Powered by Techcity

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay


Ghế mây là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi mái nhà sàn dân tộc Thái trắng Mường Lay. Ghế mây còn vô cùng quan trọng trong đám cưới của đồng bào dân tộc Thái trắng Mường Lay. Bởi khi con gái lấy chồng, đồ cưới bắt buộc là đôi ghế mây, đôi cóng khẩu tượng trưng cho vợ chồng trẻ có đôi có cặp.

Nghề đan mây tre của người Thái trắng có từ lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình. Đây được coi là công việc lúc nông nhàn, đàn ông, đàn bà chia nhau cùng làm, cùng vun vén cuộc sống gia đình thông qua các vật dụng, sản phẩm thủ công gắn liền với đời sống hàng ngày. Để hoàn thiện một sản phẩm ghế mây cần nhiều công đoạn, như chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, tạo hình khuôn, chẻ vót thành sợi, hong khô… Nguyên liệu để làm chủ yếu là cây mây, cây giang bởi có độ mềm dẻo cao, khi được phơi khô, hong khô trên bếp sẽ bền, ít bị mối mọt.

Ghế mây cấu tạo gồm hai vành tròn cây song làm chân ghế, mặt ghế, được đục đẽo, nối nhau bằng 8 thanh gỗ trắc phòng ngừa mối mọt. Sau khi tạo khung ghế, người thợ thủ công sẽ tiến hành đan mặt ghế mây. Đây là công đoạn cần sự tỉ mỉ, kỳ công nhất, khoảng cách thường là 3 nan mây. Đối với một thợ lành nghề, một ngày không tính các công đoạn đục đẽo, chuẩn bị vật liệu, dựng khung, chỉ tính riêng đan mặt ghế, thợ thủ công chỉ có thể làm 3 chiếc. Mỗi chiếc tùy thuộc vào ghế thấp, ghế cao mà có mức giá khác nhau dao động từ 250.000 đồng – 350.000 đồng.

Hòa theo xu hướng hiện đại, các vật dụng hàng ngày dần bị thay thế, nghề truyền thống cũng ít người làm hơn nhưng không vì vậy mà việc đan ghế mây của người Thái trắng Mường Lay bị mai một. Tại TX. Mường Lay còn khá nhiều thợ thủ công mây tre đan vẫn miệt mài, tỉ mỉ tạo hình, chau chuốt các sản phẩm thủ công truyền thống. Mỗi vật dụng, mỗi đồ thủ công như nhuốm màu thời gian, là tinh hoa văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trắng nơi đây.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Nghề đan mây tre có từ lâu đời, được đồng bào sáng tạo, chế tạo theo cách thủ công, gắn liền với đời sống hàng ngày của bà con.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Các vật dụng vẫn thường dùng, có nhu cầu cao được các thợ lành nghề người Thái trắng tạo hình, đan lát chủ yếu là cóng khẩu, ghế mây.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Ghế mây không chỉ gắn bó trong đời sống hàng ngày mà còn gắn với phong tục cưới xin, ma chay của đồng bào dân tộc Thái trắng Mường Lay.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Để tạo ra một sản phẩm thủ công mây tre đan cần rất nhiều công đoạn, quan trọng nhất là lựa chọn nguyên liệu, chủ yếu là cây song, cây mây được thu hái gác bếp, phơi nắng tăng tính dẻo dai, bền bỉ.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Ghế mây được chia làm nhiều công đoạn, trong đó phơi tái cây song, uốn cong tạo vành tròn mặt ghế, chân ghế đòi hỏi kỹ thuật, sự tỉ mỉ của người thợ.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Cùng với đó là tước sợi mây, điểm khác biệt trong tước sợi, xe sợi mây của người Thái trắng Mường Lay là giữ nguyên phần cứng gồ ghề mặt ngoài, tạo sự đàn hồi, căng bóng, bền bỉ của sản phẩm thủ công.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Với sản phẩm mây đan, sau khi hong khô, tước sợi thì khi sử dụng sẽ được ngâm nhằm làm mềm vật liệu, tránh sợi mây khô, cứng bị giòn, gãy.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Kết nối giữa mặt ghế, chân ghế sẽ sử dụng 8 thanh gỗ có độ rộng 8cm – 10cm tùy thuộc vào yêu cầu của khách, gỗ được sử dụng là loại gỗ trắc, tránh sâu mọt, mối có thể làm hỏng.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Việc chẻ sợi đều bằng phương pháp thủ công, dựa vào lực tay, kinh nghiệm chẻ đều sợi mây dài 3 – 6 mét.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Thông thường với một người thợ lành nghề, không tính dựng khung, chẻ sợi… chỉ tính riêng đan mặt ghế mây thì một ngày tối đa có thể đan 3 mặt ghế.

Ghế mây dân tộc Thái trắng Mường Lay

Với mỗi sản phẩm ghế mây tùy thuộc vào độ cao, chi phí vật liệu, thời gian làm… để tính giá thành, trung bình 1 ghế mây có giá dao động từ 250.000 đồng – 350.000 đồng.

Trần Nhâm (Báo Điện Biên Phủ)



Nguồn: https://baophutho.vn/ghe-may-dan-toc-thai-trang-muong-lay-217421.htm

Cùng chủ đề

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Không chọn ly hương, nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) Đất Tổ đã tự tin bám trụ, quyết tâm nuôi ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương vốn còn nhiều gian khó. Dù quá trình khởi nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng các đoàn viên thanh niên (ĐVTN) luôn lấy đó làm động lực để vượt qua bằng sức trẻ, tinh thần dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đổi mới.Những tấm...

“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

Với 93 năm tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, Người có uy tín Trương Văn Bá ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn minh mẫn và chắc chắn trong từng câu nói. Từ việc chung của bản, đến những xích mích trong quan hệ hàng xóm láng giềng... hễ ông Bá tham gia là mọi chuyện lại đâu vào đó.Huyện Minh Hóa có 37 người được công nhận là Người có uy...

Làng văn hóa trên rẻo cao mây trắng

Thấp thoáng trong những đồi sim tại Khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng là những ngôi nhà moong, nhà gươl vươn mình giữa trời xanh mây trắng. Đây là thành quả đáng ghi nhận từ Dự án xây dựng Làng Văn hóa truyền thống các DTTS huyện A Lưới thuộc Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã và đang triển khai tại vùng DTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế.Lãnh đạo huyện A Lưới trong lễ khánh...

Tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ tham gia các hoạt động của cộng đồng

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng “Hướng dẫn kỹ năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa địa phương cho phụ nữ dân tộc thiểu số”.Tại buổi tập huấn, 150 đại biểu là cán bộ, hội viên phụ...

Cùng tác giả

Bảo hiểm trả tiền thuốc trực tiếp: Đẩy khó cho người bệnh?

Người dân mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện – Ảnh: NAM TRẦN Để được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT), người mua cần xuất trình với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định và hợp lệ làm căn cứ. Những tưởng là lợi cho người bệnh, nhưng thực tế nhiều điều kiện chi trả, quy định hồ sơ khiến người dân băn khoăn liệu có thể thực hiện? Có...

Hiệu quả của điểm sơ cấp cứu ở Lâm Thao

Không chỉ đóng vai trò là “lá chắn” đầu tiên trong việc cứu người, các điểm sơ cấp cứu (SCC) còn là cầu nối quan trọng giữa người dân và hệ thống y tế tuyến trên. Với quy mô nhỏ, linh hoạt và đặt tại các xã, thị trấn, các điểm sơ cấp cứu tại huyện Lâm Thao đang phát huy hiệu quả của mình trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Được thành lập vào tháng 3/2023, trên...

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Tháng Dân vận ở Khả Cửu

Năm 2024, huyện Thanh Sơn lựa chọn xã Khả Cửu để thực hiện chương trình công tác dân vận, đây là lần thứ 2 xã Khả Cửu được lựa chọn để thực hiện chương trình này. Với sự góp sức của các cấp, ngành, đơn vị trong huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương đã “khéo dân vận” để huy động sức dân, chung sức tạo nên diện mạo mới ở Khả Cửu.Nhờ thực hiện Tháng Dân vận, tuyến...

Bão Trà Mi di chuyển chậm, có khả năng đổi hướng và suy yếu

Từ 4 giờ ngày 25/10 đến 4 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.Hướng đi của cơn bão.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả của điểm sơ cấp cứu ở Lâm Thao

Không chỉ đóng vai trò là “lá chắn” đầu tiên trong việc cứu người, các điểm sơ cấp cứu (SCC) còn là cầu nối quan trọng giữa người dân và hệ thống y tế tuyến trên. Với quy mô nhỏ, linh hoạt và đặt tại các xã, thị trấn, các điểm sơ cấp cứu tại huyện Lâm Thao đang phát huy hiệu quả của mình trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Được thành lập vào tháng 3/2023, trên...

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Tháng Dân vận ở Khả Cửu

Năm 2024, huyện Thanh Sơn lựa chọn xã Khả Cửu để thực hiện chương trình công tác dân vận, đây là lần thứ 2 xã Khả Cửu được lựa chọn để thực hiện chương trình này. Với sự góp sức của các cấp, ngành, đơn vị trong huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương đã “khéo dân vận” để huy động sức dân, chung sức tạo nên diện mạo mới ở Khả Cửu.Nhờ thực hiện Tháng Dân vận, tuyến...

Bão Trà Mi di chuyển chậm, có khả năng đổi hướng và suy yếu

Từ 4 giờ ngày 25/10 đến 4 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.Hướng đi của cơn bão.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Các tỉnh miền Trung lên phương án sơ tán dân, kêu gọi tàu thuyền tránh bão Trà Mi

Để ứng phó với cơn bão Trà Mi (bão số 6), tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi lên phương án sơ tán dân và kêu gọi tàu thuyền tránh bão.Theo đó, tỉnh Quảng Nam sẽ di dời 212.000 người nếu bão mạnh và di dời 396.000 người đối với siêu bão. Người dân sẽ được sơ tán đến ở xen ghép các nhà kiên cố hoặc sơ tán tập trung đến các cơ quan công sở, trường học.Về tình hình...

Tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

* Phú Thọ có 2 tập thể và 2 cá nhân đoạt giải Cuộc thiNgày 24/10, tại tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng tại buổi lễ.Tới dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch...

Bảo vệ khẩn cấp Bảo vật Quốc gia sau vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang

Ngày 23/10, sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo về vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang (khu 4, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao) khiến nhiều pho tượng bằng đất, gỗ bị hư hại, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL đã ban hành văn bản số 1171/DSVH-DT ngày 23/10/2024 về việc cháy tại Di tích Quốc gia Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.Hình ảnh Bàn thờ Phật bằng đá (Bệ đá hoa sen) bị...

Để học sinh đến trường an toàn

Phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, đảm bảo an toàn sức khỏe, an toàn giao thông là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh. Do đó, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp để giảm thiểu tai nạn thương tích, tai nạn giao thông trong lứa tuổi học sinh là vấn đề quan trọng được các cấp, ngành chức năng tập trung thực hiện.Những ngày đầu...

Hồi sinh thổ cẩm Cơ Tu ở Hòa Bắc

Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên” trong các bản làng vùng cao, thổ cẩm của người Cơ Tu trên mảnh đất đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em phụ nữ ở Tà Lang - Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa cho thế hệ...

Chăm lo đối tượng bảo trợ xã hội

Thời gian qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, sự chung tay, góp sức của cộng đồng, huyện Phù Ninh đã tiếp sức cho các đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.Lãnh đạo huyện Phù Ninh thăm, tặng quà ông Triệu Văn Kiều - thương binh 85% ở khu 1, xã Hạ Giáp.Để việc chăm lo cho các đối tượng BTXH được thực hiện kịp thời, chính xác, huyện chỉ đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất