Powered by Techcity

Khôi phục sản xuất thủy sản


Xác định nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, huyện Đoan Hùng tập trung hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường vùng nuôi, tu bổ lại diện tích ao, hồ, đầm, lồng bè bị thiệt hại sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tiếp tục bước vào vụ nuôi mới.

Khôi phục sản xuất thủy sản

Gia đình ông Nguyễn Văn Cường, khu Tân Minh, xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng tập trung chăm sóc cá lồng mới xuống giống sau mưa lũ.

Toàn huyện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 500ha ở các ao, hồ, đầm và gần 1.000 lồng nuôi trên sông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão vừa qua khiến cho 70ha ao nuôi bị tràn; gần 400 lồng cá của các hộ dân ở các xã Vụ Quang, Hùng Long, Hợp Nhất, Hùng Xuyên bị vỡ, trôi và chết hàng loạt. Tổng sản lượng thiệt hại trên 600 tấn, ước tính khoảng 25,5 tỷ đồng. Mặc dù số lượng lồng nuôi bị thiệt hại do thiên tai lớn, song với quyết tâm của chính quyền và người dân, ở các địa phương có diện tích bị thiệt hại nặng người dân đã bắt đầu cải tạo, sửa chữa công trình bị hư hỏng, vệ sinh môi trường ao nuôi để đầu tư sản xuất vụ nuôi mới.

Tại xã Hùng Long có hơn 20 hộ nuôi dân nuôi cá lồng, mỗi hộ nuôi trung bình từ 10 – 30 lồng với các giống cá truyền thống kết hợp thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao. Là một trong những hộ có truyền thống nuôi cá lồng trên sông Lô nhiều năm, ông Triệu Quốc Trung, khu Đồng Ao cho biết: “Từ khi nuôi cá lồng đến nay, chưa bao giờ gia đình tôi bị thiệt hại nặng nề vì thiên tai như đợt vừa qua. Hơn 40 lồng cá tầm, lăng, chạch… đều bị vỡ, trôi, ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Mặc dù vậy, đây vẫn là nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình nên ngay khi nước lũ rút, gia đình tôi đã khẩn trương gia cố lại các lồng bè bị hư hỏng, chằng buộc, níu giữ ổn định các lồng bè, tập trung vá lại các mảng lưới bị rách do nước lũ và cây cối trôi dạt trên sông làm hư hỏng. Đến nay, gia đình đã tu sửa xong 17 lồng nuôi, bắt đầu xuống giống các loại cá tầm, cá chạch, cá rô…

Bên cạnh việc tu sửa, gia cố lại lồng bè, nhiều hộ nuôi cá lồng trên địa bàn huyện cũng đang tập trung vệ sinh khu vực nuôi, khử trùng nguồn nước và tiến hành xuống giống vụ cá mới. Đối với vùng nuôi cá trong ao kiểm tra, các hộ nuôi xử lý các yếu tố môi trường nước ao nuôi, sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng môi trường nước, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

Cùng với tập trung cải tạo môi trường nuôi, huyện hướng dẫn các hộ nuôi lựa chọn các cơ sở cung cấp con giống có uy tín, chất lượng; khuyến khích các hộ nuôi đầu tư các loại con giống thuỷ sản cỡ lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản.

Đồng chí Trần Minh Tấn – Phó Trưởng phòng NN&PTNN huyện cho biết: Hiện nay, cơ cấu giống nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ giống nuôi truyền thống, tăng giống nuôi chất lượng cao lên gần 60% với các loại thủy sản giá trị cao như cá lăng, cá bỗng, cá nheo… Hình thức nuôi có sự chuyển biến từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh; chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức nuôi theo tổ hợp tác, hợp tác xã nên hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản cao hơn trước nhiều.

Mặc dù hệ thống ao, đầm, hồ phục vụ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện không nhiều, song với mục tiêu duy trì ổn định năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu kinh tế, huyện đã phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tiến độ sản xuất, tình hình dịch bệnh tại các khu nuôi thủy sản; hướng dẫn người dân quy trình, kỹ thuật nuôi trồng an toàn; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ mở rộng diện tích, hỗ trợ con giống, nguồn vốn vay ưu đãi để người dân đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thủy sản đồng bộ, vững chắc nhằm duy trì ổn định diện tích nuôi; mở rộng đối tượng nuôi, trong đó chú trọng vào các giống nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đồng thời hướng dẫn các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Đoan Hùng.

Hà Nhung



Nguồn: https://baophutho.vn/khoi-phuc-san-xuat-thuy-san-221756.htm

Cùng chủ đề

Sáng kiến từ đồng ruộng

Không phải là những kỹ sư, song với niềm đam mê sáng tạo và khát vọng vươn lên, họ đã trở thành những nhà sáng chế thực thụ. Các sản phẩm do họ chế tạo được ứng dụng rộng rãi, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Đặc biệt, mọi sáng tạo của họ đều bắt nguồn trên chính đồng ruộng và công việc “một nắng hai sương” mà họ từng trải qua hoặc gắn bó mỗi ngày....

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,...; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một...

Ông Mai làm giàu từ cây ăn quả

Từ hai bàn tay trắng, ông Đinh Văn Mai ở khu 5, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã xây dựng thành công mô hình trồng các loại cây ăn quả. Qua hơn 6 năm phát triển, hiện trang trại của gia đình đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.Các loại quả trong trang trại của gia đình ông Mai được bảo vệ bằng bọc nilon để...

Mùa vàng đất Bưởi

Cuối tháng 10, khắp các vườn bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng nói chung và xã Vân Đồn nói riêng bước vào vụ thu hoạch. Màu vàng của những trái bưởi chín cùng với ánh nắng xen lẫn trong tán lá xanh tạo nên bức tranh rực rỡ. Toàn xã có 750 hộ trồng bưởi với diện tích 161,13ha, chủ yếu là các giống bưởi Cát Quế, bưởi Diễn tôm vàng, Diễn tôm xanh, da xanh, đường lá...

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Những năm qua, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống vật chất, tinh thần của bà con. Với phương châm “trao cần câu, chứ không trao con cá”, các chương trình, dự án hỗ trợ đã và đang tạo nguồn sinh kế bền vững giúp người dân vươn lên thoát...

Cùng tác giả

Thanh Ba tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi về “Giảm nghèo bền vững”

Ngày 30/10, huyện Thanh Ba tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi về “Giảm nghèo bền vững” năm 2024. Tham dự hội thi có 300 cán bộ, diễn viên quần chúng của 19 đội đến từ 19 xã, thị trấn trong huyện.Các đại biểu tặng hoa, cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thiTham gia hội thi, các đội phải trải qua 3 phần thi gồm: Chào hỏi, thi kiến thức và tiểu phẩm. Nội dung...

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào

Ngày 30/10, Ban Liên lạc Cựu Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Phú Thọ tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự (QTN&CGQS) Việt Nam giúp Lào (30/10/1949 - 30/10/2024).Lãnh đạo Ban Liên lạc Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ban Liên lạc Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào...

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Quay trở về thế kỷ trước, làng Lời (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao)-một ngôi nằm dọc ven sông Hồng hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Ở nơi đây, người dân thuần nông chỉ trồng lúa, khoai và những vụ ngô bên bãi sông, nghề phụ chỉ có đánh gai, đan chũm, lưới kéo cá.Dù trải qua bao thăng trầm, người dân làng Lời thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao vẫn luôn âm thầm...

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê được săn đón

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Cùng chuyên mục

Dừng tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu

UBND tỉnh Phú Thọ thông báo kết thúc tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu sau gần 2 tháng nỗ lực của đặc công người nhái và lực lượng chức năng.Cầu phao Phong Châu bắc qua sông Hồng nối liền 2 huyện Tam Nông và Lâm ThaoCông tác tìm kiếm cứu nạn được tổ chức ngay sau sự cố sập cầu Phong Châu trưa ngày 9/9. 3 người đã được cứu sống, 4 thi thể...

Sáng kiến từ đồng ruộng

Không phải là những kỹ sư, song với niềm đam mê sáng tạo và khát vọng vươn lên, họ đã trở thành những nhà sáng chế thực thụ. Các sản phẩm do họ chế tạo được ứng dụng rộng rãi, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Đặc biệt, mọi sáng tạo của họ đều bắt nguồn trên chính đồng ruộng và công việc “một nắng hai sương” mà họ từng trải qua hoặc gắn bó mỗi ngày....

Ông Mai làm giàu từ cây ăn quả

Từ hai bàn tay trắng, ông Đinh Văn Mai ở khu 5, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã xây dựng thành công mô hình trồng các loại cây ăn quả. Qua hơn 6 năm phát triển, hiện trang trại của gia đình đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.Các loại quả trong trang trại của gia đình ông Mai được bảo vệ bằng bọc nilon để...

Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Phát triển đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng CCN theo quy hoạch, đáp ứng yêu...

Nhiều doanh nghiệp lớn nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

Mới đây, Cục Thuế tỉnh đã công khai danh sách 1.371 doanh nghiệp, cá nhân người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) tính đến hết 30/9/2024. Tổng số tiền nợ thuế trên 912 tỷ đồng. Trong đó, khối doanh nghiệp chiếm 900 tỷ đồng với nhiều doanh nghiệp lớn bị “gọi tên” có khoản nợ trên 90 ngày và không tự nguyện chấp hành.Danh sách các doanh nghiệp, cá...

Điện lực Thanh Ba nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nhằm thể hiện sự tri ân, chăm sóc đối với khách hàng, nâng cao uy tín của ngành điện, Điện lực Thanh Ba đã không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nữa người sử dụng điện. Điều đó đã được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao.Nhân viên Điện lực Thanh Ba hướng dẫn khách hàng sử dụng ứng dụng chăm sóc khách hàngĐồng chí Phùng Thế Giới - Phó Giám đốc...

Xây dựng sản phẩm OCOP góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.Xã Lương Sơn, huyện Yên Lập đầu tư mở rộng diện tích lúa nếp đặc sản Đìn Vằn hướng tới xây dựng...

Giúp người dân thoát nghèo bền vững

Thực thi nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp điều kiện thực tiễn, thị trấn Phong Châu là một trong những địa phương của huyện Phù Ninh làm tốt công tác giảm nghèo, hỗ trợ hiệu quả để người dân thoát nghèo bền vững. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của thị trấn giảm còn 0,68%; đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn còn 33 hộ nghèo và 34 hộ cận nghèo trên tổng số hơn...

Mùa vàng đất Bưởi

Cuối tháng 10, khắp các vườn bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng nói chung và xã Vân Đồn nói riêng bước vào vụ thu hoạch. Màu vàng của những trái bưởi chín cùng với ánh nắng xen lẫn trong tán lá xanh tạo nên bức tranh rực rỡ. Toàn xã có 750 hộ trồng bưởi với diện tích 161,13ha, chủ yếu là các giống bưởi Cát Quế, bưởi Diễn tôm vàng, Diễn tôm xanh, da xanh, đường lá...

Du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo

Thành phố Việt Trì hiện có 2 điểm du lịch văn hóa cộng đồng gồm: Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô và điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc, phường Bạch Hạc. Đây không chỉ là điểm nhấn quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển du lịch mà còn tạo ra giá trị kinh tế, tăng thu nhập, góp phần giảm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất