Powered by Techcity

Kiến tạo môi trường văn hóa cho cộng đồng


Đã từng có thời gian, đời sống văn hóa không “theo kịp” đời sống kinh tế, nhất là ở những khu vực thôn quê. Nhưng hôm nay, nhiều nét văn hóa mới đang hình thành. Tại nhiều nhà văn hóa, các hoạt động diễn ra sôi nổi từ sáng đến tối. Những phố xanh, nhà sạch, đường nở hoa trải rộng cả ở khu vực nội đô lẫn vùng sâu, vùng xa của thành phố Hà Nội. Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không phải là “cuộc đua” danh hiệu, mà đang thẩm thấu vào cuộc sống…

Kiến tạo môi trường văn hóa cho cộng đồng

Nghi thức cung nghinh Thánh giá tại Lễ hội truyền thống “Thập tam trại” (quận Ba Đình). (Ảnh MỸ HÀ)

Mới chỉ vài năm trước, mỗi khi nói đến khó khăn trong hoạt động văn hóa, thôn Viên Đình (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa) thường xuyên bị “điểm danh”. Do thiếu kinh phí cho nên việc xây dựng nhà văn hóa “giậm chân tại chỗ” nhiều năm. Mỗi khi hội họp, hoặc có sinh hoạt cộng đồng, người dân nơi đây phải tổ chức ở đình làng.

Chuyện ở nơi đã từng “chậm tiến”

Bây giờ, “chậm tiến” đã là chuyện cũ. Đến Viên Đình, vào buổi sáng, buổi tối hay dịp cuối tuần, mọi người đều thấy nhà văn hóa thôn luôn rộn ràng lời ca tiếng hát và các cuộc thi đấu thể thao. Nhà văn hóa thôn Viên Đình có diện tích hơn 700 m2, khuôn viên rộng rãi, có phòng đọc sách với nhiều đầu sách. Nhà văn hóa hoạt động theo mô hình tự quản, cùng lúc có ba câu lạc bộ (CLB): CLB văn nghệ, CLB đọc sách, CLB thể dục thể thao. Cùng với đời sống văn hóa được nâng lên, cảnh quan môi trường không ngừng được cải thiện. Cư dân Nguyễn Văn Thọ cho biết: “Người dân chúng tôi đã chung tay gìn giữ những hàng cây cổ thụ, ao hồ, mặt nước tại địa phương… để trở thành không gian sống xanh, sạch cho làng quê. Nhân dân còn đóng góp hàng chục triệu đồng để kè bờ ao, dựng lan can sắt, đổ bê-tông lề đường, đặt ghế đá, xây bồn trồng thêm nhiều cây xanh, tạo cảnh quan sạch, đẹp…”.

Ứng Hòa từng là địa bàn xếp trong “tốp cuối” của thành phố trong nhiều hoạt động. Nhưng bây giờ, đến Ứng Hòa, ai cũng ngỡ ngàng về sự thay đổi khi nhà cửa khang trang, các tuyến đường sạch, đẹp. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không chỉ thể hiện ở những con số thống kê, mà đã đi vào cuộc sống đời thường của người dân. 145/145 thôn của huyện đều có nhà văn hóa, có các CLB văn hóa-thể thao để tập hợp người dân.

Nhìn lại những năm trước, khi Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội mới tổ chức cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp”, nhiều người nghĩ các địa phương sẽ chỉ chọn một vài tuyến đường, hay thôn làng để trang hoàng phục vụ đi thi. Nhưng Sở Văn hóa và Thể thao lại mong muốn việc tổ chức cuộc thi là một “mồi lửa”, để từ đó lan tỏa phong trào. Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Nguyễn Thành Tuyên chia sẻ: “Danh hiệu văn hóa không phải cái gì xa xôi, mà là chúng ta tạo ra môi trường văn hóa. Ở nhà là mô hình Gia đình văn hóa, ra xã hội là các mô hình Làng, Tổ dân phố văn hóa, cơ quan văn hóa… Muốn cải thiện môi trường văn hóa thì phải có không gian văn hóa cho nhân dân sinh hoạt. Cùng với đó, môi trường cảnh quan cũng phải giàu tính nhân văn. Việc giữ gìn môi trường cảnh quan không chỉ tạo cảnh quan sạch đẹp, mà còn góp phần “rèn” nếp sống mỗi người. Khi cảnh quan sạch đẹp, thì muốn vứt rác bậy người ta cũng phải suy nghĩ. Nếp sống văn hóa, văn minh vì thế được nâng dần lên”.

Tại Ba Vì, từ cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp”, huyện đã cụ thể hóa thành cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” triển khai liên tục qua nhiều năm. Người dân thấy lợi ích nên tích cực hưởng ứng. Chỉ từ đầu năm 2024 đến nay, huyện đã huy động xã hội hóa được hơn 22,9 tỷ đồng trang trí đường làng, ngõ xóm, trồng mới 13.461 cây xanh, lắp hơn 2.000 camera an ninh, 228 hộ dân tại các thôn hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn. Hàng loạt tuyến đường hoa xuất hiện. Toàn bộ 303 nhà văn hóa thôn ở Ba Vì đều được lắp đặt wifi miễn phí, với nguồn kinh phí chủ yếu do nhân dân đóng góp. Chưa phải là “điển hình tiên tiến”, nhưng từ đầu năm 2024 đến nay, xã Phú Châu đã xã hội hóa được 400 triệu đồng để thực hiện cuộc thi Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn. Với số tiền và ngày công được đóng góp, nhân dân ở Phú Châu đã tiếp tục làm cổng chào, thay thế hệ thống đèn chiếu sáng, vẽ tranh bích họa, lắp gương cầu lồi bảo đảm an toàn giao thông, trồng hoa, cây ở các tuyến đường… Bộ mặt của Phú Châu ngày càng sạch đẹp.

Những cán bộ ngành văn hóa thường bảo: Muốn tìm hiểu về đổi thay trong môi trường văn hóa thì không chỉ đến những quận “điển hình” như quận Ba Đình, quận Long Biên, hay những huyện đi đầu về nông thôn mới như: Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm… mà còn phải đến vùng xa, những địa bàn khó khăn. Quả tình, những địa bàn vùng sâu, vùng xa của Hà Nội là minh chứng sinh động cho những thành tựu trong xây dựng đời sống văn hóa của thành phố Hà Nội.

“Nâng tầm” cho các tiêu chí

Những tiêu chí của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là tiêu chí chung. Nhưng cuộc sống luôn đa sắc màu. Bởi thế, mỗi địa phương lại dựa trên đặc trưng, thế mạnh của mình để lựa chọn cách làm, hướng đi mũi nhọn, để lan tỏa sang những hoạt động khác. Và những cách làm hay, lại có sức lan tỏa không chỉ riêng địa phương mình. Chẳng hạn, khi triển khai cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, huyện Đan Phượng có nhiều sáng kiến, sáng tạo, thí dụ như tổ chức chấm thi theo tháng, động viên kịp thời những cách làm hay; Đan Phượng cũng đi đầu trong vận động nhân dân đóng góp tiền lắp thiết bị chiếu sáng. Kinh nghiệm này được các địa phương khác học tập.

Đối với nhà văn hóa, thiết chế là phần “vỏ”, hoạt động mới là phần “ruột”. Huyện Đông Anh là địa bàn nổi bật trong khai thác nhà văn hóa trên toàn địa bàn. Tuỳ thuộc vào điều kiện của các địa phương mà những CLB văn hóa-thể thao ra đời. Nơi có thế mạnh về nghệ thuật truyền thống thì thành lập CLB tuồng (như các thôn ở xã Cổ Loa, Xuân Nộn) hay CLB âm nhạc truyền thống, nơi có phong trào thơ ca phát triển thì thành lập CLB thơ, hay có nơi lại là CLB khiêu vũ… Riêng CLB thể thao thì hầu như thôn, làng nào cũng có phong trào hết sức sôi động.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh chia sẻ: “Thành ủy luôn quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng văn hoá con người Thăng Long – Hà Nội qua triển khai Chương trình số 06-CTr/TU (trước đây là Chương trình 04) về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong đó, xây dựng văn hóa, con người là yếu tố quan trọng và xuyên suốt. Với đặc thù là Thủ đô nghìn năm văn hiến, Hà Nội luôn chú trọng những nét đặc trưng riêng của mình. Năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2023/NĐ-CP Quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn/Tổ dân phố văn hóa/Xã/Phường/Thị trấn tiêu biểu. Nghị định nêu rõ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn công nhận danh hiệu; hướng dẫn cách thức đánh giá, bình xét các danh hiệu thi đua. Việc phân cấp như vậy sẽ là cơ sở để thành phố ban hành những tiêu chí mang tính đặc thù”.

Từ việc phân cấp cho thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang phối hợp các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan lấy ý kiến chuyên gia, chính quyền cơ sở và người dân để tham mưu thành phố ban hành quy định đặc thù về tiêu chuẩn công nhận danh hiệu văn hóa. Là người trực tiếp tham gia công tác vận động, kiểm tra, giám sát thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Bùi Minh Hoàng cho biết: “Có rất nhiều cách làm hay của các địa phương trong xây dựng môi trường văn hóa như: Mô hình tuyến đường, ngõ phố xanh, sạch, đẹp; mô hình thôn thông minh; mô hình gìn giữ phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch… Dịp này, chúng tôi sẽ tham mưu thành phố đưa vào quy định chi tiết trong công nhận danh hiệu văn hóa; hoặc khuyến khích các địa phương thực hiện. Như vậy, khi triển khai Nghị định 86/2023/NĐ-CP trên thực tế, việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng các mô hình văn hóa sẽ được nâng tầm, mang đặc trưng của Hà Nội”.

Cùng với việc xây dựng những mô hình văn hóa, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng đang có tác dụng tích cực rõ nét vào xây dựng văn hóa – con người Hà Nội. Tuy nhiên, việc kiến tạo môi trường văn hóa trong cộng đồng còn không ít khó khăn, mà khó khăn hiện nay tập trung tại những khu đô thị lớn. Nhiều nơi, mỗi tòa chung cư có đến vài trăm hộ gia đình quy mô tương đương một tổ dân phố, nhưng lại chưa có không gian văn hóa, không gian sinh hoạt cộng đồng tương ứng. Điều này đặt ra bài toán mà thành phố Hà Nội cần có lời giải sớm.

Theo nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/kien-tao-moi-truong-van-hoa-cho-cong-dong-220000.htm

Cùng chủ đề

Những người lưu giữ báu vật của buôn làng

Xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có 6 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ (gồm 1 buôn đồng bào Êđê và 5 buôn M’nông) với 4.862 khẩu.Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song trong những năm qua, đồng bào các buôn làng vẫn nỗ lực gìn giữ những di sản văn hóa truyền thống như: Nhà sàn, những bộ cồng chiêng, ché rượu cần, trống hgơr, ghế kpan, giường jhưng...Già làng Y Cơi Niê...

Người cao tuổi sống vui, sống khỏe

Những năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua tuổi cao gương sáng, với phương châm “Sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc”. Qua đó, phát huy vai trò của người cao tuổi, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xã hội văn minh.Đã thành thói quen, mỗi buổi sáng hằng ngày, các câu lạc bộ (CLB) dưỡng sinh văn nghệ của người...

Nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Là huyện miền núi của tỉnh, Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đại đa số với phần lớn là dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Dao và các dân tộc thiểu số khác. Mỗi dân tộc đều giữ bản sắc riêng, song có sự giao thoa, đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương phát triển.Chị Phan Thị Hồng...

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa, lũ

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão vừa qua đã gây hậu quả nặng nề đến các địa phương toàn tỉnh, trong đó có huyện Cẩm Khê. Do mưa lớn kèm nước lũ dâng cao, toàn huyện có trên 800ha lúa, hơn 327ha rau màu, 40.152 cây hoa, cây cảnh, hơn 98ha cây trồng lâu năm, 272,5ha cây trồng hàng năm, 82,5ha cây ăn quả tập trung, hơn 275ha rừng, 493 cây bóng mát bị...

Bút Tre – Tiếng thơ độc đáo miền Đất Tổ

Về thăm gia đình cố nhà thơ Bút Tre vào những ngày đầu thu, quê hương Đồng Lương nay đã “thay da đổi thịt”, những con đường bê tông trải thẳng tắp, nhiều nhà cao tầng xây khang trang, dân cư tấp nập,... Hỏi thăm đến khu Dộc Ngoã, chúng tôi được chỉ đến căn nhà mái ngói đơn sơ nằm sau tán cây đang độ thay lá. Phía trước sân vườn, ngôi mộ của nhà thơ Bút Tre...

Cùng tác giả

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Tuyên Quang

 Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu...

Trao hơn 100 suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3”

Chiều 2/10, tại huyện Hạ Hòa, Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho 107 học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Tỉnh đoàn trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho học sinh 3 huyện Hạ...

Trao tặng 95 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu

Ngày 2/10, Hội người Việt Nam tại thành phố Voronhezh, Liên bang Nga đã đi thăm, trao tiền hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu với tổng số tiền là 95 triệu đồng.Hội thăm hỏi và trao tặng số tiền 10 triệu đồng cho gia đình ở xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông có người thân bị mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu.Đến thăm các gia đình, các...

Xử phạt 32 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu

Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Trung thu từ ngày 6/8-30/9, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra 81 vụ, trong đó xử lý 32 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 100 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 10 triệu đồng.Đội QLTT số 3 kiểm tra nguồn gốc,...

Phú Thọ có “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024

Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã công bố danh sách 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024, trong đó tỉnh Phú Thọ có anh Lê Mạnh Cường (sinh năm 1983), khu 6, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy.Anh Cường hiện đang phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp bao gồm: 5ha cây lấy gỗ, 5ha bưởi, 2ha nuôi cá; 3.500 con ba ba gai; 600 lợn nái...

Cùng chuyên mục

Trao hơn 100 suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3”

Chiều 2/10, tại huyện Hạ Hòa, Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho 107 học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Tỉnh đoàn trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho học sinh 3 huyện Hạ...

Trao tặng 95 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu

Ngày 2/10, Hội người Việt Nam tại thành phố Voronhezh, Liên bang Nga đã đi thăm, trao tiền hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu với tổng số tiền là 95 triệu đồng.Hội thăm hỏi và trao tặng số tiền 10 triệu đồng cho gia đình ở xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông có người thân bị mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu.Đến thăm các gia đình, các...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Trao hơn 100 suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3” 2024-10-02 16:53:00baophutho.vn Chiều 2/10, tại huyện Hạ Hòa, Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 -...Trao tặng 95 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự... 2024-10-02 16:41:00baophutho.vn Ngày 2/10, Hội người Việt Nam tại thành phố Voronhezh, Liên bang Nga...

Trao 150 suất quà hỗ trợ vùng thiên tai Hạ Hòa

Ngày 2/10, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng phối hợp với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Phú Thọ đã trao 150 suất quà cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng và người dân của xã Đan Thượng, Văn Lang, Tứ Hiệp và thị trấn Hạ Hòa bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.Lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh và thành phố...

Tuyên truyền chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho người có uy tín

Thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 1/10, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho 88 người có uy tín của 9 xã: Tam Thanh, Long Cốc, Vinh Tiền, Thu Ngạc, Văn Luông, Minh Đài, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn.Báo cáo viên Ban Dân tộc tỉnh truyền đạt các nội dung...

Những người lưu giữ báu vật của buôn làng

Xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có 6 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ (gồm 1 buôn đồng bào Êđê và 5 buôn M’nông) với 4.862 khẩu.Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song trong những năm qua, đồng bào các buôn làng vẫn nỗ lực gìn giữ những di sản văn hóa truyền thống như: Nhà sàn, những bộ cồng chiêng, ché rượu cần, trống hgơr, ghế kpan, giường jhưng...Già làng Y Cơi Niê...

Hà Tĩnh, Quảng Bình mưa lớn, đề phòng lũ quét, sạt lở

Trên khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, từ 5g50 phút đến 10g50 phút ngày 2/10 tiếp tục có mưa với lượng phổ biến ở Hà Tĩnh từ 20-50mm, có nơi trên 100mm, Quảng Bình mưa từ 30-60mm, có nơi trên 120mm.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền...

Người cao tuổi sống vui, sống khỏe

Những năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua tuổi cao gương sáng, với phương châm “Sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc”. Qua đó, phát huy vai trò của người cao tuổi, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xã hội văn minh.Đã thành thói quen, mỗi buổi sáng hằng ngày, các câu lạc bộ (CLB) dưỡng sinh văn nghệ của người...

Vận động chi trả lương hưu qua tài khoản ngân

Thời gian qua, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chi trả an sinh xã hội nói chung và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH nói riêng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó đăng ký nhận chế độ của cá nhân qua tài khoản ngân hàng.Cán bộ BHXH tỉnh...

Vận động chi trả lương hưu qua tài khoản ngân hàng

Thời gian qua, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chi trả an sinh xã hội nói chung và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH nói riêng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó đăng ký nhận chế độ của cá nhân qua tài khoản ngân hàng.Cán bộ BHXH tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất