Powered by Techcity

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng


Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, khai thác và hưởng lợi. Xác định thế mạnh, vai trò, giá trị của du lịch cộng đồng, những năm qua, Phú Thọ đã định hướng, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của địa phương gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân.

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô mở ra cho người dân địa phương cơ hội nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Từ trung tâm thành phố Việt Trì chỉ mất khoảng 10-15 phút chạy xe là tới làng cổ Hùng Lô, vùng đất mênh mang huyền thoại nằm bên dòng Lô giang với nhiều di tích gắn liền với thời kỳ Hùng Vương.

Nhận biết giá trị của những tài nguyên du lịch độc đáo của địa phương, ngành Du lịch tỉnh đã sớm định hướng, hỗ trợ xây dựng, xúc tiến du lịch, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây, trong đó phải kể đến sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ” được tổ chức biểu diễn phục vụ du khách tại Đình Hùng Lô; sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với thăm quan nhà cổ; sản phẩm du lịch trải nghiệm gói bánh chưng, trải nghiệm làng nghề nông nghiệp nông thôn…

UBND TP Việt Trì cũng đã tích cực vào cuộc bằng nhiều hoạt động thiết thực: Nâng cấp các tuyến đường kết nối đến Hùng Lô, xây dựng, quảng bá các sản phẩm OCOP phục vụ du khách, vận động người dân tích cự tham gia các hoạt động du lịch…

Nhờ đó, điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô được UBND tỉnh công nhận điểm du lịch cấp tỉnh vào tháng 9/2021. Từ đó cho đến nay, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm xã Hùng Lô đã có những bước phát triển nhanh, bền vững với tiềm năng, thế mạnh của quần thể di tích Đình Hùng Lô, các làng nghề truyền thống và hệ thống trên 50 ngôi nhà cổ.

Chỉ tính trong 10 tháng năm 2024, điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô đón khoảng 10.000 lượt du khách, trong đó 22 đoàn khách quốc tế đường sông với gần 500 lượt khách. Phát triển du lịch cộng đồng tại Hùng Lô cũng mở ra cho người dân địa phương cơ hội nâng cao thu nhập. Đặc biệt, với phụ nữ, lực lượng chiếm tới hơn 50% dân số, phát triển du lịch là cơ hội tốt để tạo việc làm cho chị em tham gia vào các ngành nghề, dịch vụ liên quan.

Phú Thọ – vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, nhiều tiềm năng để xây dựng, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng. Để tạo đà phát triển, tỉnh đã thực hiện các giải pháp đồng bộ như: Lựa chọn, phát triển các điểm du lịch cộng đồng có đầy đủ các yếu tố về cảnh quan sinh thái, đảm bảo an toàn, an ninh dựa trên các giá trị văn hóa vùng Đất Tổ để đầu tư xây dựng; nâng cấp hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch; đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số…

Tỉnh cũng đã đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi, chính sách thông thoáng thu hút đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phát triển khu, điểm du lịch của tỉnh, nhất là du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm, sản vật đặc trưng của từng vùng miền.

Đến nay, toàn tỉnh có 4 điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh đã được công nhận gồm: Hùng Lô, Bạch Hạc (TP Việt Trì), Bản Dù, Bản Cỏi xã Xuân Sơn (huyện Tân Sơn). Trung bình mỗi năm, các điểm du lịch cộng đồng tiếp đón hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, qua đó đã đóng góp tích cực vào phát triển du lịch chung của toàn tỉnh.

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Khách du lịch trải nghiệm tại bản Dù, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn được trải nghiệm các sắc màu du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng.

Đồng chí Dương Nhị Hà- Trưởng Phòng Phát triển tài nguyên Du lịch, Sở VH-TT&DL cho biết: Loại hình du lịch cộng đồng đang mang lại hiệu quả kinh tế cho các gia đình, góp phần quảng bá hình ảnh của những miền quê Đất Tổ gắn liền với những nét văn hóa đặc sắc đến với bạn bè khắp bốn phương. Do đó, để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, việc phải bảo tồn, phát huy được những giá trị bản địa là vấn đề có tính quyết định. Điều này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở người dân thật sự hiểu được giá trị của tài nguyên tự nhiên và nhân văn mình đang nắm giữ, được hưởng lợi từ khai thác du lịch gắn với các giá trị này và có ý thức gìn giữ, bảo vệ tài nguyên. Khi đó, việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng mới thật sự bền vững.

Nguyễn Anh



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-trien-du-lich-dua-vao-cong-dong-221943.htm

Cùng chủ đề

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024):Năm 2023, ghi nhận những công lao, đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, UNESCO đã vinh danh ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Sự kiện lịch sử nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông không chỉ ghi nhận tài năng y học kiệt xuất, những đóng góp to lớn và lâu dài cho y học...

Đổi mới tư duy, liên kết hiệu quả, phát triển bền vững

Cùng với cả nước, tỉnh Phú Thọ đang triển khai nhiều hoạt động du lịch nhằm thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” này nhanh chóng phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nhiệm kỳ 2019-2024, Hiệp hội Du lịch Phú Thọ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, giữ vững đà phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch vùng Đất Tổ.Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp...

Quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho người trông coi di tích

Trên địa bàn tỉnh hiện có 328 di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 254 di tích cấp tỉnh. Việc khuyến khích, động viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của người trực tiếp trông coi, bảo vệ di tích là rất cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn cho di tích, gìn giữ di vật, cổ vật và đồ...

Cùng tác giả

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở đô thị tại Cẩm Khê

Sáng 9/1, Ban cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất huyện Cẩm Khê đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị và Tổ hợp văn hóa, thể thao.Công bố Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Nghề kinh doanh hoa tươi vào vụ Tết

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa tươi ngày càng tăng cao, các cửa hàng kinh doanh hoa tươi ngày càng được mở rộng, đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nghề cắm hoa đã đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho nhiều người.Chị Hoàng Thủy – Chủ cửa hàng hoa Hoàng Thủy ở phường Tiên Cát tất bật cắm hoa cho khách hàng vào những ngày cuối năm.Hiện nay hoa tươi được sử dụng...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất