Powered by Techcity

“Sống lại” trang phục người Phù Lá


Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống.

“Sống lại” trang phục người Phù Lá

Ông Đặng Văn Lả (ngoài cùng bên trái) thăm quan nhà trưng bày các hiện vật dân tộc Phù Lá tại gia đình Nghệ nhân ưu tú Đặng Thị Thanh

Nguy cơ mai một

Người Phù Lá, sinh sống tập trung ở 2 thôn Ngòi Nhầy và Trạng Xô, xã Châu Quế Thượng , huyện Văn Yên (Yên Bái) với gần 900 nhân khẩu. Từ xa xưa, người Phù Lá đã biết trồng bông để tự dệt vải, khâu vá, thêu thùa, tạo ra những bộ trang phục mang bản sắc riêng của mình.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đặng Văn Lả, dân tộc Phù Lá, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng bộc bạch, đã có thời gian, trang phục của người dân tộc Phù Lá bị mai một, có nguy cơ thất truyền, người dân không còn mặc trang phục dân tộc trong cuộc sống thường ngày và có rất ít người biết may, thêu bộ trang phục truyền thống.

Theo ông Lả, thời điểm trước năm 2019, toàn xã Châu Quế Thượng chỉ còn 9 bộ trang phục nữ giới, những bộ này chỉ được mặc trong dịp lễ, Tết, lễ hội hoặc một dịp trọng đại của địa phương, của dân tộc.

Nhận thấy việc bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Phù Lá, là một yêu cầu cấp bách, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên và ngành Văn hóa tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp bảo tồn và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo ông Lả, năm 2020, ông là Bí thư Đảng ủy xã, đã cùng với nhiều cán bộ xã lên trực tiếp thôn Nậm Địa, xã Hợp Thành (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) mời các nghệ nhân người Phù Lá về xã Châu Quế Thượng hướng dẫn, cùng thêu thùa với các nghệ nhân, người dân về trang phục truyền thống. Sau 30 ngày, các nghệ nhân “cầm tay chỉ việc”, vừa dạy, vừa thêu cùng các học viên mới đã làm được 2 bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh.

Cũng theo ông Lả, vì bộ trang phục truyền thống có rất nhiều chi tiết, và rất khó thêu nên người thợ lành nghề phải mất cả tháng trời mới làm được một bộ hoàn chỉnh. Nếu mua thì phải mất 3,5 triệu đồng/bộ. Nên chỉ những gia đình có điều kiện mới mua để mặc.

Nhiều giải pháp để bảo tồn trang phục

Giai đoạn 2017 – 2020, thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH đối với dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, với tổng kinh phí 42,6 tỷ đồng. Nhờ đó, bản sắc văn hóa cũng như trang phục của dân tộc Phù Lá đã được khôi phục, bảo tồn và phát huy.

Bà Đinh Thị Hồng Loan, Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng cho biết, triển khai thực hiện Đề án, địa phương đã phối hợp với Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã mở các lớp truyền dạy đan, thêu tại cộng đồng. Theo đó, năm 2020, đã tổ chức 1 lớp truyền dạy đan thủ công truyền thống cho 20 học viên. Trong thời gian 03 tháng, mỗi học viên hoàn thành ít nhất 2 sản phẩm.

Đồng thời, tổ chức 1 lớp thêu và làm trang phục truyền thống cho 30 học viên, (từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020). Sau khi kết thúc khóa học, lớp thêu đã hoàn thành bộ váy áo trang phục Phù Lá và 8 khăn vấn đầu (hay còn gọi là Ư Ti).

Ông Đặng Văn Lả, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng cho hay, việc bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Phù Lá, trong đó có trang phục dân tộc được thực hiện trên địa bàn xã, đã giúp khôi phục lại nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hiện nay, bà con Nhân dân đã biết cách thêu thùa và tự may cho mình những bộ trang phục truyền thống để diện trong các dịp lễ, Tết.

“Sống lại” trang phục người Phù Lá

Nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống. (Ảnh TL)

Bên cạnh đó, sau khi các lớp học thêu, đan, may trang phục truyền thống do Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức kết thúc, xã Châu Quế thượng đã tiếp tục vận động các nghệ nhân, người cao tuổi trong xã dạy cách thêu cho lớp trẻ; vận động các gia đình cho các cháu học sinh mặc trang phục truyền thống trong trường học. Nhờ đó, người Phù Lá dần có ý thức hơn trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.

Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai, thực hiện các nội dung, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, trong đó đẩy mạnh việc triển khai Dự án 6 “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch”. Đây sẽ là một cơ hội mới cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, văn hóa người Phù Lá nói riêng, trong đó có trang phục truyền thống của người Phù Lá.

Theo Văn Hoa/ Báo Dân tộc



Nguồn: https://baophutho.vn/song-lai-trang-phuc-nguoi-phu-la-217547.htm

Cùng chủ đề

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Độc đáo bản sắc người Dao

Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản ở các xã: Xuân Thủy, Nga Hoàng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long... Đồng bào Dao nơi đây có kho tàng văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiếng nói, chữ viết riêng, có các nghi lễ độc đáo, mang đậm bản...

Cây nêu ngày Tết

Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, khi hoa đào đua nhau khoe sắc trên những triền núi cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn lại nô nức đón Tết cổ truyền. Ở các xã như Yên Lãng, Yên Sơn, Cự Đồng..., các gia đình người Mường vẫn lưu giữ phong tục dựng cây nêu ngày Tết như một nét văn hóa độc đáo vào những ngày đầu năm mới.Gia đình ông Đinh Văn Mót, ở...

Sắc đỏ đón mùa Xuân

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa tiết... cầu kỳ, đẹp mắt không chỉ là vật trang trí đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là phong tục đẹp, thể hiện bản sắc độc...

Cùng tác giả

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Thiết bị sưởi bán chậm dù rét đậm

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Phú Thọ vẫn đang nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh. Nhiều nơi trong tỉnh phổ biến ở nhiệt độ 10 - 12°C, có nơi dưới 10°C. Tuy nhiên, dạo một vòng quanh thị trường điện máy, ngành hàng thiết bị sưởi ấm mùa đông này lại có xu hướng “hạ nhiệt”, sức mua chậm dù thời tiết vẫn...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Tăng tốc sản xuất cho đơn hàng xuất khẩu

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu nhanh chóng bắt tay vào công việc để đảm bảo tiến độ giao hàng cho đối tác. Đây cũng là thời điểm quan trọng đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội từ các đơn hàng ngay từ đầu năm.Dây chuyền may quần áo phục vụ xuất khẩu tại Công ty TNHH Teijin Frontier Shonai, phường Vân Phú, TP Việt Trì.Theo thống...

Cùng chuyên mục

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Bắc Bộ sương mù kéo dài, hiện tượng nồm ẩm sẽ sớm xuất hiện

Với thời tiết mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong không khí ở mức cao, không loại trừ khả năng xảy ra hiện tượng nồm ẩm ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ.Mưa phùn và sương mù xuất hiện từ sáng sớm khiến tầm nhìn bị hạn chế đối với người tham gia giao thông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ...

Nét đẹp văn hoá trong hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt

Cứ mỗi độ Xuân về, người Dao Tuyển ở xã Bản Phiệt lại mong chờ lễ hội “Hát qua làng” để chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia các trò chơi dân gian. Đây là phong tục truyền thống mang đậm nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tuyển tại xã Bản Phiệt.Bà con các thôn thi hát đối về mùa Xuân, tình yêu lứa đôi, hát giao duyên, hát...

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Dáng quê

Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.Chẳng cần phải xa...

134 đại biểu thiếu nhi huyện Cẩm Khê báo công dâng Bác

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Cẩm Khê lần thứ XVIII năm 2025, Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự Lễ báo công có 134 học sinh xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho 25.000 thiếu nhi cùng 25 giáo viên tổng phụ trách đại diện cho 57 liên đội trên địa bàn huyện.Đoàn...

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất