Powered by Techcity

Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế lâm nghiệp


Những năm qua, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Nhờ đó, phát huy hiệu quả tài nguyên đất rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển.

Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế lâm nghiệp

Lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn tuyên truyền cho người dân xã Tất Thắng về công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Toàn xã có tổng diện tích đất lâm nghiệp khoảng 800ha, chủ yếu là rừng sản xuất. Năm 2024, xã trồng gần 45ha rừng tập trung, đạt 180% kế hoạch và bằng 180% so với cùng kỳ, trồng 8.000 cây phân tán, đạt 100% kế hoạch. Xác định trồng rừng, phát triển kinh tế rừng là một trong những tiềm năng của địa phương, thời gian qua, chính quyền xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển rừng, đưa những giống mới, năng suất cao vào trồng, đồng thời hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật cho người dân nhằm đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Cùng với tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân, xã thành lập các tổ quản lý, bảo vệ rừng để thực hiện việc giám sát, quản lý, bảo vệ rừng, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

Hạt Kiểm lâm huyện chủ động phối hợp các ban, ngành, trưởng khu dân cư, tổ trưởng tổ bảo vệ rừng cộng đồng để tuyên truyền cho các chủ rừng, cơ sở chế biến lâm sản về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; tuyên truyền, vận động người dân PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”. Kiểm lâm địa bàn thường xuyên theo dõi biến động theo 5 cấp dự báo cháy rừng để kịp thời tham mưu, tuyên truyền công tác PCCCR, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện đúng quy định về xử lý thực bì sau khai thác để trồng rừng.

Khu 14 là một trong những khu của xã có thế mạnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp, khu có gần 200ha rừng, chủ yếu là trồng cây keo, trong đó một số hộ dân đã phát triển trên 10ha rừng, đem về doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Đinh Đức Thọ – người trồng rừng lâu năm chia sẻ: “Trước đây, người dân trong khu không mấy quan tâm phát triển rừng, bởi chưa nhận thấy giá trị kinh tế từ rừng. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, khi địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai các dự án hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, người dân trong khu đã tích cực trồng rừng thay thế cho diện tích hoang hóa hoặc diện tích rừng tái sinh giá trị thấp. Mỗi năm, có vài chục hécta rừng trên địa bàn khu đến tuổi khai thác, giúp cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững hoặc làm giàu. Từ trồng rừng, người dân trong khu còn phát triển được các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả cho thu nhập khá”.

Đồng chí Đinh Quốc Toản – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Là địa bàn có diện tích rừng tương đối lớn nên xã xác định phát triển lâm nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, mang lại hiệu quả cao. Theo đó, xã đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến; triển khai phong trào trồng, bảo vệ, cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản; thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với phát triển kinh tế lâm nghiệp, xã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư gắn sản xuất gắn với chế biến lâm sản”.

Thời gian tới, xã Tất Thắng tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng. Người dân sống gần rừng tích cực tham gia vào công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trồng, góp phần đạt được “mục tiêu kép” vừa nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, vừa tạo sinh kế cho người dân.

Hoàng Hương



Nguồn: https://baophutho.vn/khai-thac-tiem-nang-phat-trien-kinh-te-lam-nghiep-223553.htm

Cùng chủ đề

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chỉ gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025, không khí tại các vườn đào trên địa thành phố Việt Trì đang trở nên hối hả, nhộn nhịp. Các hộ dân đang gấp rút thực hiện công đoạn tuốt lá để đảm bảo những cây đào sẽ nở hoa đúng dịp Tết.Tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì hiện có hai hộ trồng đào bán vào dịp Tết 2025, trong đó, gia đình bà Nguyễn Thị Chúc...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Tạo sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhằm giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, Hội LHPN huyện Tân Sơn phối hợp với Tập đoàn viễn thông (VNPT) chi nhánh Tân Sơn tổ chức các lớp tập huấn "Hướng dẫn ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử" và tập huấn hướng...

Nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng

Ngày 28/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Hạt Kiểm lâm Yên Lập tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cho 40 học viên là cán bộ kỹ thuật, kiểm lâm địa bàn các Hạt kiểm lâm Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Phú Lâm, Tam Nông, Thanh Thủy.Tại buổi tập huấn, các học viên được phổ biến, hướng dẫn những điểm mới của Thông...

Phú Thọ vượt chỉ tiêu trồng rừng năm 2024

Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh trồng mới tập trung 9.100ha rừng sản xuất; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 50ha; trồng rừng cây gỗ lớn 2.220ha; trồng gần 2.400 cây phân tán; chăm sóc 28.000ha rừng trồng. Đến nay, các chỉ tiêu này đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó diện tích trồng rừng sản xuất tập trung ước đạt 9.400ha, đạt 102,7% kế hoạch.Người dân xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng tích cực...

Cùng tác giả

Trang bị kiến thức về an toàn giao thông cho công nhân, lao động

Hiện nay, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đang thu hút, tạo việc làm cho hơn 42.000 công nhân lao động (CNLĐ). Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực này rất đông, dễ xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước tình hình đó, các ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương đã đẩy...

Đặng Minh Khiêm – Vị đại khoa tài đức của Đất Tổ

Đặng Minh Khiêm thi đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487). Ông giữ chức Thượng thư kiêm Sử quán Tổng tài và hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong suốt quá trình làm quan, ông được người đời đánh giá có tài năng và phẩm chất cao đẹp.Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) - khoa Đặng Minh Khiêm đỗ Hoàng giáp.Tuy nhiên các thư tịch có nhiều mâu thuẫn...

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Giữ vững sự ổn định của thị trường

Năm 2024, nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với các đơn vị, địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại.Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và...

Để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều giải pháp thiết thực, góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, ưu tiên dùng hàng Việt Nam.Các sản phẩm hàng Việt được bày bán tại các cửa...

Cùng chuyên mục

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Giữ vững sự ổn định của thị trường

Năm 2024, nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với các đơn vị, địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại.Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và...

Để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều giải pháp thiết thực, góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, ưu tiên dùng hàng Việt Nam.Các sản phẩm hàng Việt được bày bán tại các cửa...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Xuất khẩu thiết bị, linh kiện điện tử tăng 45,9%

Từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu các sản phẩm linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện của Phú Thọ tăng đến 45,9%.Vận hành dây chuyền sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH Vietnam Sunergy Cell (KCN Cẩm Khê)Theo thông tin từ UBND tỉnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm nay của tỉnh ước đạt 30,25 tỷ USD, tăng 55,2%; trong đó xuất khẩu đạt 15,450 tỷ USD, tăng...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Sơn hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng thiên tai

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng CSXH tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tân Sơn đã chủ động phối hợp với UBND các xã, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, triển khai các chính sách hỗ trợ cho khách hàng vay vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) các xã thuộc huyện Tân Sơn bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định.Đại diện Phòng giao dịch...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất