Powered by Techcity

Một thoáng chợ phiên Tráng Kìm


Trong hành trình khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách không thể bỏ lỡ những phiên chợ quê hấp dẫn. Đặc biệt là phiên chợ cổ Tráng Kìm, cách trung tâm huyện10 km, đã có cách đây vài trăm năm. Từ tờ mờ sáng, khi mặt trời chưa ló rạng, phố huyện vẫn chìm trong sương lạnh, thấp thoáng trên khắp các nẻo đường vùng cao Quản Bạ, bà con từ các xóm, bản đã nhộn nhịp kéo nhau xuống chợ Tráng Kìm. Người đến chợ đủ mọi lứa tuổi từ già đến trẻ…Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam, nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn, các tiểu thương buôn bán tấp nập, tạo nên khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu…

Một thoáng chợ phiên Tráng Kìm

Một góc chợ phiên Tráng Kìm.

Sản phẩm được bày bán trong chợ chủ yếu là các nông sản do bà con tự sản xuất hoặc thu hái trong rừng; những trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn. Trao đổi, mua, bán gia súc, gia cầm; bày bán đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt thường ngày để phục vụ nhu cầu của người dân. Cách bày bán cũng mộc mạc, giản đơn với tấm bạt cũ, lá chuối trải trên mặt đất hoặc đựng trong những chiếc gùi truyền thống. Dẫu đơn sơ nhưng đó là kết tinh của quá trình lao động sản xuất và thể hiện sự gắn bó, sinh sống hòa hợp với tự nhiên của đồng bào.

Chợ còn có khu hàng ăn với những nồi thắng cố khói nghi ngút, bên những chai rượu ngô thơm nồng; những món ăn đặc trưng của miền núi là mèn mén và tẩu chúa. Cùng với đó là món phở Tráng Kìm, một trong những đặc sản nổi tiếng nhất ở Hà Giang.

Cầm trên tay những món hàng nông sản vừa mua từ chợ phiên, ông Sùng Mí Sính, thôn Đầu Cầu 2, xã Cán Tỷ phấn khởi chia sẻ: “Chợ phiên là nét đẹp văn hóa truyền thống, đã tồn tại từ rất lâu trong đời sống sinh hoạt, văn hóa dân tộc Mông. Với người Mông, đi “chơi chợ” mang nhiều ý nghĩa về văn hóa, phong tục, đặc biệt hơn là hoạt động mua, bán, trao đổi thông thương. Chợ phiên của người Mông luôn đặc sắc, nổi bật với những nét rất riêng về ẩm thực, trang phục…”.

Một thoáng chợ phiên Tráng Kìm

Phở Tráng Kìm đặc sản nổi tiếng được bán tại chợ phiên.

Chị Lưu Bảo Anh, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Trong chuyến du lịch Hà Giang, tôi được tham quan đi chợ vùng cao Tráng Kìm, đây là một trải nghiệm thú vị. Tôi thấy người dân ở đây rất thân thiện, mến khách đem lại cảm giác thật tuyệt. Chúng tôi vừa được tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán bản địa, vừa thưởng thức các món đặc sản thơm ngon. Người dân ở đây ai cũng hiền lành, dễ mến và nhiệt tình. Tôi đã mua mật ong, gạo nếp về làm quà tặng gia đình, bạn bè”.

Không chỉ người dân trong xã, chợ Tráng Kìm còn thu hút tiểu thương và người dân ở một số xã trên địa bàn huyện và các xã lân cận của huyện Yên Minh. Trang phục của đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao… làm nên sắc màu độc đáo cho phiên chợ và tạo nên bức tranh sắc màu sinh động và đậm đà bản sắc dân tộc. Chợ họp từ sáng sớm, khi mặt trời lên đến đỉnh đầu là thời điểm chợ bắt đầu tan. Các mặt hàng mang ra trao đổi đã bán hết, những mặt hàng thiết yếu đã được sắm đủ, mọi người lại vượt dốc về nhà, kết thúc một phiên chợ đầy náo nhiệt, hẹn phiên chợ sau.

Chợ phiên Tráng Kìm là một nét đẹp trong sinh hoạt đời thường, đồng thời chứa đựng nhiều giá trị văn hóa hết sức đặc trưng của đồng bào dân tộc miền núi cửa ngõ Cao nguyên đá, nó không chỉ là nơi buôn bán những sản vật đặc sắc mà còn là chốn gặp gỡ, giao lưu, là dịp để mỗi vùng phô diễn những tinh hoa của dân tộc mình qua trang phục, qua món ăn truyền thống, những điệu dân ca. Đồng thời, chợ phiên vùng cao ngoài việc giao lưu thương mại còn là nơi để các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

Giờ đây cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, chợ phiên cũng có nhiều đổi thay, không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, chính những nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc là nét rất riêng được đồng bào lưu giữ. Sản phẩm đặc trưng khiến chợ phiên trở thành điểm đến có sức hút rất lớn đối với du khách thập phương

Đến với những phiên chợ vùng cao nói chung, chợ phiên Tráng Kìm nói riêng, chúng ta cảm nhận được nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc ẩn chứa trong đó. Nét đẹp đó không phô trương, cầu kỳ mà mộc mạc như chính bản chất hiền lành, chân chất của người dân nơi đây. Bởi vậy, mỗi phiên chợ luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng mỗi người khi có dịp ghé thăm.

Nguyễn Dịu/Báo Điện Biên Phủ



Nguồn: https://baophutho.vn/mot-thoang-cho-phien-trang-kim-220613.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Đón hơn 13.800 lượt khách du lịch trong ngày đầu năm mới 2025

Trong ngày đầu tiên của năm mới 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã đón khoảng 13.800 lượt khách tham quan, trong đó số lượng khách lưu trú đạt ước tính 4.200 lượt. Công suất sử dụng buồng phòng tại các cơ sở lưu trú trung bình đạt khoảng 53%. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch toàn tỉnh ước đạt 13,9 tỷ đồng.Lượng khách du lịch tập trung chủ yếu tại các điểm...

90% nhà thờ Công giáo thực hiện mô hình “Đường cờ xứ đạo”

Tính đến hết năm 2024, từ mô hình “Đường cờ xứ đạo”, các xã có đồng bào công giáo tại huyện Cẩm Khê đã treo được 515 cờ Đảng, cờ Tổ quốc tại các tuyến đường xung quanh nhà thờ tại 5 xã, 1 thôn theo đạo Công giáo toàn tòng, đạt 90% nhà thờ trên địa bàn huyện.Lực lượng Công an phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã Tạ Xá treo cờ Đảng,...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Đắm say câu hát ả đào

Ấn tượng, lôi cuốn, đậm tính nghệ thuật... là cảm nhận của đông đảo du khách khi lần đầu thưởng thức bài Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” được trình diễn trên sân khấu Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ thuật tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.Ca nương Thúy Quỳnh biểu diễn tiết mục Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” trên sân khấu Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

Bắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Cùng chuyên mục

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày có mưa vài nơi

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 19-22 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Hồ Gươm mờ ảo trong sương mù.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/1, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, riêng vùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất