Powered by Techcity

Hiệu quả chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn


Nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người, đây cũng là tiêu chí quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xác định được điều đó, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tích cực triển khai chương trình cho vay NS&VSMT nông thôn, bảo đảm giải ngân nhanh, kịp thời, đúng quy trình nghiệp vụ.

Hiệu quả chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Được vay vốn của NHCSXH huyện, nhiều hộ dân xã Hương Nộn, huyện Tam Nông đầu tư hệ thống chứa nước sạch, đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày.

NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, kịp thời truyền tải thông tin những thay đổi về hạn mức vay, đối tượng thụ hưởng, thời hạn, mục đích sử dụng vốn cho các hộ vay. Quá trình triển khai được thực hiện chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch tín dụng đến triển khai cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, mạng lưới hoạt động của hệ thống đã phát triển rộng khắp, chất lượng tín dụng được nâng cao; hoạt động các tổ tiết kiệm và vay vốn, điểm giao dịch tại xã đã phục vụ tốt việc trả nợ lãi, nợ gốc khi đến hạn của người dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các hộ có khó khăn về kinh tế muốn đầu tư xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh theo tiêu chuẩn.

Nguồn vốn ưu đãi này đã góp phần nâng tỷ lệ hộ dân trên địa bàn huyện Thanh Thủy được sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh, bảo đảm môi trường sống. Bà Vi Thị Phương Dung – Giám đốc NHCSXH huyện cho biết: Đơn vị luôn tranh thủ mọi nguồn lực để đồng hành với địa phương hoàn thành tiêu chí về NS&VSMT, tích cực mở rộng đối tượng cho vay để các hộ dân được tiếp cận, sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Chương trình cho vay NS&VSMT nông thôn làm thay đổi nhận thức, hình thành nếp sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của người dân. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn được nâng cao, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển.

Đến thời điểm hiện tại, dư nợ cho vay chương trình NS&VSMT nông thôn toàn huyện đạt hơn 126 tỷ đồng với 6.576 hộ được vay vốn. Chương trình đã giúp người dân phát huy nội lực trong giải quyết vấn đề NS&VSMT, các hộ kết hợp sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư téc nước, khoan giếng, nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại.

Không chỉ ở Thanh Thủy, từ nguồn vốn vay chương trình NS&VSMT nông thôn, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng được nhiều công trình nước sạch, nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Theo số liệu của Chi nhánh NHCSXH tỉnh, kể từ khi thực hiện chương trình tín dụng cho vay NS&VSMT nông thôn theo Quyết định số 62/2004 ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay nguồn vốn đã hỗ trợ cho hơn 277.600 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận để đầu tư trên 494.000 công trình NS&VSMT nông thôn. Hiện dư nợ cho vay chương trình toàn tỉnh gần 1.255 tỷ đồng, chiếm 20,29% tổng dư nợ với 65.300 hộ còn dư nợ.

Ông Nguyễn Thanh Tĩnh – Phó giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp NS&VSMT nông thôn. Đây là tin vui cho các đối tượng thuộc diện thụ hưởng vì từ 2/9/2024, mức cho vay được nâng lên, tối đa là 25 triệu đồng cho mỗi công trình cho một khách hàng. Như vậy, khách hàng vay vốn từ chương trình này có thể vay đối đa đến 50 triệu đồng thay vì chỉ 20 triệu đồng như trước đây. Lãi suất cho vay 9%/năm và thời hạn cho vay do NHCSXH thỏa thuận với khách hàng nhưng tối đa là 60 tháng.

Theo ông Tĩnh, quyết sách này rất quan trọng, phát huy được sức dân theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, vừa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân, vừa tham gia giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn. Dưới góc độ kinh tế, chính sách này đã gián tiếp hỗ trợ nguồn lực để người dân phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh và góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khu vực nông thôn tiếp cận vay vốn chương trình.

Phương Thảo



Nguồn: https://baophutho.vn/hieu-qua-chuong-trinh-cho-vay-nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong-nong-thon-218244.htm

Cùng chủ đề

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hạ Giáp

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, phát huy nội lực trong Nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,72%

Sau hơn 3 tháng triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2024, kết quả toàn tỉnh còn 15.983 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,72% (giảm 0,77% so với năm 2023); tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 3,08% (giảm 0,57% so với năm 2023) và trên 21.300 hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.Xã Phúc Lai, huyện Đoan...

Trao con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Dự án 3 - Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn vừa trao con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã Khả Cửu.Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn bàn giao...

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Hoàng Thị Minh Thu - Trưởng Ban Gia đình xã hội – kinh tế, Hội LHPN tỉnh.Năm 2024, bám sát chương trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, nhiệm vụ chính trị của tỉnh,...

Yên Sơn nỗ lực thoát nghèo

Yên Sơn là xã miền núi thuộc huyện Thanh Sơn, hiện có 1.780 hộ với 7.800 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm trên 85%, được phân bố tại 12 khu hành chính. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã đã tập trung nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình 135 - giảm nghèo bền...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Cùng chuyên mục

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Niềm vui từ khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

Về thăm khu 7, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui, sự phấn khởi của bà con Nhân dân khi khu vừa được công nhận là khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Những ngôi nhà kiên cố, khang trang, đường bê tông sạch đẹp, có cây bóng mát, hoa nở rực rỡ ven đường; nhà văn hóa được xây mới khang trang, hiện đại...Người dân tích cực trồng hoa, cây...

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc...

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hạ Giáp

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, phát huy nội lực trong Nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Phát triển rừng cây gỗ lớn

Mở rộng diện tích rừng cây gỗ lớn để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu rừng cây gỗ...

Nỗ lực sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng

Năm 2024, tác động của lạm phát, sự biến động mạnh của thị trường quốc tế, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất cùng chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của doanh nghiệp trong các...

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.Theo Cục Kinh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất