Powered by Techcity

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo


Những năm qua, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống vật chất, tinh thần của bà con. Với phương châm “trao cần câu, chứ không trao con cá”, các chương trình, dự án hỗ trợ đã và đang tạo nguồn sinh kế bền vững giúp người dân vươn lên thoát nghèo…

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Mường xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn

“Trao cần câu”

Cũng như các hộ dân khác ở trong khu, trước đây, gia đình ông Dương Trung Minh ở khu Đá Cạn, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn chủ yếu sống dựa vào ruộng nương nên thường xuyên khó khăn, thiếu thốn. Nhiều năm liên tiếp, gia đình ông nằm trong danh sách hộ nghèo. Sau khi được thụ hưởng Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (thuộc nguồn vốn sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), kinh tế của gia đình ông Minh đã được cải thiện. Nhờ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đến nay gia đình ông đã duy trì đàn dê 20 con, đàn gia cầm, dúi sinh sản… mỗi năm mang lại nguồn thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Kinh tế ổn định, gia đình ông đã ra khỏi diện hộ nghèo, từng bước xây dựng cuộc sống khá giả.

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Hộ anh Dương Trung Minh ở khu Đá Cạn, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn được hỗ trợ nuôi dê để phát triển kinh tế gia đình.

Thực hiện tiểu Dự án 3, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng, gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ đã được hỗ trợ đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học.

Cùng với đó, Trường được đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo trình độ trung cấp của các nghề: Điện công nghiệp, công nghệ ô tô, hàn, trồng trọt và bảo vệ thực vật; thú y, may thời trang; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học… Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo ngày càng được nâng cao.

Em Đỗ Tuấn Tài ở khu Pheo, xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn đang theo học lớp Công nghệ ô tô tại Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Thanh Sơn chia sẻ: “Học tại đây, sau 2 năm em sẽ có bằng Trung cấp nghề và có nhiều cơ hội việc làm”. Cùng với Đỗ Tuấn Tài, hàng chục nghìn con em người dân tộc thiểu số được hưởng chế độ hỗ trợ của Chính phủ theo Chương trình 1719 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực thuộc Dự án 5.

Huyện miền núi Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó chiếm phần lớn là dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Dao và các dân tộc thiểu số khác. Tiếp nối Chương trình 135 được triển khai có hiệu quả, thời gian qua, huyện đã tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm về lao động, việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội với các địa bàn đặc biệt khó khăn có đồng bào DTTS sinh sống; đồng thời lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chính sách giảm nghèo, chính sách dân tộc để đầu tư có hiệu quả các dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào.

Đồng chí Phạm Tú- Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: “Đời sống đồng bào DTTS của huyện ngày càng khởi sắc, rút ngắn khoảng cách với miền xuôi. Trong 5 năm qua đã có hàng chục nghìn người là đồng bào DTTS được đào tạo nghề, tạo việc làm mới và xuất khẩu lao động. Nhiều gia đình DTTS nghèo được hỗ trợ sửa chữa, xây mới xóa nhà tạm…”.

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Hộ anh Hà Văn Tông ở khu Vượng, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn được hỗ trợ 200 gà giống nhiều cựa theo Chương trình 1719.

Đầu tư trọng tâm, trọng điểm

Với quan điểm “trao cần câu, không trao con cá”, chuyển dần từ các chính sách mang tính chất hỗ trợ sang đầu tư phát triển, từ năm 2021 đến nay, Chương trình 1719 và Chương trình giảm nghèo bền vững đã tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết việc làm mới cho gần 10 nghìn người DTTS; trong đó có 2 nghìn người đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các ngành nghề chủ yếu là: Sản xuất, chế tạo máy móc, thuỷ hải sản, nông nghiệp, xây dựng… với thu nhập từ 14 triệu đến 22 triệu đồng/người/tháng.

Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp cho lao động vùng DTTS không ngừng được mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Lao động là người DTTS được hỗ trợ tiếp cận với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm. Thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

Chương trình 1719 đã dành nguồn lực đầu tư đáng kể cho các chính sách phát triển thông qua ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế, phát triển nguồn nhân lực kết hợp với các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Các nội dung của chương trình hướng đến mục tiêu hỗ trợ kịp thời đồng bào DTTS tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển so với các vùng phát triển của cả nước.

Một trong những dự án nổi bật là tiểu Dự án 2 của Dự án 3 về Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị được triển khai tại các huyện miền núi trong tỉnh như: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thủy. Tại huyện Tân Sơn đã thực hiện 13 dự án chăn nuôi bò lai tại xã Kiệt Sơn, Long Cốc, Vinh Tiền, Tân Phú, Xuân Sơn, Lai Đồng, Thu Cúc; 18 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua ứng dụng cơ giới hoá; 3 dự án chăn nuôi dê; 3 dự án chăn nuôi lợn lửng, gà nhiều cựa, vịt suối; 2 dự án trồng cam, quýt; 1 dự án trồng chè; 1 dự án trồng quế hữu cơ; 1 dự án trồng dược liệu.

Nỗ lực “trao cần câu” giúp người dân tự chủ hơn trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, các địa phương đã có nhiều sáng tạo trong việc triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với chính sách dân tộc như tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc, hỗ trợ máy móc thiết bị nông cụ và cây con giống, phát triển giao thông nông thôn… Nhìn chung, các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi được thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả. Các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản đều đạt so với kế hoạch đề ra. Đến nay, 100% các xã, 99% các thôn ở miền núi có đường ô tô đến trung tâm được trải nhựa hoặc bê tông; 100% các thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 99,77% hộ dân được sử dụng điện lưới; 96,56% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…

Đồng chí Cầm Hà Chung- Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định: “Việc triển khai, thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó vấn đề nhà ở, hạ tầng phục vụ dân sinh đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng; chất lượng cuộc sống được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm; hệ thống lưới điện được đầu tư; không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống; học sinh được đến trường đúng độ tuổi; tình hình an ninh trật tự được kiểm soát tốt… Đến nay đã có hàng trăm hộ đồng bào DTTS viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo; hàng nghìn gia đình tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, công trình, xây dựng NTM… Nhiều gia đình vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi”.

Thúy Hằng



Nguồn: https://baophutho.vn/trao-co-hoi-viec-lam-cho-nguoi-ngheo-221563.htm

Cùng chủ đề

Núi Ngỗng giảm nghèo nhờ các chương trình MTQG

Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào...

Lễ đón nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Bùi Quang Căn

Ngày 25/10, Đảng uỷ, UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao cùng gia đình đã tổ chức lễ đón nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Bùi Quang Căn về an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà sau hơn 56 năm anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Đến dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo UBND huyện Lâm Thao, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) tỉnh.Nghi...

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Tuổi trẻ Thanh Đình bám đất quê, xây cơ nghiệp

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì đã có những cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi ngay tại đất quê, thiết thực góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp và tổ...

“Đánh thức” tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng trăm đảo lớn nhỏ, khí hậu trong lành, nhưng đến nay du lịch chưa phát triển tương xứng là sự lãng phí không nhỏ. Cần giải pháp đồng bộ để khai thác tiềm năng du lịch danh thắng nổi tiếng này.Sân golf Tân Thái...

Cùng tác giả

Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi Trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện Yên Lập đã triển khai đồng bộ 10 dự án của Chương trình MTQG 1719, với tổng vốn đầu tư trên 264 tỷ đồng. Huyện đã tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; giải quyết nhu cầu về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; tạo sinh kế; hỗ trợ...

Nhà vô địch AFF Cup 2008 dành lời khuyên quý cho Văn Khang và Đình Bắc

Thạch Bảo Khanh: Đội tuyển Việt Nam cần sao trẻ ở AFF Cup “Khi nhắc về chức vô địch AFF Cup 2008, ký ức trong tôi hiện ra hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng thân thương bay rợp trời, trên khắp các đường phố cả nước. Đó là động lực để tôi cùng các thành viên đội tuyển Việt Nam luôn nỗ lực hết mình”, cựu tuyển thủ quốc gia Thạch Bảo Khanh chia sẻ về kỷ niệm vô...

Du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo

Thành phố Việt Trì hiện có 2 điểm du lịch văn hóa cộng đồng gồm: Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô và điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc, phường Bạch Hạc. Đây không chỉ là điểm nhấn quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển du lịch mà còn tạo ra giá trị kinh tế, tăng thu nhập, góp phần giảm...

Khẩn cấp xây dựng cầu Phong Châu mới

Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) vừa ban hành quyết định: Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới, trên quốc lộ 32C bắc qua 2 huyện Tam Nông, Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ).  Quyết định nêu rõ việc ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp nhằm kịp thời xử lý vụ việc sập cầu Phong Châu cũ, nhanh chóng giải quyết tình trạng...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Phú Thọ được lấy ra hàng trăm viên sỏi mật sau cơn đau hạ sườn phải

Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê – Phú Thọ cho biết đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt túi mật cho bệnh nhân nữ 54 tuổi, trú tại xã Minh Tân (Cẩm Khê, Phú Thọ).  Túi mật được lấy ra có chứa hàng trăm viên sỏi lớn nhỏ màu vàng óng. Được biết, đây là ca phẫu thuật có số lượng sỏi túi mật nhiều nhất được thực hiện...

Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây mưa lớn từ Hà Tĩnh đến Bình Định và phía Bắc Tây Nguyen

Từ chiều tối và đêm 26/10 đến 28/10, khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 300-500mm, cục bộ có nơi trên 700mm.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách khu vực Hoàng Sa khoảng 230km về...

Núi Ngỗng giảm nghèo nhờ các chương trình MTQG

Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào...

Trao 50 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Hạ Hòa

Ngày 25/10, Báo Phú Thọ phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Gia Phú Thọ (Hoàng Gia Group) tổ chức trao tặng 50 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các trường: Mầm non Phụ Khánh; Mầm non Y Sơn; TH Tứ Hiệp; TH Y Sơn; THCS Phụ Khánh, huyện Hạ Hòa.Lãnh đạo Báo Phú Thọ và Công ty Cổ phần Tập...

Lễ đón nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Bùi Quang Căn

Ngày 25/10, Đảng uỷ, UBND xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao cùng gia đình đã tổ chức lễ đón nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Bùi Quang Căn về an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà sau hơn 56 năm anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Đến dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo UBND huyện Lâm Thao, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) tỉnh.Nghi...

Hiệu quả của điểm sơ cấp cứu ở Lâm Thao

Không chỉ đóng vai trò là “lá chắn” đầu tiên trong việc cứu người, các điểm sơ cấp cứu (SCC) còn là cầu nối quan trọng giữa người dân và hệ thống y tế tuyến trên. Với quy mô nhỏ, linh hoạt và đặt tại các xã, thị trấn, các điểm sơ cấp cứu tại huyện Lâm Thao đang phát huy hiệu quả của mình trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Được thành lập vào tháng 3/2023, trên...

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Tháng Dân vận ở Khả Cửu

Năm 2024, huyện Thanh Sơn lựa chọn xã Khả Cửu để thực hiện chương trình công tác dân vận, đây là lần thứ 2 xã Khả Cửu được lựa chọn để thực hiện chương trình này. Với sự góp sức của các cấp, ngành, đơn vị trong huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương đã “khéo dân vận” để huy động sức dân, chung sức tạo nên diện mạo mới ở Khả Cửu.Nhờ thực hiện Tháng Dân vận, tuyến...

Bão Trà Mi di chuyển chậm, có khả năng đổi hướng và suy yếu

Từ 4 giờ ngày 25/10 đến 4 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.Hướng đi của cơn bão.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Ra mắt các Đội hình tuyên truyền, giới thiệu di tích lịch sử, văn hóa huyện Tam Nông

Ngày 24/10, Huyện đoàn Tam Nông ra mắt các Đội tuyên truyền, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương.Theo đó, các Đội tuyên truyền gồm 10 - 15 thành viên là cán bộ, đoàn viên thanh niên của các xã trên địa bàn huyện, có hiểu biết về các giá trị văn hoá, di tích lịch sử... Các đội sau khi thành lập có nhiệm vụ phối hợp tuyên truyền, giới thiệu các di...

Tin nổi bật

Tin mới nhất