Powered by Techcity

Quản Bạ lưu giữ nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải


Đồng bào dân tộc Mông có rất nhiều nghề thủ công truyền thống và mỗi nghề đều chứa đựng những trang ký sử, tri thức dân gian, câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên độc đáo. Đây cũng chính là lý do kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải đã và đang được đồng bào Mông ở hai xã Cán Tỷ và Lùng Tám (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) tích cực gìn giữ, trao truyền.

Xã Cán Tỷ và Lùng Tám là những xã có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Từ bao đời nay, bà con vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống từ sinh hoạt đến sản xuất. Bởi vậy, hầu hết phụ nữ Mông nơi đây đến tuổi trưởng thành đều biết se lanh, dệt vải, thêu thùa. Do quá trình trao truyền cũng như sự sáng tạo, bí quyết riêng của mỗi cá nhân, qua các thế hệ lại tạo ra những hoa văn độc đáo và mang tính nghệ thuật cao.

Quản Bạ lưu giữ nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải

Truyền dạy vẽ sáp ong trên vải cho thế hệ trẻ.

Để hoàn thành một bộ váy áo từ vải lanh, phụ nữ dân tộc Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp, cần sự khéo léo, kiên trì và thời gian. Tuy nhiên, công đoạn có yếu tố quyết định đến giá trị về thẩm mỹ chính là tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong. Theo các nghệ nhân, kỹ thuật này bắt nguồn từ nhu cầu tìm kiếm phương pháp vẽ họa tiết bắt mắt và tốn ít thời gian hơn. Dù đã sử dụng nhiều nguyên liệu nhưng phải tới sáp ong họ mới nhận thấy độ bám dai, đường nét sắc sảo, không dễ phai màu. Hơn thế nữa, sáp cũng rất dễ tìm kiếm. Từ đó, người Mông dần phổ biến kỹ thuật vẽ này.

Điểm khác biệt nhất của kỹ thuật vẽ sáp ong là dùng lửa. Trước khi bắt đầu, người phụ nữ sẽ chuẩn bị chảo sáp nhỏ, bút đồng, vải lanh, nước chàm và sáp ong. Sáp ong có 2 loại màu vàng và màu đen (đã lấy hết mật) rồi nấu chảy, trộn đều tương ứng với độ đậm nhạt màu sắc. Trong suốt quá trình vẽ sáp được giữ nóng liên tục. Họa tiết tạo ra muốn nét đẹp còn phụ thuộc vào bút đồng. Người Mông thường thiết kế bút cực kỳ độc đáo với cán tre, và 2 lá đồng có khe ở giữa để vẽ.

Đặc biệt, khi vẽ hoa văn (hình tam giác, hình trôn ốc, đồng tiền, chữ thập…), người phụ nữ phải ngồi ở bếp lửa, chấm bút vào bát sáp ong nóng đặt trên than hồng. Vẽ đến đâu, quấn vải đến đó. Tỉ mỉ, kỳ công và đòi hỏi sự sáng tạo nên để hoàn chỉnh một dải vải làm thân váy, người phụ nữ phải mất cả tuần, cả tháng, thậm chí vài tháng. Sau khi vẽ xong toàn bộ trang phục, tấm vải được mang đi luộc, nhuộm chàm và phơi nắng mới hoàn chỉnh. Lâu và kỳ công là vậy nhưng mỗi phụ nữ đồng bào dân tộc Mông ở xã Cán Tỷ và Lùng Tám vẫn luôn gìn giữ cách làm này.

Bà Sùng Thị Máy, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dệt lanh Cán Tỷ chia sẻ: “Đa số phụ nữ người Mông ai cũng biết dệt vải lanh để làm trang phục dân tộc, trong đó công đoạn không thể thiếu để làm nên bộ trang phục có hoa văn chi tiết, sặc sỡ thì không thể bỏ qua công đoạn vẽ hoa văn bằng sáp ong. Nhờ có đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, HTX đã có một số sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh, các sản phẩm như: Ví, túi sách… Những năm qua trên địa bàn xã đã được Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện phối hợp mở một số lớp dạy may mặc cho các học viên có tay nghề, sau khi tốt nghiệp chúng tôi cũng đã nhận một số học viên vào làm việc tại HTX”.

Đồng chí Sùng Mí De, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Tỷ cho biết: “Trên địa bàn xã đã tích cực bảo tồn văn hóa của dân tộc Mông. Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh hiện nay được truyền dạy bằng phương pháp truyền khẩu, thực hành trực tiếp, do những người phụ nữ lớn tuổi truyền dạy. Để bảo tồn và lưu giữ nét đẹp truyền thống này, hằng năm vào những ngày lễ, Tết, xã tổ chức cho các thôn thi trình diễn trang phục dân tộc, thi dệt và vẽ sáp ong trên vải. Từ các lễ hội du khách có cơ hội khám phá, trải nghiệm các công đoạn làm ra một bộ trang phục dân tộc Mông. Vì vậy, nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong mang bí quyết nghề và tính mỹ thuật cao này vẫn được giữ gìn và phát huy”.

Hy vọng rằng, với những nghệ nhân còn rực lửa đam mê gìn giữ nghề truyền thống như các nghệ nhân ở HTX dệt lanh Cán Tỷ và Lùng Tám, nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục của đồng bào Mông sẽ còn lưu giữ mãi.

Nguyễn Yếm/Báo Hà Giang



Nguồn: https://baophutho.vn/quan-ba-luu-giu-nghe-thuat-ve-hoa-van-bang-sap-ong-tren-vai-218993.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Tiếp nối mạch nguồn dân ca Đất Tổ

Các làn điệu dân ca trên quê hương Đất Tổ từ nhiều đời nay được lưu truyền qua từng lời ca, điệu múa, bài thơ hay giản đơn chỉ là qua những câu chuyện kể của bà, của mẹ. Từ đồng bằng cho đến miền núi cao vẫn đều lưu giữ những làn điệu dân ca, dân vũ mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương, vùng miền, dân tộc. Đã có thời kỳ các làn điệu dân ca...

Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng...

Cùng tác giả

HLV Kim Sang-sik cảm ơn thầy cũ Park Hang Seo, chỉ ra sai lầm của ông Troussier

Ông Park Hang Seo có ảnh hưởng quan trọng đến huấn luyện viên Kim Sang-sik kể từ khi bắt đầu công việc tại đội tuyển Việt Nam. Ông Park không chỉ là tiền nhiệm mà còn từng huấn luyện ông Kim trong quá khứ. Chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận thành công ở AFF Cup 2024 có dấu ấn của ông Park Hang Seo phía sau. “Ông ấy đưa ra lời khuyên cho tôi sau mỗi trận đấu”, STN dẫn...

Hội LHPN Việt Nam thăm, tặng quà “Tết yêu thương” tại Phú Thọ

Ngày 9/1, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đảng viên nữ cao tuổi, gia đình chính sách, hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi trên địa bàn TX Phú Thọ.Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam tặng quà cho cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở đô thị tại Cẩm Khê

Sáng 9/1, Ban cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất huyện Cẩm Khê đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị và Tổ hợp văn hóa, thể thao.Công bố Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông...

Cùng chuyên mục

Hội LHPN Việt Nam thăm, tặng quà “Tết yêu thương” tại Phú Thọ

Ngày 9/1, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đảng viên nữ cao tuổi, gia đình chính sách, hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi trên địa bàn TX Phú Thọ.Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam tặng quà cho cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Tổng kết công tác Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin năm 2024

Ngày 9/1, Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tỉnh tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội năm 2024.Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hiện có 5.550 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc Da cam/Dioxin đang hưởng trợ cấp...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất