Powered by Techcity

Đội văn nghệ dân gian góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống


Để tạo sức lan tỏa tình yêu và nêu cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh việc thành lập các đội, câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian và thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân trên địa bàn.

Là địa phương có 16 dân tộc cùng sinh sống, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa các dân tộc luôn được huyện Xín Mần chú trọng thực hiện. Trong đó, bên cạnh việc đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy tại các trường học; Hội Nghệ nhân dân gian thực hiện dạy múa, hát theo từng nhóm nhỏ ở thôn, bản, dòng họ… thì việc thành lập và duy trì hoạt động của các đội, CLB văn nghệ dân gian như: Đội văn nghệ dân gian truyền thống thôn Cốc Pài, thị trấn Cốc Pài tổ chức truyền dạy, tập luyện các tiết mục văn nghệ dân gian dân tộc Nùng; đội văn nghệ dân gian dân tộc Dao thôn Táo Thượng, xã Bản Ngò truyền dạy, tập luyện các tiết mục văn nghê dân gian truyền thống dân tộc Dao; CLB yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông huyện Xín Mần… góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao.

Đội văn nghệ dân gian góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống

Buổi tập múa của Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông

Có mặt trong buổi sinh hoạt của đội văn nghệ dân gian dân tộc Dao thôn Táo Thượng, xã Bản Ngò chúng tôi cảm nhận rõ không khí vui tươi, thoải mái của các thành viên. Được biết, đội văn nghệ có 25 thành viên đều là người dân tộc Dao, sinh sống trên địa bàn thôn và có độ tuổi từ 15 – 51. Tham gia đội văn nghệ, mọi người cùng nhau tập múa, tập hát những làn điệu nghệ thuật truyền thống dân tộc và trên tinh thần tự nguyện. Em Vàng Thị Nguyệt, thành viên trẻ tuổi nhất đội văn nghệ chia sẻ: Em rất yêu thích múa, hát. Khi đội văn nghệ thành lập, em đã xin phép gia đình tham gia và nhận được sự ủng hộ từ người thân. Sinh hoạt trong đội văn nghệ, em biết thêm nhiều điệu hát, điệu múa truyền thống của dân tộc, qua đây giúp bản thân em cảm thấy yêu và tự hào về nét đẹp văn hóa dân tộc mình.

Cũng như các đội văn nghệ dân gian, CLB yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông huyện Xín Mần không chỉ là địa chỉ để các thành viên cùng nhau giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông mà còn góp phần quảng bá nhạc cụ, văn hóa dân tộc Mông đến với nhiều người trong và ngoài tỉnh. CLB thành lập năm 2021 với 55 thành viên, sau hơn 3 năm hoạt động CLB hiện có 1.128 thành viên và độ tuổi từ 8 – 75. Tham gia CLB, các thành viên được hướng dẫn tập luyện kỹ năng thổi, múa, sử dụng khèn Mông và quá trình tập luyện mọi người đều có thái độ nghiêm túc, thể hiện rõ tình yêu dành cho nhạc cụ văn hóa dân tộc mình.

Anh Sùng Minh Thành, Chủ nhiệm CLB yêu thích nhạc cụ văn hóa dân tộc Mông huyện Xín Mần chia sẻ: Thành viên tham gia CLB trên tinh thần tự nguyện, đều dành tình cảm đặc biệt cho nhạc cụ dân tộc nói riêng và văn hóa dân tộc Mông nói chung. Sinh hoạt trong CLB, bên cạnh việc cùng tập luyện kỹ năng thổi, múa khèn Mông thì các thành viên còn tham gia biểu diễn tại các hội thi, hội diễn, buổi giao lưu phục vụ nhiệm vụ chính trị trong và ngoài tỉnh. Thành viên CLB dù là ít tuổi hay nhiều tuổi đều có ý thức cao trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.

Xây dựng đội, CLB văn nghệ dân gian là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực giúp người dân nêu cao tinh thần, trách nhiệm gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc. Từ đây, góp phần tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống.

Hồng Nhung/Báo Hà Giang



Nguồn: https://baophutho.vn/doi-van-nghe-dan-gian-gop-phan-gin-giu-van-hoa-truyen-thong-220231.htm

Cùng chủ đề

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.Cộng đồng dân...

Nghệ nhân Lù Mí Thào

Sáng sớm mùa Thu, tiết trời ở vùng cao Quản Bạ có chút se lạnh. Những tia nắng ban mai xuyên qua những kẽ lá, chiếu sáng các triền đồi hoà cùng hương lúa chín càng thơm ngát, thơ mộng. Trong không gian ấy, tôi bỗng nghe tiếng khèn Mông dìu dặt, tha thiết, lúc trầm lúc bổng vang cả núi rừng. Theo tiếng khèn tôi tìm đến nhà ông Lù Mí Thào, sinh năm 1969 ở thôn Lố...

Kon Tum lan tỏa nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số

Để bảo tồn, phát huy nét đẹp các giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, trong hai ngày 4 - 5/10, UBND thành phố Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang lần thứ II, năm 2024.Cộng đồng người dân tộc thiểu số tái hiện trích đoạn nghi lễ, lễ hội truyền thống tiêu biểu. Ảnh: Khoa Chương - TTXVNTham gia Hội thi có 17 đội cồng chiêng, xoang với hàng trăm...

Những người lưu giữ báu vật của buôn làng

Xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có 6 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ (gồm 1 buôn đồng bào Êđê và 5 buôn M’nông) với 4.862 khẩu.Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song trong những năm qua, đồng bào các buôn làng vẫn nỗ lực gìn giữ những di sản văn hóa truyền thống như: Nhà sàn, những bộ cồng chiêng, ché rượu cần, trống hgơr, ghế kpan, giường jhưng...Già làng Y Cơi Niê...

Say điệu khèn Mông

Đã 85 tuổi nhưng ông Lò Văn Tùng, thôn 3 Thuốc Hạ, xã Tân Thành vẫn thường xuyên biểu diễn với cây khèn Mông.Ông Tùng sinh năm 1940. Trước đây, gia đình ông cùng 20 hộ đồng bào Mông chuyển từ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang về xã Tân Thành, huyện Hàm Yên sinh sống. Về quê hương mới, ông Tùng vẫn giữ gìn hai cây khèn Mông đã mua từ trên quê cũ; ông vẫn thường xuyên...

Cùng tác giả

Bảo hiểm trả tiền thuốc trực tiếp: Đẩy khó cho người bệnh?

Người dân mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện – Ảnh: NAM TRẦN Để được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT), người mua cần xuất trình với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định và hợp lệ làm căn cứ. Những tưởng là lợi cho người bệnh, nhưng thực tế nhiều điều kiện chi trả, quy định hồ sơ khiến người dân băn khoăn liệu có thể thực hiện? Có...

Hiệu quả của điểm sơ cấp cứu ở Lâm Thao

Không chỉ đóng vai trò là “lá chắn” đầu tiên trong việc cứu người, các điểm sơ cấp cứu (SCC) còn là cầu nối quan trọng giữa người dân và hệ thống y tế tuyến trên. Với quy mô nhỏ, linh hoạt và đặt tại các xã, thị trấn, các điểm sơ cấp cứu tại huyện Lâm Thao đang phát huy hiệu quả của mình trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Được thành lập vào tháng 3/2023, trên...

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Tháng Dân vận ở Khả Cửu

Năm 2024, huyện Thanh Sơn lựa chọn xã Khả Cửu để thực hiện chương trình công tác dân vận, đây là lần thứ 2 xã Khả Cửu được lựa chọn để thực hiện chương trình này. Với sự góp sức của các cấp, ngành, đơn vị trong huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương đã “khéo dân vận” để huy động sức dân, chung sức tạo nên diện mạo mới ở Khả Cửu.Nhờ thực hiện Tháng Dân vận, tuyến...

Bão Trà Mi di chuyển chậm, có khả năng đổi hướng và suy yếu

Từ 4 giờ ngày 25/10 đến 4 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.Hướng đi của cơn bão.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả của điểm sơ cấp cứu ở Lâm Thao

Không chỉ đóng vai trò là “lá chắn” đầu tiên trong việc cứu người, các điểm sơ cấp cứu (SCC) còn là cầu nối quan trọng giữa người dân và hệ thống y tế tuyến trên. Với quy mô nhỏ, linh hoạt và đặt tại các xã, thị trấn, các điểm sơ cấp cứu tại huyện Lâm Thao đang phát huy hiệu quả của mình trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Được thành lập vào tháng 3/2023, trên...

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Tháng Dân vận ở Khả Cửu

Năm 2024, huyện Thanh Sơn lựa chọn xã Khả Cửu để thực hiện chương trình công tác dân vận, đây là lần thứ 2 xã Khả Cửu được lựa chọn để thực hiện chương trình này. Với sự góp sức của các cấp, ngành, đơn vị trong huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương đã “khéo dân vận” để huy động sức dân, chung sức tạo nên diện mạo mới ở Khả Cửu.Nhờ thực hiện Tháng Dân vận, tuyến...

Bão Trà Mi di chuyển chậm, có khả năng đổi hướng và suy yếu

Từ 4 giờ ngày 25/10 đến 4 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.Hướng đi của cơn bão.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Các tỉnh miền Trung lên phương án sơ tán dân, kêu gọi tàu thuyền tránh bão Trà Mi

Để ứng phó với cơn bão Trà Mi (bão số 6), tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi lên phương án sơ tán dân và kêu gọi tàu thuyền tránh bão.Theo đó, tỉnh Quảng Nam sẽ di dời 212.000 người nếu bão mạnh và di dời 396.000 người đối với siêu bão. Người dân sẽ được sơ tán đến ở xen ghép các nhà kiên cố hoặc sơ tán tập trung đến các cơ quan công sở, trường học.Về tình hình...

Tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

* Phú Thọ có 2 tập thể và 2 cá nhân đoạt giải Cuộc thiNgày 24/10, tại tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng tại buổi lễ.Tới dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch...

Bảo vệ khẩn cấp Bảo vật Quốc gia sau vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang

Ngày 23/10, sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo về vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang (khu 4, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao) khiến nhiều pho tượng bằng đất, gỗ bị hư hại, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL đã ban hành văn bản số 1171/DSVH-DT ngày 23/10/2024 về việc cháy tại Di tích Quốc gia Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.Hình ảnh Bàn thờ Phật bằng đá (Bệ đá hoa sen) bị...

Để học sinh đến trường an toàn

Phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, đảm bảo an toàn sức khỏe, an toàn giao thông là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh. Do đó, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp để giảm thiểu tai nạn thương tích, tai nạn giao thông trong lứa tuổi học sinh là vấn đề quan trọng được các cấp, ngành chức năng tập trung thực hiện.Những ngày đầu...

Hồi sinh thổ cẩm Cơ Tu ở Hòa Bắc

Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên” trong các bản làng vùng cao, thổ cẩm của người Cơ Tu trên mảnh đất đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em phụ nữ ở Tà Lang - Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa cho thế hệ...

Chăm lo đối tượng bảo trợ xã hội

Thời gian qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, sự chung tay, góp sức của cộng đồng, huyện Phù Ninh đã tiếp sức cho các đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.Lãnh đạo huyện Phù Ninh thăm, tặng quà ông Triệu Văn Kiều - thương binh 85% ở khu 1, xã Hạ Giáp.Để việc chăm lo cho các đối tượng BTXH được thực hiện kịp thời, chính xác, huyện chỉ đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất