Powered by Techcity

Bánh ngũ sắc – đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan


Bánh ngũ sắc là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Cao Lan, làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng. Món ăn mộc mạc này được làm từ gạo nếp nương, các loại lá cây rừng có màu sắc đẹp mắt, vị dẻo thơm mà không phải nơi nào cũng có.

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân, huyện Đoan Hùng – đặc sản của đồng bào dân tộc Cao Lan.

Theo những người trong làng kể lại, từ xa xưa người dân làng Ngọc Tân đã coi trọng truyền thống, lễ nghĩa. Vào những ngày lễ lớn của làng như: Lễ đình, rằm tháng Giêng, hội tháng 2, Tết 3/3; 5/5 (âm lịch), lễ cơm mới, dân làng lại làm xôi, bánh ngũ sắc và các món ăn truyền thống để dâng cúng tổ tiên. Truyền thống này được duy trì cho đến ngày nay.

Bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân mang nét độc đáo riêng biệt với 5 màu sắc trắng, xanh, đen, đỏ, vàng tượng trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trong đó, màu xanh từ lá dứa, màu tím từ cây hoa đậu biếc, màu đen từ cây lá thau, màu đỏ được lấy từ quả gấc chín hoặc cây lá đỏ và màu vàng từ nghệ… Đây đều là những cây cỏ thiên nhiên gắn bó bao đời nay với đồng bào dân tộc Cao Lan, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi đặt cạnh nhau, các màu sắc kết hợp hài hòa tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn.

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Màu sắc của bánh được làm từ cây, lá tự nhiên là những vị thuốc có lợi cho sức khỏe.

Bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân được làm từ nguyên liệu chính gồm bột gạo nếp nương, lạc, vừng, dừa, đường trắng, gừng, mạch nha. Không giống với các loại bánh khác, bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu chế biến. Muốn bánh ngon, đồng bào dân tộc Cao Lan phải chọn loại giống nếp trồng trên nương có màu trắng ngà, vị dẻo thơm. Gạo sau khi chọn kỹ được nổ thành bỏng trắng rồi được nghiền thành bột mịn.

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Khâu chế biến bánh tỷ mỷ, hoàn toàn thủ công.

Tiếp đến là đun mật và chế biến gia vị, có thể dùng đường kính hoặc mật cây mía kết hợp với mạch nha nấu thành mật. Để được nồi mật đủ độ (không non mà cũng không già lửa quá) thì người chế biến phải có kinh nghiệm, căn chỉnh thời gian để bánh có vị thơm, không bị đắng khét, khi kéo ra mảnh và sáng ánh. Sau đó cho bột nếp, lạc rang, gừng tươi… cùng một số hương liệu khác khuấy đều.

Sau khi bột chín, đổ ra bàn để nhào, rắc bột nếp đã rang vàng lên bàn làm lớp áo cho bánh, sau đó cán hỗn hợp này nhiều lần đến khi bánh dẻo, có độ dai là được.

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc - đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc từ món ăn truyền thống đã được nâng tầm thành đặc sản truyền thống tại địa phương.

Thưởng thức món bánh ngũ sắc của đồng bào dân tộc Cao Lan, thực khách sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của gạo nếp nương, cay dịu của gừng, bùi béo của lạc và vị ngọt của đường mía. Mỗi đĩa bánh ngũ sắc cùng với ấm trà nóng thơm nồng mời khách gói trọn tấm lòng mến khách chân thành của đồng bào nơi đây.

Được biết, để lan tỏa và giới thiệu loại bánh đặc sắc này với đông đảo người dân và du khách thập phương, huyện Đoan Hùng đã có nhiều chính sách về tư vấn người dân giữ gìn nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Thành lập Hợp tác xã Đặc sản Phủ Đoan, giới thiệu các đặc sản truyền thống của đất bưởi Đoan Hùng trong đó có bánh ngũ sắc của đồng bào dân tộc Cao Lan.

Mong rằng trong thời gian tới, với vị dẻo thơm đặc trưng… bánh ngũ sắc nói riêng và những nét đẹp văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan nơi đây nói chung sẽ được lan tỏa, biết đến nhiều hơn trong dòng chảy của xã hội hiện đại.

Vĩnh Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/banh-ngu-sac-dac-san-doc-dao-cua-dong-bao-cao-lan-223303.htm

Cùng chủ đề

Chăn thổ cẩm – Sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày Tây Bắc

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch...

Giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Xác định hỗ trợ, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là giải pháp quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, cải thiện cuộc sống, những năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã tập trung, triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, khẳng định được vai trò, vị thế của phụ nữ trong...

Nâng cao chất lượng nông sản

Sản xuất, chế biến nông sản là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, gia tăng cơ cấu nông nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh các ngành dịch vụ khác phát triển theo. Hiện nay, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản đã và đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, nghiên cứu sản phẩm...

Đồng bào Ơ Đu chung tay xây dựng bản làng ấm no, văn hóa

Ơ Đu là một trong 5 dân tộc ít người nhất cả nước, sinh sống duy nhất ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Năm 2006, đồng bào chuyển về sinh sống tại bản tái định cư Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương) để nhường đất xây dựng Thủy điện Bản Vẽ. Trong 18 năm định cư tại nơi ở mới, đồng bào Ơ Đu đã nỗ lực phát triển kinh tế, phá thế độc canh cây lúa...

Người Mông dưới chân núi Củm Cò

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song song với đó, đời sống tinh thần thể hiện qua những nét văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào tiếp tục được gìn giữ và phát huy.Toàn cảnh khu Mỹ ÁSinh sống tập trung tại khu Mỹ Á, đồng bào dân tộc...

Cùng tác giả

Indonesia chốt danh sách dự AFF Cup 2024: Kaka, Ronaldo đối đầu Nguyễn Xuân Son

Tối 5/12, HLV Shin Tae-yong vừa chốt danh sách đội tuyển Indonesia dự AFF Cup 2024. Quá trình chuẩn bị cho giải đấu của Indonesia gặp không ít khó khăn. Họ phải lùi ngày tập trung do ảnh hưởng của một số hoạt động lên lịch từ trước của đảo Bali. Ngoài ra, rất nhiều ngôi sao đang thi đấu trong nước như Rizky Ridho, Witan Sulaeman, Jakob Sayuri hay Ernando Ari không có mặt. HLV Shin Tae-yong buộc phải triệu...

Hướng dẫn vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Viện KSND huyện Tân Sơn phối hợp cùng Ban điều hành Dự án 8 của huyện vừa tổ chức tập huấn hướng vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo Sổ tay hướng dẫn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy của Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho đại diện các đoàn thể, công chức văn hoá, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng của xã Thu Cúc.Đại diện các...

Già làng Hà Văn Nấp

72 năm tuổi đời, 44 năm tuổi Đảng, ông Hà Văn Nấp - già làng, người có uy tín khu Văn Tân, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn luôn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông là điểm tựa, tấm gương sáng của bản người Mường nơi đây để Nhân dân trong khu, đặc biệt là thế hệ trẻ noi theo.Văn Tân- với đặc...

Quy tắc bàn tay vàng

Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024) vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng cho các xã nằm trong vùng dự án.Tại các lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn vận hành và quản...

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Cùng chuyên mục

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chỉ gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025, không khí tại các vườn đào trên địa thành phố Việt Trì đang trở nên hối hả, nhộn nhịp. Các hộ dân đang gấp rút thực hiện công đoạn tuốt lá để đảm bảo những cây đào sẽ nở hoa đúng dịp Tết.Tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì hiện có hai hộ trồng đào bán vào dịp Tết 2025, trong đó, gia đình bà Nguyễn Thị Chúc...

Phát động trồng hoa mừng Xuân Ất Tỵ 2025 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Ngày 27/11, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã phối hợp tổ chức chương trình phát động trồng hoa mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.Hai đơn vị phối hợp thực hiện trồng hoa mừng Xuân Ất Tỵ 2025Tại chương trình, lãnh đạo, cán bộ, người lao động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá...

Nét đẹp trang phục phụ nữ Dao Tiền

Triển khai Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn luôn nỗ lực gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng...

Việt Trì xưa và nay

Vùng đất Việt Trì ngày nay, xưa là kinh đô Văn Lang thời đại các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết kể rằng: Để chọn nơi định đô, vua Hùng đi qua nhiều địa bàn từ khu vực đầm Ao Châu (Hạ Hòa) với chín mươi chín ngách, qua vùng đồi Thanh Ba có dãy núi Thắm, thấy nhiều cảnh đẹp, đất lành mà không có nơi nào nhà vua ưng ý. Rồi một lần, nhà vua cùng các...

Người Mông dưới chân núi Củm Cò

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song song với đó, đời sống tinh thần thể hiện qua những nét văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào tiếp tục được gìn giữ và phát huy.Toàn cảnh khu Mỹ ÁSinh sống tập trung tại khu Mỹ Á, đồng bào dân tộc...

Khảo sát, tuyên truyền điểm đến du lịch Xuân Sơn

Trong 3 ngày 17-19/11, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức đón đoàn Famtrip, Presstrip tới khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hoá cộng đồng và kết nối tour du lịch Xuân Sơn - Long Cốc với chủ đề “Khám phá Xuân Sơn - Discover Xuân Sơn” trong thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao năm 2024 tại huyện Tân Sơn.Đoàn ghi hình nét đẹp...

Khu Dù – Điểm đến hấp dẫn

Sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, độc đáo, thu hút du khách với những nét văn hóa phong phú, đặc sắc; hệ thống giao thông và viễn thông kết nối thuận tiện; đầy đủ hệ thống chỉ dẫn; dịch vụ ăn uống, mua sắm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch... đã khiến khu Dù, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn du khách...

Nâng tầm du lịch cộng đồng

Những năm gần đây, giá trị văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số đang trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh, tạo nên các sản phẩm du lịch di sản, du lịch cộng đồng mang tính đặc thù thu hút đông đảo du khách tới tham quan trải nghiệm.Điểm du lịch cộng đồng Bến Thân mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm khám phá nét hoang sơ...

Bức tranh đa sắc màu trên cánh đồng Tứ Xã

Những ngày này, người dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao vừa tất bật trồng, chăm sóc, vừa tập trung thu hoạch các loại rau vụ đông để cung ứng ra thị trường. Không khí sản xuất náo nức, tươi vui hiện hữu trên khắp cánh đồng, trong từng công đoạn sản xuất rau xanh an toàn.Một góc xã Tứ Xã, huyện Lâm ThaoThời tiết ấm áp tạo điều kiện cho người nông dân triển khai sản xuất tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất