Powered by Techcity

Đổi thay ở vùng cao Nậm So


Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội ở Nậm So đã có nhiều đổi thay.

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Cây chè mang lại thu nhập ổn định cho bà con Nậm So.

Trước đây, Nậm So là bản đặc biệt khó khăn của xã Mường Khoa. Đường vào bản quanh co, đất đá gồ ghề, mưa thì trơn trượt, đi lại khó khăn, đời sống của người dân thiếu thốn trăm bề. Nay trở lại Nậm So với hệ thống đường bê-tông phẳng lỳ, điện sáng từ nhà ra ngõ.

Người dân không còn thả rông gia súc, gia cầm dưới gầm sàn như trước, nhà nào cũng có khu chăn nuôi riêng. Bà con đã biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, biết đến trạm y tế thăm khám thường kỳ. Nhiều nếp nghĩ, cách làm mới, làm cho cuộc sống của người Lào nơi đây ngày một đổi thay.

Với Trưởng bản, kiêm Bí thư Chi bộ bản Nậm So Lò Văn Đôi, cái đổi thay lớn nhất của người Lào ở Nậm So là tình làng, nghĩa xóm ngày một keo sơn, thắm thiết, sự đoàn kết trong cộng đồng ngày một bền chặt.

Vừa tiếp đoàn chúng tôi Trưởng bản Đôi vừa bấm điện thoại gọi bà con, chỉ mươi phút sau, từ ông bà già, chị em phụ nữ, trẻ em đã xúng xính áo khăn, có mặt ở nhà văn hóa đón khách với nụ cười tươi rói. Bà con đến vì nghe thông báo có các cán bộ trên tỉnh về tìm hiểu viết bài văn hóa đời sống của dân tộc Lào.

Nhà văn hóa của bản Nậm So đặc biệt ở chỗ ngôi nhà sàn được đặt ở đầu bản giữa cánh đồng lúa mênh mông. Khoảng sân rộng, thoáng, đẹp, không có mái che, nhưng đủ để cho cả bản hội họp, sinh hoạt, hát múa, đánh trống, đánh chiêng.

Đây cũng là nơi các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Trước đây khi chưa có nhà văn hóa, mọi hoạt động của người dân trong bản thường tập trung tại nhà trưởng bản. Khi có chủ trương xây nhà văn hóa, ai cũng háo hức mong chờ có không gian sinh hoạt chung.

Thế nên, bà con hoàn toàn ủng hộ chủ trương xây nhà văn hóa, tham gia hiến đất, góp công cùng nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Sau gần một năm, nhà văn hóa bản khánh thành, cùng hệ thống đường giao thông nội bản kiên cố. Có được kết quả đó là nhờ có sự vận động của các cấp lãnh đạo bản, xã, sự đồng lòng của bà con góp hàng trăm ngày công và hiến hơn 2.000m2 đất.

Điều đặc biệt, người già ở Nậm So vẫn giữ tục nhuộm răng đen, chế tác nhạc cụ và vũ điệu xòe chiêng. Đã thành thông lệ, vào dịp mùa xuân, các ngày lễ hội, khi tiếng trống, chiêng của nam giới cất lên là người già, con trẻ lại í ới gọi nhau, áo váy rực rỡ tụ hội về nhà văn hóa bản luyện tập.

Chị Lò Thị Ban, Đội trưởng Đội văn nghệ bản Nậm So cho biết: “Thực hiện Nghị quyết của tỉnh, huyện và định hướng của xã về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, bản đã thành lập được đội văn nghệ với 15 thành viên là lực lượng nòng cốt kế cận, yêu văn hóa dân tộc, biết tiếp thu, học hỏi từ những thế hệ đi trước, hằng ngày, được nghệ nhân của bản trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

Cụ Lò Văn Kẻo, năm nay hơn 70 tuổi, mỗi khi có dịp quây quần, cụ thường nói đến sản vật nổi tiếng của Nậm So là giống chè Shan tuyết. Nhưng vài năm gần đây, thức uống “vàng xanh” ấy mới chính thức mang tiền bạc về cho bà con. Trước đây, bà con chỉ lấy lá cây chè Shan tuyết về hãm nước uống, hoặc đun nước tắm cho trẻ.

Nay có đường giao thông thuận lợi, bà con không phải đi xa, khi thu hoạch, đã có người của Công ty cổ phần Trà Than Uyên về mua chè búp ngay tại đầu ruộng. Lượng chè búp ổn định, hằng tháng mang về nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong bản.

Đến nay, trong bản nhiều hộ có nguồn thu cao từ cây chè, từ chăn nuôi sản xuất, điển hình hộ Lò Văn Mai, mỗi năm riêng nguồn thu từ chè búp tươi mang về cho gia đình ông khoảng 150 triệu đồng. Chưa kể với diện tích hơn 2 ha lúa, mỗi vụ cho gia đình hàng trăm bao thóc phục vụ chăn nuôi và phát triển kinh tế chuồng trại.

Nhận thấy cây chè mang lại giá trị kinh tế cao, không chỉ dừng lại diện tích chè cũ, mới đây người dân đã trồng mới thêm gần 60 ha giống chè Kim Tuyên. Người dân cho biết, diện tích này vẫn tiếp tục được mở rộng và đang hướng cây chè trở thành cây mũi nhọn trong công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Nậm So có 138 hộ, 660 nhân khẩu, toàn bản có 65 ha diện tích đất lúa sản xuất hai vụ. Cùng hệ thống tưới tiêu thuận lợi, người dân chọn những giống lúa mới vào canh tác, đầu tư phân bón, công sức chăm sóc, áp dụng các kiến thức khoa học, sản lượng lúa luôn đạt cao.

Ngoài nguồn thu nhập từ cây chè, chăn nuôi sản xuất, hằng năm, bà con được nhận khoảng 350 triệu đồng từ tiền dịch vụ môi trường rừng. Nguồn thu đáng kể này giúp đời sống người dân ngày càng cải thiện, cũng như trách nhiệm giữ và bảo vệ rừng tốt hơn.

Bí thư Đảng ủy xã Mường Khoa Trương Thanh Hiếu chia sẻ: “Nhiều chương trình, đề án giúp người dân xóa đói, giảm nghèo được triển khai thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình xây dựng Nông thôn mới…, thu nhập bình quân đầu người của bà con Nậm So hiện nay đạt gần 50 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo năm với mức bình quân giảm từ 3-5%. Nậm So hôm nay không lo đứt bữa như trước nữa. Bà con người dân tộc Lào biết áp dụng khoa học vào chăn nuôi, canh tác, nhiều gia đình đã có của ăn của để, vươn lên thoát nghèo…”

Theo Tuấn Hưng/nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/doi-thay-o-vung-cao-nam-so-222610.htm

Cùng chủ đề

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo

Dự án chăn nuôi bò, trâu cái sinh sản liên kết theo chuỗi giá trị thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021-2025 được triển khai tại xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn đã mang đến cơ hội phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho đồng...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng.Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Phát triển kinh tế ở thị trấn Thanh Ba

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.Siêu thị mini trên địa bàn thị trấn thanh Ba, huyện Thanh Ba bày bán đa dạng các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.Cấp ủy, chính...

Trao bò giống hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo

Ngày 12/12, UBND xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba tổ chức chương trình bàn giao con giống thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.Lãnh đạo UBND xã Quảng Yên trao bò cho hộ anh Nguyễn Văn Kiên ở khu Đầm Giang.Tại chương trình, lãnh đạo UBND xã Quảng Yên đã trao 11 con bò giống cho 11 hộ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn xã. Mỗi con bò...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

Bắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Cùng chuyên mục

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày có mưa vài nơi

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 19-22 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Hồ Gươm mờ ảo trong sương mù.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/1, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, riêng vùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất