Powered by Techcity

Dừng chân núi Cút học cách làm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu


Trong hành trình khám phá các sản vật nổi tiếng của huyện miền núi Tân Sơn, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu của chị Nguyễn Thị Thu – khu 1, xã Tân Phú.

Dừng chân núi Cút học cách làm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu

Sản phẩm rượu nếp hạ thổ Vân Sơn Tửu.

Được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, hạ thổ trong vườn nhà dưới chân núi Cút, sản phẩm rượu nếp Vân Sơn Tửu với hương vị đặc trưng của núi rừng đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường, góp phần gìn giữ nghề nấu rượu gạo vốn được lưu truyền trong dân gian.

Từ xa xưa, rượu đã có mặt từ rất sớm trong đời sống văn hóa của người Việt và được đại đa số các tầng lớp Nhân dân ưa chuộng. Vì thế nên đi từ Bắc vào Nam có rất nhiều làng nghề nấu rượu nổi tiếng, mang bản sắc của mỗi vùng miền. Việc sử dụng rượu của người Việt không chỉ dừng lại trong giao lưu, đãi khách đời thường mà đã được nâng lên thành một nghi lễ, mang tính tâm linh. Điều này được thể hiện rõ nét trong mâm lễ cúng của người Việt, bên cạnh hương hoa, chè oản, ván xôi thủ lợn hay cơi trầu, nén hương, chén nước thì không thể thiếu chén rượu trắng, thể hiện sự thành tâm của gia chủ, sự đủ đầy của mâm lễ.

Xuất phát từ những yếu tố đó, kết hợp gia đình lại biết nghề nấu rượu nên chị Nguyễn Thị Thu đã quyết định nấu rượu nếp Vân Sơn Tửu.

Dừng chân núi Cút học cách làm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu

Chị Nguyễn Thị Thu giới thiệu về khu vực hạ thổ rượu của gia đình.

Rượu nếp Vân Sơn Tửu được nấu tại lò truyền thống của gia đình bằng phương pháp nấu rượu cách thủy, sau đó được đem hạ thổ. Nguyên liệu nấu rượu là nếp cái hoa vàng và men lá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn. Gạo được chọn phải là gạo mới, thơm, hạt mẩy vì nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và mùi vị rượu.

Men rượu được làm từ những loại thảo dược, hoa sẵn có, quen thuộc như gừng, cam thảo, quế chi, bạch chỉ, rễ cây ớt… Quy trình là gạo nấu thành cơm, sau đó ủ với men truyền thống, qua nhiều lần chưng cất để tạo thành rượu.

Đặc biệt, rượu trước khi ủ đã được xử lí làm mất hết thành phần andehit nên giúp rượu uống ngon hơn, hương vị đậm đà, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến người sử dụng.

Quá trình ủ rượu diễn ra trong những chiếc chum sành được hạ thổ sâu trong lòng đất, nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định, giúp rượu lên men một cách tự nhiên và giữ được trọn vẹn hương vị nguyên bản. Thời gian hạ thổ ít nhất là một năm để rượu đạt đến độ chín muồi, uống êm nhưng vẫn giữ được hương thơm của gạo nếp cái hoa vàng.

Tùy theo nhu cầu của khách, chị Thu sẽ chưng cất rượu từ 1 đến 3 lần để lấy độ rượu khác nhau. Rượu chung (ở giữa) để hạ thổ và bán cho khách. Rượu ngọn nhạt để dành khách hàng muốn hạ độ rượu. Rượu đầu thì độ rượu sẽ cao hơn.

Chị Thu chia sẻ: Để có được những mẻ rượu chất lượng như hôm nay, gia đình đã phải trải qua nhiều lần tìm tòi học hỏi và thử nghiệm các cách nấu rượu khác nhau. Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng rượu, gia đình đầu tư thêm máy khử andehit và một số độc tố trong rượu và thiết bị lão hoá rượu, giúp nâng cao tuổi rượu. Vì vậy, sản phẩm rượu của gia đình sau khi làm ra được đông đảo khách hàng đón nhận. Bên cạnh việc mua để tiếp đãi bạn bè, nhiều người còn mua để biếu tặng ở khắp trong và ngoài tỉnh.

Được biết, mặc dù nhu cầu tiêu thụ rượu của khách hàng tương đối lớn nhưng chị Thu chỉ tập trung nấu vào 6 tháng là 3 tháng mùa Xuân và 3 tháng mùa thu do thời tiết mát, độ ẩm cao, rượu ngon, uống êm.

Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, rượu Vân Sơn Tửu sẽ được đóng rượu vào chai thuỷ tinh hoặc đóng can. Giá bán dao động từ 30 – 50k/lít tuỳ theo độ rượu. Trung bình mỗi năm, chị Thu bán từ 6 – 7.000 lít, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Đồng chí Nguyễn Xuân Việt – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Sơn cho biết: Sản phẩm rượu chum sành hạ thổ Vân Sơn Tửu của cơ sở sản xuất rượu Thu Anh – xã Tân Phú hiện nay được nhiều người ưa chuộng đặt mua. Sản phẩm đang từng bước hoàn thiện các quy trình để đề nghị công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Vĩnh Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/dung-chan-nui-cut-hoc-cach-lam-ruou-chum-sanh-ha-tho-van-son-tuu-217312.htm

Cùng chủ đề

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Cùng tác giả

HLV Kim Sang-sik cảm ơn thầy cũ Park Hang Seo, chỉ ra sai lầm của ông Troussier

Ông Park Hang Seo có ảnh hưởng quan trọng đến huấn luyện viên Kim Sang-sik kể từ khi bắt đầu công việc tại đội tuyển Việt Nam. Ông Park không chỉ là tiền nhiệm mà còn từng huấn luyện ông Kim trong quá khứ. Chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận thành công ở AFF Cup 2024 có dấu ấn của ông Park Hang Seo phía sau. “Ông ấy đưa ra lời khuyên cho tôi sau mỗi trận đấu”, STN dẫn...

Hội LHPN Việt Nam thăm, tặng quà “Tết yêu thương” tại Phú Thọ

Ngày 9/1, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đảng viên nữ cao tuổi, gia đình chính sách, hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi trên địa bàn TX Phú Thọ.Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam tặng quà cho cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

“Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” cùng công nhân lao động Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex

Chiều 9/1, Công đoàn Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex (phường Nông Trang, TP Việt Trì) phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động.Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.Tại chương trình, đoàn viên, CNLĐ trong...

Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại Tân Sơn

Thực hiện Tháng tri ân khách hàng năm 2024, Công ty Điện lực Phú Thọ phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn, Điện lực Thanh Sơn tổ chức bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại khu Minh Thanh, xã Minh Đài.Công ty Điện lực Phú Thọ và Huyện đoàn Tân Sơn bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho khu Minh Thanh, xã Minh Đài“Công trình Thắp sáng đường quê 2024” có tổng chiều dài lắp...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất