Powered by Techcity

Tân Sơn bảo tồn phát huy giá trị văn hoá


Tân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ với 19 dân tộc cùng sinh sống; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 83,5%. Bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc của địa phương đã và đang được người dân cùng các cấp chính quyền giữ gìn trong nhiều năm qua.

Tân Sơn bảo tồn phát huy giá trị văn hoá

Biểu diễn văn nghệ truyền thống trong “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại khu Vượng, xã Xuân Đài.

Những năm gần đây, UBND huyện Tân Sơn đã phục dựng, bảo tồn, gìn giữ và phát triển nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng của các dân tộc Mường, Mông, Dao như: Tiếng nói đồng bào dân tộc Mường, Dao, Mông; trang phục dân tộc Mường, Dao; ẩm thực truyền thống đồng bào dân tộc Mường; nghệ thuật trình diễn, diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang, đâm đuống, cồng chiêng, múa mỡi, lập tĩnh.

Những tập tục, tập quán, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được sưu tầm và phục dựng như: Lễ hội xuống đồng, cơm mới, rước vía lúa, Tết Doi. Các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống được quan tâm phát động tổ chức sôi nổi trong cộng đồng dân cư như ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc, giải thi đấu thể thao truyền thống, ngày hội văn hóa ẩm thực, liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc truyền thống…

Thực hiện công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, UBND huyện Tân Sơn đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn thành lập đội văn nghệ dân gian, văn nghệ truyền thống tại các xã, khu dân cư, đơn vị trường học trên địa bàn huyện. Hiện nay, huyện đã thành lập được 183 CLB văn hóa, văn nghệ dân gian với trên 3.000 thành viên ở các loại hình: Chàm Đuống, hát Ví, hát Rang, múa Chuông, múa Sinh Tiền; lập tĩnh, múa khèn, cồng chiêng, hát Xoan, hát Chèo…

Từ năm 2020-2023, huyện đã phối hợp với Sở VH, TT&DL tổ chức 6 lớp tập huấn truyền dạy, hướng dẫn thực hành di sản văn hóa truyền thống; 1 lớp tập huấn nghệ thuật hát Ví, hát Rang, chàm đuống cho nghệ nhân văn hóa dân gian các xã thuộc huyện với 102 học viên; 3 lớp tập huấn về xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Mường…

Đặc biệt, những năm qua, nghề dệt truyền thống của người Mường đã không ngừng được quan tâm và phục hồi. Dưới nếp nhà sàn của xóm Chiềng, xã Kim Thượng, bà Sa Thị Tâm – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Dân gian xã Kim Thượng chia sẻ: Mong muốn của những nghệ nhân đi trước như tôi là nghề dệt truyền thống được khôi phục và sẽ có nhiều thế hệ theo học để gìn giữ, nối tiếp truyền qua nhiều đời sau.

Tân Sơn bảo tồn phát huy giá trị văn hoá

Nghệ nhân người Mường ở khu Chiềng, xã Kim Thượng truyền dạy nghề dệt thổ cẩm.

Từ năm 2022, huyện liên tục tổ chức các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào người Mường trên địa bàn nhằm phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng đồng bào DTTS đang có nguy cơ mai một. Những hoạt động này từng bước làm thay đổi nhận thức, tư duy, hành động của cộng đồng đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Nhờ những nỗ lực đó, năm 2024, nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Kim Thượng, xã Xuân Đài đã chính thức được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nằm trong chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (dự án 6), từ năm 2020-2023, huyện đã bố trí khoảng 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ mua trang thiết bị hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào DTTS và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận…

Đồng chí Nguyễn Xuân Toản – Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn, phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, tăng phân bổ nguồn vốn hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị cho nhà văn hóa – khu thể thao thôn, bản; triển khai các đề tài khoa học liên quan việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương nơi đồng bào DTTS sinh sống.

Bảo Khánh



Nguồn: https://baophutho.vn/tan-son-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-219408.htm

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường ở Thanh Sơn

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.Tất Thắng...

Đặc sắc nghệ thuật chế tác đàn tính

Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống; một trong số đó là nghệ thuật chế tác tính tẩu.Tính tẩu hay còn gọi là đàn tính là loại nhạc cụ truyền thống gắn bó không thể tách rời trong sinh hoạt văn hóa,...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được những kết quả đáng khích lệ.Từ nguồn vốn chính sách...

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung

Những nghệ nhân “nhí” người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” mang tính...

Người La Chí ở Bản Díu bảo tồn văn hóa truyền thống

Bên cạnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh thì việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được cộng đồng người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, chú trọng thực hiện. Điều này đã, đang góp phần tạo nên môi trường sống lành mạnh, văn minh, khơi dậy giá trị văn hóa để phát triển KT - XH, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên...

Cùng tác giả

Số tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ sau 10 ngày phát động lên tới 1.628 tỷ đồng

Chiều ngày 20/9, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ từ Đoàn của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và doanh nghiệp trong và ngoài nước đến trao ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra. Như vậy, tính đến 17h00 ngày 20/9/2024, tài khoản của Ban Vận...

Tặng 1.000 suất quà cho người dân vùng lũ

Ngày 20/9, Báo Phú Thọ phối hợp với các nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh đã đến chia sẻ, động viên và tặng quà hỗ trợ Nhân dân vùng lũ tại hai huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà khắc phục hậu quả cơn bão số 3.Lãnh đạo Báo Phú Thọ và các nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh tặng quà cho người dân vùng lũ tại xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê.Cẩm Khê và Hạ Hoà...

Nâng cao hiệu quả công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính

Đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính là cơ sở quan trọng trong việc kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhận thức vai trò quan trọng đó, những năm qua, công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.Thực hiện “Đề án đo đạc, lập hồ sơ địa chính và...

Ủng hộ 30 triệu đồng cho Nhân dân xã Đan Thượng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa trao số tiền 30 triệu đồng cho Nhân dân xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa khắc phục hậu quả sau bão số 3.Đại diện BIC, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Thọ trao biển tượng trưng ủng hộ Nhân dân xã Đan Thượng.Do bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, xã Đan Thượng chìm trong nước lũ, bị cô lập hoàn toàn. Sau khi nước rút,...

Hội Chữ thập đỏ Bình Định trao quà hỗ trợ tỉnh Phú Thọ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Ngày 20/9, Hội Chữ thập (CTĐ) đỏ tỉnh Bình Định cùng các nhà hảo tâm đã phối hợp với Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ, huyện Đoan Hùng tổ chức trao quà cho người dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.Đợt này, Hội CTĐ tỉnh Bình Định đã hỗ trợ tỉnh Phú Thọ 90 triệu đồng và hơn 10 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm khắc phục thiệt hại do thiên tai...

Cùng chuyên mục

Tặng 1.000 suất quà cho người dân vùng lũ

Ngày 20/9, Báo Phú Thọ phối hợp với các nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh đã đến chia sẻ, động viên và tặng quà hỗ trợ Nhân dân vùng lũ tại hai huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà khắc phục hậu quả cơn bão số 3.Lãnh đạo Báo Phú Thọ và các nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh tặng quà cho người dân vùng lũ tại xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê.Cẩm Khê và Hạ Hoà...

Ủng hộ 30 triệu đồng cho Nhân dân xã Đan Thượng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa trao số tiền 30 triệu đồng cho Nhân dân xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa khắc phục hậu quả sau bão số 3.Đại diện BIC, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Thọ trao biển tượng trưng ủng hộ Nhân dân xã Đan Thượng.Do bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, xã Đan Thượng chìm trong nước lũ, bị cô lập hoàn toàn. Sau khi nước rút,...

Hội Chữ thập đỏ Bình Định trao quà hỗ trợ tỉnh Phú Thọ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Ngày 20/9, Hội Chữ thập (CTĐ) đỏ tỉnh Bình Định cùng các nhà hảo tâm đã phối hợp với Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ, huyện Đoan Hùng tổ chức trao quà cho người dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.Đợt này, Hội CTĐ tỉnh Bình Định đã hỗ trợ tỉnh Phú Thọ 90 triệu đồng và hơn 10 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm khắc phục thiệt hại do thiên tai...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình 1719

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình 1719) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 4/10/2021. Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo các xóm, bản vùng cao trên địa bàn huyện Yên Lập khi tập trung đầu tư xây dựng...

Tiếp nhận hơn 40 tấn hàng hóa hỗ trợ từ Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 20/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tiếp nhận và phân phối hơn 40 tấn hàng hóa do Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ cho đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 của 2 huyện Tân Sơn và Thanh Sơn.Lãnh đạo Hội CTĐ cùng các tình nguyện viên tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 do Ủy ban MTTQ thành phố Hồ...

Tỉnh Vĩnh Phúc trao 3 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đoàn công tác của tỉnh Vĩnh Phúc do Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bùi Thị Thu Hằng làm trưởng đoàn đã trao tiền hỗ trợ tỉnh Phú Thọ khắc phục thiệt hại do bão số 3. Tiếp đoàn có đồng Nguyễn Hải - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh.Tỉnh Vĩnh Phúc trao 3 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Phú Thọ khắc phục thiệt hại do bão lũ.Thay mặt Đảng bộ, chính...

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng

Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần ngả vàng đan xen những mái nhà lợp ngói âm dương, dưới những cơn mưa dai dẳng lại bóng lên chất sành đanh rắn, khiến khung cảnh thiên nhiên mang đậm vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất Việt Bắc.Là một xóm nhỏ...

Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Công ty TNHH YI DA Việt Nam, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê thành lập năm 2016, chính thức hoạt động sản xuất từ tháng 5/2018 với tổng vốn đầu tư 22,56 triệu USD, ngành nghề sản xuất may mặc xuất khẩu sản phẩm Denim (Jeans). Khi mới đi vào hoạt động, Công ty đã thành lập tổ chức công đoàn, có 113 công nhân làm việc tại 6 chuyền may với mức lương trung bình 5,6 triệu...

Khai trương “Nồi cháo nghĩa tình”

Ngày 19/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức khai trương “Nồi cháo Nghĩa tình” tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thuỷ nhằm cung cấp bữa ăn sáng miễn phí cho bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện.Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao ghi nhận Tấm lòng vàng cho tập thể, cá nhân ủng hộ chương trình.Với tinh thần “Nhường cơm sẻ áo” chia sẻ khó...

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm năm 2024

Sáng 19/9, tại Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh năm 2024.Ban tổ chức Hội thi trao Cờ lưu niệm cho Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ - đơn vị đăng cai hội thi.Hội thi năm nay có sự tham gia của 3 trường Cao đẳng, 2 trường Trung cấp, 2 Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh với 17...

Tin nổi bật

Tin mới nhất