Rạch là một trong những hộ còn lưu giữ được nhà sàn và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường.

Dưới cái nắng hanh hao, ngôi nhà sàn lưng tựa bên đồi, sự yên ả nên thơ khiến chúng tôi ai đấy đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi mới chỉ vừa đặt chân đến đầu nhà. Già làng Rạch bảo: “Nhà này có từ lâu lắm rồi, trong nhà của cải cũng không giá trị bằng nếp nhà sàn này đâu vì nó là tất cả tinh thần, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Mường chúng tôi đấy”.

Với người Mường, sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, còn gầm sàn nhà dùng để chứa các dụng cụ sản xuất, trước đây họ dùng để nhốt các gia súc, gia cầm tuy nhiên ngày nay, để bảo đảm vệ sinh môi trường, bà con không còn nuôi gia súc dưới gầm sàn nữa, mà tận dụng làm nơi sinh hoạt của gia đình, phù hợp với cuộc sống hiện đại. Giữa các gian trong nhà thường không có vách ngăn một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính chất tượng trưng. Không gian nhà được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Nhà thường có nhiều cửa sổ, bởi thế nên trong nhà luôn ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Hà Thị Lý – Chủ nhiệm Câu lạc bộ dân gian xã Thu Cúc chia sẻ: Qua thời gian, những ngôi nhà sàn cũng dần mai một tuy nhiên không phải vì thế mà nhà sàn không còn hiện hữu trong đời sống của đồng bào Mường, những ngôi nhà sàn như thế này ở đây vẫn còn nhiều lắm, chúng tôi vẫn thường biểu diễn văn nghệ, hát múa bên những ngôi nhà sàn truyền thống như thế này để mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào mình và cho thế hệ trẻ thêm yêu và có ý thức gắn bó, giữ gìn.

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường

Khung cơ bản của nhà sàn đồng bào Mường.

Hiện nay, chưa có thống kê cụ thể về số lượng nhà sàn của đồng bào Mường trên địa bàn huyện tuy nhiên các địa phương luôn tích cực tuyên truyền Nhân dân gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng mình trong đó có việc gìn giữ những nếp nhà sàn truyền thống, thậm chí là gắn với phát triển du lịch. Tiêu biểu như các bản Dù, Lấp, Cỏi… xã Xuân Sơn hiện nay.

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên độc đáo cũng những nét văn hóa của đồng bào Mường, Dao, Xuân Sơn hiện nay đang là một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách khi đặt chân đến Phú Thọ. Vì thế việc lưu giữ, bảo tồn những nếp nhà sàn truyền thống cũng là cách để người dân tạo sức hút trong phát triển du lịch tại vùng đất này.

Từng có dịp về xã Xuân Sơn cách đây không lâu, trong một lần đến thăm nhà sàn của người Mường, ông Hoàng Công Bất – Người uy tín của xã chia sẻ với chúng tôi: “Nhà sàn vẫn còn nhiều nhưng để giữ được những bếp cổ gắn liền với không gian sinh hoạt trong ngôi nhà sàn như thời xưa thì không còn bao. Với người Mường chúng tôi, trên nhà sàn không có bếp lửa thì không phải người Mường. Theo thời gian, ngày nay quan niệm đó đã dần mai một song vẫn được giữ lại những phong tục của người bản địa”.

Qua trò chuyện với người dân trong bản, chúng tôi được hiểu thêm với đồng bào Mường xưa kia, bếp được coi là linh hồn của ngôi nhà, đây không chỉ là nơi chuẩn bị những món ăn mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình. Không gian bếp gồm bếp nấu và gác bếp. Gác bếp được dùng để sấy khô các lương thực, thực phẩm như: Thịt, ngô giống, lúa giống… và một số nông cụ. Kiềng bếp được người Mường coi là vua bếp, Tết đến người dân trong bản thường treo một bó nhỏ vừa nắm tay gồm: Trẩu, trầu, cau, vôi, thuốc lào vào dựa bếp để cúng vua bếp, cầu mong về sự bình yên, no đủ…

Đa phần những gia đình có người già thì vẫn giữ được bếp trong ngôi nhà, thường là để sưởi ấm khi trời lạnh hoặc không ngủ được dậy sớm đun nước. Còn đối với cô dâu mới về nhà chồng là tiện để sáng dậy sớm nhóm lửa, đun nước, chuẩn bị cơm mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình.

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường

Không gian bếp của người Mường, bản Lấp, xã Xuân Sơn.

Để phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân, nâng cao nhận thức, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có gìn giữ nếp nhà sàn truyền thống, khuyến khích người dân sửa chữa, tôn tạo đảm bảo với cuộc sống mới nhưng không làm mất đi nét đặc trưng của nhà sàn người Mường.

Thu Hương



Nguồn: https://baophutho.vn/gin-giu-nep-nha-san-cua-nguoi-muong-223794.htm

Cùng chủ đề

Già làng Hà Văn Nấp

72 năm tuổi đời, 44 năm tuổi Đảng, ông Hà Văn Nấp - già làng, người có uy tín khu Văn Tân, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn luôn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông là điểm tựa, tấm gương sáng của bản người Mường nơi đây để Nhân dân trong khu, đặc biệt là thế hệ trẻ noi theo.Văn Tân- với đặc...

Quy tắc bàn tay vàng

Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024) vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng cho các xã nằm trong vùng dự án.Tại các lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn vận hành và quản...

Phù Ninh đẩy mạnh công tác an sinh xã hội

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, giúp giảm nghèo bền vững.18 con bò...

Hỗ trợ 350 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại huyện Cẩm Khê

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 3/12, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cẩm Khê phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư trao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Mai Văn Ứng tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê.Lãnh đạo huyện Cẩm Khê tặng quà cho gia đình ông Mai Văn Ứng.Gia...

Tập huấn lồng ghép giới cho cộng đồng

Trong 11 ngày từ 22/11 đến 2/12, Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 6 lớp tập huấn cho 480 người là cán bộ thôn/ bản, người có uy tín, người tiên phong... trong khu dân cư của các xã: Thu Ngạc, Lai Đồng, Văn Luông, Long Cốc, Thu Cúc, Mỹ Thuận về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng.Các học viên trao đổi những tình huống mà ban tổ chức đưa ra.Tại các lớp tập...

Cùng tác giả

Trang bị kiến thức về an toàn giao thông cho công nhân, lao động

Hiện nay, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đang thu hút, tạo việc làm cho hơn 42.000 công nhân lao động (CNLĐ). Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực này rất đông, dễ xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước tình hình đó, các ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương đã đẩy...

Đặng Minh Khiêm – Vị đại khoa tài đức của Đất Tổ

Đặng Minh Khiêm thi đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487). Ông giữ chức Thượng thư kiêm Sử quán Tổng tài và hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong suốt quá trình làm quan, ông được người đời đánh giá có tài năng và phẩm chất cao đẹp.Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) - khoa Đặng Minh Khiêm đỗ Hoàng giáp.Tuy nhiên các thư tịch có nhiều mâu thuẫn...

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Tuần lễ hồng EVN lần thứ X

Hưởng ứng chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động từ ngày 2/12 đến ngày 8/12, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Phú Thọ đã tổ chức cho cán bộ, người lao động hiến máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.Cán bộ, nhân viên Công ty Điện lực Phú Thọ đăng ký hiến...

Giữ vững sự ổn định của thị trường

Năm 2024, nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với các đơn vị, địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại.Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và...

Cùng chuyên mục

Trang bị kiến thức về an toàn giao thông cho công nhân, lao động

Hiện nay, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đang thu hút, tạo việc làm cho hơn 42.000 công nhân lao động (CNLĐ). Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực này rất đông, dễ xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước tình hình đó, các ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương đã đẩy...

Đặng Minh Khiêm – Vị đại khoa tài đức của Đất Tổ

Đặng Minh Khiêm thi đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487). Ông giữ chức Thượng thư kiêm Sử quán Tổng tài và hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong suốt quá trình làm quan, ông được người đời đánh giá có tài năng và phẩm chất cao đẹp.Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) - khoa Đặng Minh Khiêm đỗ Hoàng giáp.Tuy nhiên các thư tịch có nhiều mâu thuẫn...

Tuần lễ hồng EVN lần thứ X

Hưởng ứng chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động từ ngày 2/12 đến ngày 8/12, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Phú Thọ đã tổ chức cho cán bộ, người lao động hiến máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.Cán bộ, nhân viên Công ty Điện lực Phú Thọ đăng ký hiến...

Khu vực Bắc Bộ mưa rải rác, trời chuyển lạnh, có nơi dưới 10 độ C

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh từ ngày 7/12 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 6/12, bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục tiến gần đến biên giới nước ta.Trên đất liền, ngày 6/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ...

Bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”

Trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu quốc trước đây, cũng như trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng cựu chiến binh (CCB) ngày càng phát triển lớn mạnh. Luôn giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, lớp lớp CCB trong tỉnh luôn ra sức thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính...

Hướng dẫn vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Viện KSND huyện Tân Sơn phối hợp cùng Ban điều hành Dự án 8 của huyện vừa tổ chức tập huấn hướng vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo Sổ tay hướng dẫn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy của Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho đại diện các đoàn thể, công chức văn hoá, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng của xã Thu Cúc.Đại diện các...

Già làng Hà Văn Nấp

72 năm tuổi đời, 44 năm tuổi Đảng, ông Hà Văn Nấp - già làng, người có uy tín khu Văn Tân, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn luôn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông là điểm tựa, tấm gương sáng của bản người Mường nơi đây để Nhân dân trong khu, đặc biệt là thế hệ trẻ noi theo.Văn Tân- với đặc...

Quy tắc bàn tay vàng

Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024) vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng cho các xã nằm trong vùng dự án.Tại các lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn vận hành và quản...

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Nét đẹp văn hóa dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc

Mèo Vạc là một trong 4 huyện nằm trong vùng Cao nguyên đá, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Lô Lô. Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lô Lô, từ đó tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút...

Tin nổi bật

Tin mới nhất