Powered by Techcity

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới


Những con đường sạch đẹp, những ngôi nhà khang trang, cánh đồng lúa trĩu hạt, những nụ cười rạng rỡ… cho thấy diện mạo, sức sống, sự phát triển, đổi thay ở khắp các địa phương trong tỉnh. Bằng việc huy động tốt mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh đã và đang phát huy lợi thế, khai thác tốt những tiềm năng, tạo đột phá trong sản xuất, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới

Một góc xã nông thôn mới kiểu mẫu Sơn Vi, huyện Lâm Thao.

Đồng thuận vì mục tiêu chung

Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới năm 2012, với 5/19 tiêu chí, sau 10 năm, dưới sự chung sức đồng lòng của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương và sự hỗ trợ của Nhà nước, xã Thọ Văn, huyện Tam Nông đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong 10 năm, tổng nguồn vốn huy động toàn xã đạt trên 22,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia đạt trên 3,6 tỷ đồng; vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác đạt trên 14,8 tỷ đồng, nguồn vốn huy động trong Nhân dân và các nguồn vốn khác đạt trên 4 tỷ đồng. Từ phong trào, diện mạo nông thôn ở Thọ Văn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày một nâng cao.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được huyện Tam Nông triển khai từ năm 2011, thông qua Phong trào thi đua “Tam Nông quyết tâm, chung sức xây dựng huyện nông thôn mới” cùng các nghị quyết, chương trình, đề án được xây dựng, phát động đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân, huyện Tam Nông đã huy động cả hệ thống chính trị và xã hội tham gia đóng góp nguồn lực, xây dựng nông thôn mới. Hơn 12 năm qua, toàn huyện đã huy động gần 2.200 tỷ đồng vốn đầu tư cho chương trình nông thôn mới, đến nay, toàn huyện có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 2 xã nông thôn mới nâng cao; thị trấn Hưng Hóa đạt chuẩn đô thị văn minh; 19 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Tam Nông được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Tương tự, huyện Thanh Ba xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, liên tục, lâu dài. Triển khai thực hiện với Phong trào thi đua “Thanh Ba chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới”, đến năm 2023, huyện Thanh Ba có 18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 3 xã nông thôn mới nâng cao; thị trấn Thanh Ba đạt chuẩn đô thị văn minh; 22 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Từ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, phát triển đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Thanh Ba dần trở thành huyện có công nghiệp, dịch vụ phát triển hài hoà, bền vững, cùng diện mạo nông thôn được đổi mới theo hướng hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp.

Với niềm vui là công dân của huyện Nông thôn mới Thanh Ba, chị Vi Thị Hà Phương – xã Đông Thành phấn khởi cho biết: Được hưởng thụ những thành quả nông thôn mới hôm nay, chúng tôi rất phấn khởi, đặc biệt trong việc người dân được làm chủ thể, được nắm bắt, được tham gia các công việc, nhiệm vụ của địa phương. Dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi người dân tham gia đóng góp tiền, hiến đất, người bỏ công lao động… để cùng nhau hưởng thành quả xứng đáng. Nhiều người cao tuổi trong xóm, trong xã đều nói vui rằng giá như chương trình có sớm hơn, để người dân được hưởng thụ nhiều hơn, lâu dài hơn.

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới

Người dân xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao tự nguyện dịch rào, tháo dỡ công trình để hiến đất mở rộng đường.

Không nghỉ, không ngừng, không có điểm dừng

Theo báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn này, toàn tỉnh đã huy động trên 4.820 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới. Trong đó, cùng với các nguồn vốn của Trung ương về đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp thì nguồn ngân sách địa phương, vốn lồng ghép và huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư chiếm con số không nhỏ. Có thể thấy, bằng nhiều cách làm sáng tạo, riêng có, mang đặc trưng riêng của từng địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại nhiều dấu ấn đậm nét.

Lâm Thao là huyện đầu tiên của tỉnh Phú Thọ cũng như của vùng Trung du miền núi phía Bắc, là huyện thứ 13 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. Không dừng lại ở đó, huyện tiếp tục xây dựng “miền quê đáng sống” với 5/10 xã được công nhận đạt chuẩn thôn mới nâng cao, trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 48,9% số khu dân cư được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện nay, nhiều phong trào xây dựng nông thôn mới tại các khu dân cư, các xã trên địa bàn huyện tiếp tục được triển khai, nhân rộng, tạo không khí thi đua sôi nổi, tinh thần phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân.

Xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, sau khi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao tiếp tục phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân Bản Nguyên, đặc biệt trong công tác hiến đất, tài sản trên đất để xây dựng nông thôn mới là yếu tố quan trọng để toàn xã tiếp tục “tăng tốc”. Được biết, toàn xã có trên 200 hộ dân chủ động hiến đất thổ cư, phá dỡ công trình nhà ở, tường rào để mở rộng đường giao thông, với tổng diện tích trên 2.500m2, ước tính trị giá trên 10 tỷ đồng. Đất đai vốn là tài sản giá trị lớn, việc hiến đất, cắt đi một phần đất đai cha ông để lại, một phần tài sản của gia đình là điều trăn trở của không ít người. Thế nhưng, ý thức được hiến đất phục vụ xây dựng nông thôn mới là xây dựng cho cộng đồng và cho chính bản thân, gia đình nên nhiều người dân đã sẵn sàng gạt bỏ tâm tư cá nhân để vì mục tiêu chung.

Tính đến tháng 9/2024, toàn tỉnh có 6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và 137/196 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 19 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân chỉ tiêu toàn tỉnh đạt 17,2 tiêu chí/xã. Đồng thời có 1.655 khu dân cư nông thôn mới; 140 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu…

Đồng chí Nguyễn Nam Cường- Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Các địa phương cần tiếp tục đặt ra những mục tiêu tổng quát, cụ thể, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án để tận dụng các nguồn lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng suất lao động, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đồng thời tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt được, xây dựng nông thôn mới thực chất, hiệu quả, toàn diện và bền vững…

Hành trình xây dựng nông thôn mới “không nghỉ, không ngừng, không có điểm dừng” đã tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, tạo nên “vóc dáng” mới, sức sống mới, mang đậm những hồn cốt, đặc trưng của mỗi vùng miền trên quê hương Phú Thọ.

Lê Hoàng



Nguồn: https://baophutho.vn/nong-thon-moi-dien-mao-moi-suc-song-moi-221329.htm

Cùng chủ đề

Phú Thọ trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển

Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Phú Thọ nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển cùng với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh Bình, Cần Thơ.Trụ cột Vốn con người và nghiên cứu phát triển là trụ cột thứ hai trong năm...

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Tập huấn câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng tổ chức lớp tập huấn xây dựng câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan.Cán bộ văn hoá và nghệ nhân truyền dạy cùng các học viên tham gia lớp tập huấnTham gia lớp tập huấn CLB sinh hoạt văn hoá dân tộc Cao Lan có hơn 60 học viên là các già...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

Bắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

Bắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết

Đã thành thông lệ, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng...

Công bố thông tin quyết định cưỡng chế thu hồi đất tại thị trấn Cẩm Khê

Ngày 6/1, UBND huyện Cẩm Khê tổ chức hội nghị công bố thông tin thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 4 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê để thực hiện Dự án Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao.Hội nghị công bố thông tin thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với...

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Năm mới, khí thế mới

Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới, mặc dù đang là ngày nghỉ lễ, nhưng không khí lao động tại nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cánh đồng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra với khí thế sôi nổi, phấn khởi, khẩn trương. Dường như càng trải qua nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp, người lao động, bà con nông dân càng thêm trân quý những cơ hội có được, càng thêm nỗ lực,...

Giữ màu xanh no ấm

Khi mùa Xuân mới đang đến gần cũng là lúc những rừng cây đâm chồi, nảy lộc, đất trời Thanh Sơn như được khoác lên mình màu áo mới đầy sức sống. Thanh Sơn hôm nay đã trải dài màu xanh ngút ngát của keo, bạch đàn... Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân nâng niu, chăm sóc bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định mà còn là “lá phổi...

Chuyển đổi số để phát triển bền vững

Nếu như cách đây một thập kỷ, việc thực hiện chuyển khoản, thanh toán bằng điện thoại di động vẫn còn xa lạ với nhiều người ở thành thị thì hiện nay, kể cả những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... người dân đã có thể chuyển tiền qua thiết bị cầm tay kết nối internet. Điều đó cho thấy, ngành Ngân hàng đã và đang “họa” nên một “bức tranh” chuyển đổi số vô cùng ấn tượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất