Powered by Techcity

Để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống


Từ ngày 1/7, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi năm 2023 chính thức có hiệu lực. Luật mới được hoàn thiện toàn diện, kịp thời bổ sung nhiều quy định và điều chỉnh các vấn đề mới, từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống

Siêu thị Coop.mart Việt Trì thực hiện nghiêm việc công khai thông tin hàng hóa và niêm yết giá bán theo quy định.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 gồm có 7 Chương, 80 Điều, quy định rõ ràng về nguyên tắc, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan, tổ chức; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, khả thi, đồng thời tạo thêm động lực để thúc đẩy, hoàn thiện môi trường tiêu dùng an toàn, chất lượng, tăng sức cạnh tranh để các doanh nghiệp có thể phát triển, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch hơn cho người tiêu dùng…

Về các điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi: Các nội dung, quy định trong Luật được sửa đổi, hoàn thiện đảm bảo thiết thực, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội và hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh hiện nay. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là khi vai trò, vị trí của người tiêu dùng được nâng lên. Từ đó, người tiêu dùng sẽ yên tâm mua bán hàng hoá và sử dụng dịch vụ trên thị trường, đồng thời thay đổi tư duy, thói quen trong việc lựa chọn địa chỉ, đơn vị cung ứng để mua sắm hàng hóa.

Sự chặt chẽ trong việc xây dựng các quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi năm 2023 cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chú trọng đầu tư quy trình sản xuất đồng bộ; xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng và giá cả hợp lý.

Ông Ngô Duy Hiến – Phó Giám đốc Siêu thị Coop.mart Việt Trì cho biết: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã đề cập đến các quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng… Trên cơ sở các quy định của Luật, Siêu thị luôn nghiêm túc thực hiện việc minh bạch thông tin hàng hóa, đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hiện hơn 10.000 mặt hàng của Siêu thị đều được công khai thông tin và niêm yết giá bán theo đúng quy định.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống, Sở Công Thương tiếp tục tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về Luật đến đông đảo đối tượng cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Sở phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chỉ tính riêng trong tháng 7, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 168 vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại…

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; cẩn trọng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Các cơ quan quản lý nhà nước mong muốn, người tiêu dùng mạnh dạn lên tiếng đề xuất, khiếu nại khi gặp vấn đề bị xâm hại quyền lợi khi mua sắm, để tham gia góp phần phát hiện, xử lý, xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.

Hà Nhung



Nguồn: https://baophutho.vn/de-luat-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-di-vao-cuoc-song-217055.htm

Cùng chủ đề

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng và quản lý về thương mại điện tử

Ngày 8/11, Sở Công Thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng và quản lý về thương mại điện tử (TMĐT) cho 80 cán bộ quản lý nhà nước thuộc các Sở, ngành, huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử...

Người phụ nữ thổi đinh tút nơi đại ngàn

Đó là Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Mặc dù đã trải qua gần 70 mùa rẫy, nhưng tiếng sáo của bà vẫn dặt dìu mỗi khi được cất lên, nhất là vào dịp lễ hội hay những lúc lên rẫy.Mí Lát (thứ hai từ phải qua) tham gia biểu diễn tại một chương trình nghệ thuật của huyện.Trước nguy cơ văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một...

Nữ người Dao làm kinh tế giỏi

Bằng nghị lực và sức lao động của mình, chị Trịnh Thị Thương – nữ dân tộc Dao ở khu Sơn Nga, xã Nga Hoàng (huyện Yên Lập) đã vươn lên thoát nghèo, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.Nhờ chịu thương, chịu khó, gia đình Trịnh Thị Thương đã có cuộc sống đủ đầy.Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, bố mẹ quanh năm tần tảo bám ruộng, bám nương...

Động lực thúc đẩy đổi mới, phát triển kinh tế tập thể

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2023 chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) phát triển. Luật HTX năm 2023 đã tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của HTX, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực KTTT trong giai đoạn mới.Phân loại chè tại HTX Chè Thành Nam, huyện Thanh Sơn.Trên địa...

Chạm Đông

Cuối Thu, đầu Đông, đất trời thoắt trở nên kỳ ảo trong thời khắc giao mùa. Nắng cuối thu như rót mật vào nỗi nhớ không tên. Gió đầu Đông khe khẽ lạnh vừa đủ khiến lòng người bâng khuâng. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ làn hương mùa Thu thấm đẫm trong sương khói heo may phả trên từng con phố của thành phố. Phải chăng, Thu và ta ôm trọn luyến lưu những ngày chạm Đông?Những...

Cùng tác giả

Phú Thọ nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc Theo chia sẻ của ông Hoàng Anh Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ: Trong những năm qua, công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là công tác an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các...

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Cùng chuyên mục

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tạo cơ hội việc làm cho người nghèo, đối tượng chính sách

Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Là đơn vị giải ngân cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính...

Tạo động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 1%/năm, hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, thời gian qua, xã Hoàng Cương (huyện Thanh Ba) đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo động lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ...

Đa giải pháp giảm nghèo

Nắm bắt lợi thế địa hình, thổ nhưỡng đáp ứng cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa đã triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, nhiều mô hình kinh tế mới xuất hiện, người dân nỗ lực lao động sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo từng năm, đời sống của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất