Powered by Techcity

Những “kỹ sư nông dân”


Từ thực tiễn những câu chuyện nhà nông của mình, nhiều nông dân ở Phú Thọ đã có ý tưởng sáng tạo, chế tạo, cải tiến các loại thiết bị, máy nông nghiệp, công nghiệp mang tính ứng dụng cao, góp phần giảm sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi.

Việc sử dụng các loại máy nông nghiệp là xu hướng hiệu quả để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại máy do các hãng sản xuất thường có kích thước lớn, vận hành cồng kềnh, không phù hợp với sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ, không tập trung, phát sinh nhiều chi phí, gây tốn kém cho nhà nông. Xuất phát từ bất cập này, năm 2020, nông dân Hoàng Kim Phụng (khu 1, xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba đã tìm hiểu cơ chế, nguyên lý hoạt động của loại máy phay đất truyền thống và thử nghiệm lắp một số thiết bị mới trên giàn phay, giúp chiếc máy tăng hiệu quả hoạt động khi có thể thực hiện thêm 2 nhiệm vụ cày bừa, rạch luống và lên luống.

Những “kỹ sư nông dân

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Thanh Ba trao giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” tỉnh Phú Thọ năm 2024 cho anh Hoàng Kim Phụng

Thực tế, đối với máy làm đất truyền thống chỉ có tác dụng cày đất, làm tơi xốp đất, việc lên luống phải thực hiện thủ công hoặc tiếp tục dùng máy lên luống, khiến hiệu suất lao động không cao. Sau khi thực hiện ý tưởng, lắp đặt thêm 2 mũi cày (thực hiện bừa chín và lên luống) hoặc 3 mũi cày (thực hiện bừa chín, lên luống, cày rạch) giúp thuận lợi cho việc trồng cây, tra hạt theo hướng công nghiệp hóa, có thể áp dụng ở mọi đồng đất, các thiết bị, bộ phận cũng có thể tháo lắp, linh hoạt di chuyển các vị trí.

Anh Hoàng Kim Phụng cho biết: Trong canh tác nông nghiệp truyền thống, để bừa, lên luống, cày rạch, vén đất,… trên diện tích 1 sào đất sẽ mất khoảng 8 tiếng. Cũng thời gian này, nếu sử dụng máy bừa cải tiến có thể bừa, lên luống, cày rạch được 10 sào đất, hiệu quả kinh tế trên 1ha giảm được 28 công lao động. Qua đó giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất đúng thời vụ.

Những “kỹ sư nông dânMáy bừa cải tiến của nông dân Hoàng Kim Phụng giúp người nông dân tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất

Từ những hiệu quả, tính ứng dụng cao trong thực tiễn, giải pháp “Máy bừa kết hợp cày rạch và lên luống” của nông dân Hoàng Kim Phụng đã đạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” cấp tỉnh năm 2024.

Câu chuyện “được mùa – mất giá” vẫn hay diễn ra khi người nông dân chưa nắm bắt được thị trường, chưa làm chủ khoa học, kỹ thuật. Mặt khác, sản phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công đôi khi không đảm bảo đầy đủ các yếu tố về chất lượng, giá thành… để cạnh tranh trên thị trường. Trăn trở trước bài toán làm sao nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương, anh Phạm Ngọc Doanh (khu 3, xã Văn Lang, huyện Hạ Hoà) đã nghiên cứu, đưa ra ý tưởng “Kỹ thuật chế biến, đóng gói trà bí xanh sấy lạnh”. Ứng dụng vào thực tế sản xuất, bước đầu đã mang đến những hiệu quả tích cực.

Những “kỹ sư nông dân

Bí xanh Văn Lang được canh tác theo theo chuẩn VietGAP, chế biến theo phương pháp công nghiệp giúp tăng giá trị sản phẩm

Xã Văn Lang có trên 100ha diện tích trồng bí xanh, năng suất ổn định đạt 4.000 tấn/năm. Đây được coi là tiềm năng, lợi thế của địa phương về phát triển vùng trồng bí xanh, tuy nhiên, đầu ra của sản phẩm luôn bấp bênh về giá cả, chất lượng sản phẩm không đồng đều, hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản phẩm trà bí xanh (trà bí đao) do người dân sản xuất theo kiểu truyền thống cần nhiều thời gian, phụ thuộc vào thời tiết và các yếu tố về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khó đảm bảo… dẫn tới việc thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường.

Những “kỹ sư nông dân

Phương pháp sấy lạnh bí xanh giúp giữ nguyên hương thơm, chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Năm 2020, anh Phạm Ngọc Doanh – với vai trò là thành viên HTX Xây dựng và Dịch vụ vận tải nông nghiệp Duy Khánh đã liên kết với các hộ dân, thực hiện canh tác bí xanh theo chuẩn VietGAP, diện tích trên 30ha trồng bí xanh để tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bí xanh Văn Lang”. Đồng thời, để có thị trường tiêu thụ ổn định, năm 2023, anh Doanh đã tham quan, học hỏi, nghiên cứu, đưa ra giải pháp “Sản xuất trà bí xanh sấy lạnh” tại địa phương nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Giải pháp của anh Doanh nhằm thay đổi cách trồng, cách chế biến thủ công, tạo ra sản phẩm trà bí xanh an toàn, dinh dưỡng cao, giúp tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm.

Những “kỹ sư nông dân

Sản phẩm trà bí đao sấy lạnh đạt giải Ba cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” tỉnh Phú Thọ năm 2024

Sau khi đưa vào sản xuất thực tế, phương pháp sấy lạnh bí xanh cho thấy hiệu quả tốt, giúp giữ nguyên hương thơm, chất dinh dưỡng, tiết kiệm nhân lực vận hành, không phụ thuộc vào thời tiết, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. Phương pháp này giúp tạo việc làm cho lao động địa phương, nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp lên đạt khoảng 200% so với giá trị sản phẩm trước khi chế biến.

Tuy đạt giải cao trong cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” cấp tỉnh năm 2024 nhưng theo anh Doanh thì kỹ thuật chế biến, đóng gói trà Bí xanh sấy lạnh dù đã giải quyết bước đầu khâu liên kết tiêu thụ nông sản, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp song vẫn còn tồn tại nhược điểm, đó là phương pháp sử dụng còn mất nhiều thời gian, phải có dụng cụ đun nấu… Trong thời gian tới, cần nâng sản phẩm “Trà bí xanh sấy lạnh” sang giải pháp tiên tiến hơn đó là “Trà bí xanh sấy lạnh túi lọc”, tăng tính tiện dụng của sản phẩm và sức lan tỏa đối với thị trường.

Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” tỉnh Phú Thọ năm 2024 do Hội Nông dân tỉnh tổ chức đã nhận được 32 giải pháp kỹ thuật tiêu biểu, được lựa chọn từ 11 Hội Nông dân cấp huyện. Các giải pháp tham dự cuộc thi được đánh giá khá phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực như: Cơ khí và chế biến; trồng trọt, sinh học và môi trường; chăn nuôi và thủy sản… Những người nông dân năng động, sáng tạo đang góp phần làm thay đổi thói quen sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, năng suất thấp để hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại. Những con người ấy như những bông hoa đẹp, trong vườn hoa đang nở dưới bàn tay chăm sóc của những người nông dân Đất Tổ.

Hoàng Giang



Nguồn: https://baophutho.vn/nhung-ky-su-nong-dan-219891.htm

Cùng chủ đề

Giới thiệu phần mềm chuyển đổi số Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan; đại diện các huyện, thành, thị và các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày chi tiết về các tính năng nổi bật...

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

“Vùng đất màu mỡ” cho điện ảnh Việt Nam

Điện ảnh Việt Nam và điện ảnh thế giới luôn đặt các tác phẩm phim truyện khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể văn học ở vị trí quan trọng.Khán giả xếp hàng mua vé “Đào, Phở và Piano” trong ngày 22/2 tại cụm rạp Beta. (Ảnh HỒNG HÀ).Mặc dù đầy tiềm năng và đã có từ lâu nay, nhưng theo giới chuyên môn, việc phát triển, sản xuất mảng phim này vẫn là một “mảnh đất...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thú chơi đồ gỗ mỹ nghệ

Bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và lối sống gần gũi với thiên nhiên, thú chơi đồ gỗ mỹ nghệ đã xuất hiện trong các gia đình Việt từ xưa. Ngày nay, đồ gỗ mỹ nghệ - những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ ngày càng sáng tạo, độc đáo gắn với giá trị nghệ thuật, phong thủy, tâm linh vẫn là đam mê được nhiều người theo đuổi...Anh Nguyễn Xuân Huy trưng bày nhiều tác phẩm đồ...

Cùng tác giả

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày (dự phòng 1 ngày), có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ủy...

Giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đã có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Nhờ nguồn vốn vay và hỗ...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng 14/11, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã khai mạc lớp Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ năm 2025. Tham gia lớp tập huấn có 22 học viên là người cao tuổi đến từ xã Hy Cương, TP Việt Trì và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao.Lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phát biểu tại buổi khai mạc lớp tập huấnLớp tập huấn diễn ra trong hai ngày (14...

Cùng chuyên mục

Giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đã có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Nhờ nguồn vốn vay và hỗ...

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Giới thiệu phần mềm chuyển đổi số Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan; đại diện các huyện, thành, thị và các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày chi tiết về các tính năng nổi bật...

Hơn 20 nhà hàng, quán ăn ký cam kết không kinh doanh, giết mổ động vật hoang dã và chim di cư

Hiện nay, toàn huyện Thanh Sơn có hơn 20 nhà hàng, quán ăn. Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết nhằm chủ động phòng ngừa tình trạng buôn bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật rừng hoang dã trái phép trên địa bàn.Lực lượng kiểm lâm huyện tuyên truyền, tổ chức cho chủ các nhà hàng ký cam kết không kinh doanh, giết mổ các loài động vật hoang...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất