Powered by Techcity

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng


Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa… Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say đắm lòng người, chân chất, đậm đà tình nghĩa.

Hát giao duyên - Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Hát giao duyên của dân tộc Nùng An. Ảnh: Tư liệu.

Dân tộc Tày, Nùng cơ bản giống nhau về tiếng nói, lời hát, các làn điệu dân ca như: sli, lượn, nàng ới, phong slư… cũng có những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian có sự tương đồng và vì một lẽ hồi còn nhỏ tôi cũng được chứng kiến những chàng trai, cô gái của hai dân tộc có thể qua lại, tìm hiểu hát giao duyên với nhau. Hát hát giao duyên không chỉ diễn ra lúc nông nhàn mà còn hát trong dịp lễ, tết, lên nương, xuống chợ, đám cưới để chúc mừng gia đình đón cô dâu mới, chúc đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc.

Đồng thời, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các sở, ngành, địa phương thường tổ chức hội thi hát dân ca – giao duyên, qua đó, góp phần đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn. Khi tôi ngồi viết bài này, đâu đây vẫn còn văng vẳng khúc hát của học trò cũ đã được phổ từ bài thơ của cô giáo Hoàng Thị Khuyên:

“Em mời anh hãy đến với Cao Bằng,

Để cùng ngắm hoa trên đỉnh núi.

Đắm mình trong khúc dân ca vời vợi,

Lượn nàng ới da diết đợi anh về”.

Có lẽ mãi không thể nào quên khi những đêm thanh vắng, hay ngày chợ phiên, trên nương… tôi lại được nghe tiếng lượn nàng ới, tiếng hát sli của các anh, chị. Mỗi lần như thế mẹ tôi lại lẩm bẩm, thì thầm “Lại có con trai làng khác sang tán con gái bản mình”, rồi mẹ tôi lại lắng nghe từng câu hát và nhận xét “Cậu này nói hay, khéo sâu sắc”. Mẹ tôi hồi trẻ nổi tiếng hát lượn giỏi, nhiều người mê nên nhiều chị thường hay đến hỏi kinh nghiệm của bà. Tôi hồi đấy tầm 10 tuổi chưa hiểu ý tứ trong câu hát nhưng cũng tò mò và thấy thú vị nên thường chạy ra nơi có tiếng hát đẻ xem anh, chị nào đang tìm hiểu nhau. Dưới ánh trăng mờ ảo, một số chị đang ngồi trên sàn hát vọng xuống, có mấy anh ngồi dưới đường hát vọng lên, tiếng hát ngọt ngào, say đắm, gửi gắm nỗi mong chờ yêu thương của các chàng trai, cô gái.

Có lần đi chợ Nặm Nhũng về qua đoạn Kéo Yên tôi cũng mải mê theo tiếng hát của các “có” (anh) và “chế” (chị) đi chợ về, tiếng hát vang vọng núi rừng, quyến luyến bước chân khi họ chia tay nhau về bản. Có lần tôi thắc mắc khi nghe không hiểu câu hát của một anh “Đám nương kia xanh tốt, đến giờ đã có ai phát có chưa?”, rồi sau này lớn lên tôi mới hiểu đó là kiểu ướm hỏi khi họ tìm hiểu nhau qua câu hát.

Cái hay của hát giao duyên của người Tày, Nùng Cao Bằng là không cứ dịp nào, có thể hát khi đêm về những chàng trai vào làng tìm cô gái để tìm hiểu, hay dịp đám cưới, lễ hội, ngày chợ, hoặc mừng nhà mới… Cứ có dịp mà có nam thanh, nữ tú lời hát sẽ được cất lên. Không gian diễn xướng cũng rất phong phú, không cố định chỗ nào, có thể hát khi lên nương; hát trên đồi; hát khi từ biệt nhau; hát bên bếp lửa; hát ngoài hiên, ngoài sàn….

Hát giao duyên không phải là những bài hát sẵn có hay đã được chuẩn bị sẵn, mà là dựa vào ngữ cảnh, dựa vào lời nói của đối phương, dựa vào tình cảm để tìm lời cho hợp lý. Vì đối đáp tức thì nên đòi hỏi cả nam và nữ đều ứng đối linh hoạt có cách để dẫn dắt câu chuyện tạo sự hô ứng giữa nam và nữ. Qua lời hát và cách đối đáp mà họ hiểu nhau, biết được đối phương là người như thế nào?

Những bài hát giao duyên của dân tộc Tày, Nùng giống như lối hát quan họ, hát giao duyên của người miền xuôi cũng sử dụng rất nhiều lối nói ẩn dụ, so sánh, ví von… Thường thì họ so sánh với những vật dụng hay phong cảnh, vật nuôi, cả những quan niệm của người miền núi. Lời hát thể hiện mức độ tình cảm, sự khéo léo khi tìm lời càng sâu sắc làm cho lòng đối phương say đắm, quyến luyến không thể rời xa, vì thế mà đêm càng khuya tiếng hát càng da diết, tình càng ngấm theo giọng hát ngọt ngào. Nhiều đôi nên duyên chồng vợ cũng qua những khúc hát giao duyên.

“Thân noong gặn bjoóc mặn bjoóc mơ

Điếp căn lẻ chăn điếp khẩn khẩn

Điếp căn gặn pát nặm têm phiêng

Điếp căn gặn pia liềng vằng lậc”

Dịch:

Em như hoa mận, hoa mơ

Thương nhau không phải vật vờ bướm hoa

Thương nhau như bát nước đẩy

Thương nhau như cá đua vây sông dài.

Thường người Nùng hát giao duyên bằng điệu hát lượn, sli nhiều hơn, người dân tộc Tày hát cả lượn, nàng ới, ít khi hát sli. Trong âm điệu của khúc hát sli, lượn, nàng ới tuy có sự khác nhau, mỗi một thể loại lại có cách hát khác nhau nhưng đều có điểm chung là nhẹ nhàng, hát như từ trong lòng bật lên, rất da diết, dễ vào lòng người nghe.

Người Tày, Nùng ở vùng miền đông lại có cách hát giao duyên khác hơn một chút so với vùng khác, dù âm điệu sli, lượn cũng gần như nhau nhưng cách thức bắt đầu của lời hát giữa nam và nữ bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: “Em ơi trên trời có đám mây vàng…“hay”Anh ơi trên trời có đám mây hồng” rồi những câu tiếp theo mới bắt đầu bày tỏ tình cảm của mình. Khúc hát giao duyên của người Tày, Nùng luôn là người con trai cất lời trước, chủ động để mở lời, gợi ý để cô gái tiếp lời.

Mở đầu là lời ướm hỏi của chàng trai trong một không gian từ bản làng xuống chợ với ánh nắng rực rỡ như cũng đang hân hoan cùng chàng trai khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp, ăn mặc chỉnh trang để xuống chợ. Ngày xưa trai gái xuống chợ không phải chỉ để bán buôn mà là dịp để trai, gái được dịp gặp nhau, để được thổi sáo, hát sli, lượn tìm hiểu nhau. Chàng trai trong bài hát này đã dành cho cô gái lời khen ngợi chân thành, thể hiện sự chân trọng của người con trai dành cho cô gái, và cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của chàng dành cho nàng, vì vậy mà chiếm chọn được trái tim cô ngay từ lúc ban đầu vì là con gái được khen xinh đẹp, chăm chỉ là điều hạnh phúc nhất.

Trong ý tứ của cô gái đã có chiều ưng chàng trai nên nàng đã co chàng biết mình chưa có chồng kèm theo lời bông đùa nhưng mang hàm ý mở lối cho chàng trai đến với mình. Chàng trai cũng rất khéo léo khi chàng vừa cho cô gái biết mình chưa vợ, một mặt vừa kể lể hoàn cảnh để gợi tình thương ở cô gái. Lời hát giao duyên gợi cho chúng ta nhớ đến câu ca dao” Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu” chàng trai trong bài ca dao cũng giống như chàng trai trong lời hát giao duyên này tuy nhiên chàng trai trong khúc hát này hoàn cảnh còn đáng thương hơn khi anh mồ côi, sống một mình côi cút. Cái đáng yêu ở đây là chàng không nói thẳng là yêu cô gái mà nhờ cô gái mai mối, cách ướm hỏi này vừa đáng yêu lại vừa khéo léo, một mặt để dò hỏi ý tứ cô gái, mặt khác để nếu như cô gái không có tình cảm với mình cũng đỡ bị tổn thương.

Qua khúc hát giao duyên mới thấy được tâm hồn phong phú, tình cảm sâu sắc của người dân tộc Tày, Nùng Cao Bằng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Lời hát vừa ý nhị, rào trước để thử lòng đối phương cũng là kiểu tỏ tình rất quen thuộc của người Việt Nam xưa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được sự mạnh bạo, dám bày tỏ tình cảm, khéo léo của cô gái để dẫn lối cho chàng trai vượt qua mặc cảm, ngượng ngùng để bày tỏ tình cảm với cô gái.

Lời hát cuối cùng vừa là lời bày tỏ tình yêu, vừa là lời thề thiêng liêng và cũng là khát vọng hạnh phúc của biết bao lứa đôi. Lời hát đối đáp tạo sự hô ứng, kiểu như cả hai dắt díu nhau đi theo một hướng, người này tìm cánh mở lối cho người kia bày tỏ tình cảm để rồi họ đã có cái kết viên mãn. Những khúc hát giao duyên bao giờ cũng là những lời hát với ý tứ đẹp nhất, hay nhất, tuy nhiên không phải lúc nào tình yêu cũng có cái kết đẹp. Có rất nhiều lý do mà có những chàng trai, cô gái không thể đến được với nhau, họ đã bị lỡ hẹn để rồi mang nỗi đau dai dẳng với nỗi day dứt không chọn vẹn.

Dù bao năm tháng qua đi, dù xã hội đã thay đổi với những nhu cầu thụ hưởng âm nhạc cũng như cách bày tỏ tình cảm của thế hệ trẻ đã thực sự hòa nhập với thế giới xong đâu đây trong các bữa tiệc, hay trên sân khấu tiếng hát sli, hát lượng vẫn cất lên, vẫn ngọt ngào, da diết.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến thầy Phạm Long, giảng viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên khi đặt chân đến Cao Bằng thầy đã viết: “Tiếng lượn ai tha thiết bên thung/Như vô tình trao lời đưa tiễn”.

Tiếng lượn như níu giữ bước chân du khách khi đến với Cao Bằng để rồi đắm mình trong khúc hát giao duyên của một cô gái dân tộc Tày, Nùng và quên mất rằng mình đang đi hay đến “Bỗng quên cả mình đi hay mình đến/Bởi Cao Bằng luôn mãi đọng trong tim”.

Tôi tin tình cảm của thầy nói hộ cho bao người khi đến với Cao Bằng nơi có những khúc hát giao duyên say đắm lòng người. Và tôi cũng tin rằng thầy đã phải ngẩn ngơ trước tiếng hát vút lên bên thung của một cô gái Cao Bằng đã làm lay động cảm xúc của thầy giáo già, đưa thầy trở lại tuổi đôi mươi. Tiếng hát, lời hát chính là linh hồn của con người, là phẩm chất mộc mạc nhưng đầy tình nghĩa; rất tình tứ, ý nhị nhưng không kém phần táo bạo.

Hoàng Hiền/Báo Cao Bằng



Nguồn: https://baophutho.vn/hat-giao-duyen-net-dep-cua-dan-toc-tay-nung-221264.htm

Cùng chủ đề

Men say văn hóa Sán Dìu

Nhớ chiếc gàu sòng...Chẳn hẳn, thế hệ 7X, 8X trở về trước đều thuộc làu câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Câu ca phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất của người nông dân Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và tình yêu lứa đôi cũng nảy nở trong bối cảnh làng quê đẹp bình dị ấy.Và bao thế hệ người nông dân nói chung...

Tiếp nối mạch nguồn dân ca Đất Tổ

Các làn điệu dân ca trên quê hương Đất Tổ từ nhiều đời nay được lưu truyền qua từng lời ca, điệu múa, bài thơ hay giản đơn chỉ là qua những câu chuyện kể của bà, của mẹ. Từ đồng bằng cho đến miền núi cao vẫn đều lưu giữ những làn điệu dân ca, dân vũ mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương, vùng miền, dân tộc. Đã có thời kỳ các làn điệu dân ca...

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Lời tòa soạn: Mo là một trong những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc, giữ vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của người Mường, bao hàm giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường. Năm 2020, Mo Mường được chọn là di sản cần xây dựng Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn...

Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu

Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có...

Cùng tác giả

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở đô thị tại Cẩm Khê

Sáng 9/1, Ban cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất huyện Cẩm Khê đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị và Tổ hợp văn hóa, thể thao.Công bố Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Nghề kinh doanh hoa tươi vào vụ Tết

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa tươi ngày càng tăng cao, các cửa hàng kinh doanh hoa tươi ngày càng được mở rộng, đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nghề cắm hoa đã đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho nhiều người.Chị Hoàng Thủy – Chủ cửa hàng hoa Hoàng Thủy ở phường Tiên Cát tất bật cắm hoa cho khách hàng vào những ngày cuối năm.Hiện nay hoa tươi được sử dụng...

Cùng chuyên mục

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Tổng kết công tác Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin năm 2024

Ngày 9/1, Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tỉnh tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội năm 2024.Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hiện có 5.550 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc Da cam/Dioxin đang hưởng trợ cấp...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất