Powered by Techcity

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng


Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần ngả vàng đan xen những mái nhà lợp ngói âm dương, dưới những cơn mưa dai dẳng lại bóng lên chất sành đanh rắn, khiến khung cảnh thiên nhiên mang đậm vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất Việt Bắc.

Là một xóm nhỏ chỉ có 35 hộ dân, 100% là người dân tộc Dao Tiền, bà con ở đây sở hữu kho tri thức dân gian phong phú và những câu chuyện thú vị về tập tính, phong tục, văn hóa truyền thống, bản sắc Dao.

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng

Người Dao Tiền bên bếp lửa.

Căn bếp là nơi chúng tôi sà vào trước tiên khi bước vào căn homestay Khánh Hưng của chị Bàn Thị Liên. Bên bếp lửa bập bùng tỏa ra hơi ấm, khói bếp thơm quẩn quanh và tiếng củi nổ lách tách, chị Liên kể cho tôi câu chuyện lý giải vì sao người Dao Tiền có tập quán sống ở những vùng núi cao.

Truyện xưa kể rằng, người Dao tiền và người Tày được cho chọn một trong hai chiếc hòm. Người Dao Tiền nhấc được chiếc hòm nặng, trong có con dao. Vì vậy người Dao tiền lên núi sinh sống. Con dao được dùng để làm phương tiện lao động, lên rừng làm ăn, kiếm sống.

Còn người Tày nhấc được chiếc hòm nhẹ hơn thì sinh sống ở vùng miền núi thấp. Ngay cả cái tên xóm Hoài Khao, theo lý giải, vốn đọc đúng là Vài Khao, nghĩa là trâu trắng, gắn với câu chuyện truyền thuyết về con trâu trắng được một bà tiên ban tặng…

Vừa nhanh tay bê chiếc sọt đựng bát sáp ong và dụng cụ in ra ngoài hiên nhà, chị Bàn Thị Liên tiếp tục say sưa kể cho chúng tôi nghe về ý nghĩa họa tiết, hoa văn trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao tiền.

Tuy cũng được nghe một vài dị bản khác nhau về tín ngưỡng vật tổ của người Dao, nhưng câu chuyện kỳ bí gắn với lịch sử tộc người Dao qua lời kể của chị Bàn Thị Liên vô cùng hấp dẫn và cuốn hút. Từ xưa và cho đến bây giờ, trang phục của người Dao Tiền đều có thêu hoa văn trên vai áo. Hoa văn đó có biểu tượng hình con chó.

Thời người Dao tiền di cư vượt biển tìm vùng đất mới để an cư lạc nghiệp, quên không mang theo dấu ấn Bàn Vương (được coi là thủy tổ của người Dao), phải nhờ con chó sang sông lấy giúp. Cảm ơn công sức của con chó, người Dao tiền thêu hình tượng này lên áo của người phụ nữ Dao Tiền để ghi nhớ hành động đó.

Vén chiếc khăn trắng đội đầu, chị Liên quàng tay ra phía sau lưng, chỉ cho tôi hoa văn vết hổ cào. Theo chị: Quan niệm từ xưa, vết hổ cào được coi như “tấm bùa” để bà con Dao Tiền yên tâm vào rừng, thú dữ tránh xa, không bị hổ cào, làm hại.

Giữa cuộc sống hiện đại và mọi thứ đều được khoa học chứng minh, tín ngưỡng dân gian và niềm tin tâm linh như sợi dây gắn kết cộng đồng, làng bản. Theo thời gian, những giá trị nhân văn dân tộc và bản sắc văn hóa càng bền bỉ trường tồn. Người Dao Tiền sinh sống, sinh tồn giữa núi rừng với niềm tin tâm linh sâu sắc. Bản sắc văn hóa Dao Tiền được gìn giữ nguyên vẹn và bồi đắp ngày càng dày sâu.

Những người con của Bàn Vương ở Cao Bằng

Khuôn tre để in hoa văn sáp ong.

Lửa càng bén càng níu chân du khách. Chúng tôi ra hiên nhà để xem cách mà phụ nữ Dao Tiền in họa tiết lên váy áo của mình. Quan sát từng động tác in sáp ong tỉ mỉ, mới thấy sự khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ Dao Tiền. Có lẽ bởi, ở đây ai cũng phải biết may trang phục cho mình, biết in hoa văn sáp ong, biết thêu những họa tiết thật đẹp.

Phóng ánh nhìn ra những rặng núi xa, mơ hồ giữa những câu chuyện nhuốm màu huyền bí được người dân bản địa lưu giữ và văn hóa truyền thống giàu bản sắc đang hiện hữu… Hoài Khao còn ăm ắp tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Người Dao Tiền ở xóm Hoài Khao vô cùng “giàu có” về di sản vật thể và phi vật thể.

Lễ hội thu hoạch sáp ong đá (hay còn gọi lễ hội hang Ong) thu hút khách thập phương, cây nhội được công nhận là cây di sản Việt Nam là điểm tham quan check-in, làn điệu Páo dung và lễ cấp sắc độc đáo… nhiều người nhắc đến.

Đây là cơ sở để làng du lịch cộng đồng Hoài Khao xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc cũng như gia tăng trải nghiệm văn hóa truyền thống cho du khách, vừa cải thiện đời sống, vừa mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Ngọc Liên (Báo Nhân Dân)



Nguồn: https://baophutho.vn/nhung-nguoi-con-cua-ban-vuong-o-cao-bang-219419.htm

Cùng chủ đề

Thú chơi đồ gỗ mỹ nghệ

Bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và lối sống gần gũi với thiên nhiên, thú chơi đồ gỗ mỹ nghệ đã xuất hiện trong các gia đình Việt từ xưa. Ngày nay, đồ gỗ mỹ nghệ - những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ ngày càng sáng tạo, độc đáo gắn với giá trị nghệ thuật, phong thủy, tâm linh vẫn là đam mê được nhiều người theo đuổi...Anh Nguyễn Xuân Huy trưng bày nhiều tác phẩm đồ...

Xây dựng du lịch cộng đồng thành sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo

Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.Một góc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc...

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, khai thác và hưởng lợi. Xác định thế mạnh, vai trò, giá trị của du lịch cộng đồng, những năm qua, Phú Thọ đã định hướng, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên...

Mèo Vạc điểm đến du lịch hấp dẫn

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương. Các hoạt động từ nâng cấp hạ tầng đến tổ chức sự kiện văn hóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đưa Mèo Vạc trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch cả nước.Năm nay...

Du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo

Thành phố Việt Trì hiện có 2 điểm du lịch văn hóa cộng đồng gồm: Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô và điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc, phường Bạch Hạc. Đây không chỉ là điểm nhấn quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển du lịch mà còn tạo ra giá trị kinh tế, tăng thu nhập, góp phần giảm...

Cùng tác giả

Đồng hành trong công tác giảm nghèo

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thanh Ba đã cho hơn 37.009 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay vốn, trong đó có 12.167 lượt hộ nghèo, 6.129 lượt hộ cận nghèo, 2.178 lượt hộ mới thoát...

Điểm tựa của các cựu chiến binh

Cùng với tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, vận động cán bộ, hội viên chung tay ủng hộ xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho CCB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao...

Thưởng 50 triệu đồng/khu đạt nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2024 Cẩm Khê có thêm 4 khu dân cư đạt chuẩn

UBND huyện Cẩm Khê ban hành Quyết định công nhận 4 khu dân cư đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 gồm: Khu Thổ Khối, Khu Đình Cả - xã Minh Tân; Khu Thống Nhất, Khu Xóm Đồi - xã Đồng Lương.Để thực hiện tốt các tiêu chí khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong thời gian qua, các khu dân cư đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, chủ động...

Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới

TPO – Tại diễn đàn “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới”, hơn 1.000 học sinh Nghệ An được thực hành các nghề thủ công như làm nồi đất, dệt tơ tằm, làm bánh ngũ sắc hay vui với các làn điệu dân ca, múa sạp, trò chơi dân gian… 14/11/2024 | 20:31 ...

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã. TP Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình...

Cùng chuyên mục

Điểm tựa của các cựu chiến binh

Cùng với tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, vận động cán bộ, hội viên chung tay ủng hộ xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho CCB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao...

Thưởng 50 triệu đồng/khu đạt nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2024 Cẩm Khê có thêm 4 khu dân cư đạt chuẩn

UBND huyện Cẩm Khê ban hành Quyết định công nhận 4 khu dân cư đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 gồm: Khu Thổ Khối, Khu Đình Cả - xã Minh Tân; Khu Thống Nhất, Khu Xóm Đồi - xã Đồng Lương.Để thực hiện tốt các tiêu chí khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong thời gian qua, các khu dân cư đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, chủ động...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại huyện Thanh Ba

Ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và Ngày Pháp luật Việt Nam, đón Bằng công nhận đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại khu Hà Xá, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba.Cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo huyện Thanh Ba cùng đông đảo bà con Nhân dân trong...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Bão số 8 suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ

Thủ đô Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió nhẹ; sáng sớm và đêm trời lạnh; nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 14/11, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/h.Lúc 4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão...

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sĩ ở Alger” của TS Amandine Dabat.Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, tác phẩm “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do TS Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi,...

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội ở Nậm So đã có nhiều đổi thay.Cây chè mang lại thu nhập ổn định cho bà con Nậm So.Trước đây, Nậm So là bản đặc biệt khó khăn của xã Mường Khoa. Đường vào bản...

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Nhân lên những hoạt động nhân đạo, từ thiện

Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã tích cực vận động các tổ chức, cá nhân tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện, thể hiện vai trò nòng cốt, làm “cầu nối” giữa những tấm lòng hảo tâm với người nghèo. Thông qua các hoạt động đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt chính sách an...

Tin nổi bật

Tin mới nhất