Powered by Techcity

Về “làng Trầu” nghe tích Lang Liêu


“Làng Trầu” là vùng đất của kinh đô Văn Lang xưa, nay là phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì. Hòa cùng với dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, làng Trầu xưa – phường Dữu Lâu nay chứa đựng cả bề dày và sự phong phú, độc đáo của vùng Đất Tổ, khi những tên đất, tên làng gắn liền với các sự tích thời đại Hùng Vương. Nơi đây lưu giữ những di tích thờ tự các Vua Hùng và tướng lĩnh của đời Hùng Vương như: Đình Bảo Đà, đình Hương Trầm.., trong đó, nổi bật là đình Dữu Lâu – ngôi đình thờ Hoàng tử Lang Liêu với sự tích “Bánh chưng, bánh giầy”.

Về “làng Trầu” nghe tích Lang Liêu

Toàn cảnh đình Dữu Lâu, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì

Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại, Hoàng tử Lang Liêu là con thứ của Vua Hùng Vương thứ 6 (Hùng Huy Vương), sống tại làng Dữu Lâu, được biết đến với phẩm chất thông minh, hiếu thuận và chăm chỉ làm lụng, sống gần gũi với Nhân dân.

Qua cuộc thi làm cỗ dâng Vua cha nhân ngày mừng thọ, Hoàng tử Lang Liêu đã làm nên hai loại bánh độc đáo tượng trưng cho “Trời tròn – Đất vuông” là bánh chưng và bánh giầy. Nhờ ý nghĩa sâu sắc và sự khéo léo của mình, Hoàng tử Lang Liêu được Vua cha chọn làm người kế vị, trở thành Vua Hùng thứ 7, hiệu là Hùng Chiêu Vương.

Ngay từ khi lên ngôi, Hùng Chiêu Vương đã thể hiện mình là một vị vua hiền tài, đức độ. Ngài luôn tu rèn bản thân, sống giản dị và lấy nhân nghĩa làm gốc để trị vì thiên hạ. Tâm niệm của Vua Hùng Chiêu Vương là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân và bảo vệ bờ cõi quốc gia.

Câu chuyện về Hoàng tử Lang Liêu và bánh chưng, bánh giầy luôn được nhắc lại như một niềm tự hào về nền văn hóa nghìn năm và truyền tải thông điệp về đạo hiếu cùng lối sống trách nhiệm của người Việt Nam. Với tấm lòng hiếu nghĩa với tổ tiên và thương yêu dân nên khi Vua Hùng Chiêu Vương băng hà, nhân dân làng Dữu Lâu lập miếu thờ Ngài, gọi là “Dữu Lâu Vũ Miếu” và tôn vinh là Lang Liêu Đại Vương.

Trải qua hàng ngàn năm, đến thời Vua Lê Thánh Tông (năm 1557-1573) đã cho các quan bộ lễ đi khảo sát các nơi thờ cúng Tổ Tiên, xem xét, xếp đặt lại các đền, chùa, đình, miếu. Đồng thời ghi chép lại di tích, sự tích và truyền thuyết lập ra các thần tích cho từng làng.

Khi xem xét lại sự tích và các di tích ở vùng Dữu Lâu, Vua đã truyền chỉ: Hợp nhất Miếu Dữu Lâu thờ Lang Liêu Đại Vương và Đền Ổ Rồng thờ Tản Viên Sơn Thánh để thờ chung ở đình làng, đồng thời phong sắc chỉ tôn thờ các vị đại nhân đã có công với nước, gồm: Tản Viên Sơn thánh Đại Vương; Cao Sơn Thánh thần Đại Vương; Quý Minh Thánh thần Đại Vương; Lang Liêu Thánh thần Đại Vương; Bộ San Đại Vương; Ả nương Công chúa Đại Vương. Vua giao cho dân làng Dữu Lâu hương khói, thờ phụng mãi về sau…

Về “làng Trầu” nghe tích Lang Liêu

Ông từ Tạ Văn Thịnh thường xuyên trông coi, dọn dẹp, giữ gìn đình Dữu Lâu

Đình Dữu Lâu được xây dựng khá sớm, theo truyền ngôn, đình có từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVI-XVII. Trải qua những năm kháng chiến chống Pháp, mảnh đất Dữu Lâu là vùng đất giáp danh với đình, là nơi tập trung du kích và bộ đội.

Năm 1947 sau khi đại bại trên sông Lô, những chiếc tàu chiến của Pháp trên đường rút chạy đã nã đại bác vào đình làm sập ngôi Thiên trụ của làng, chúng còn lục soát và đốt phá, do đó, tài liệu và hiện vật về ngôi đình đến nay hầu như không còn được lưu giữ. Tuy nhiên, với lòng thành kính các vị tiền nhân, dân làng Dữu Lâu đã cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng lại ngôi Đình để tri ân công đức Tổ tiên và góp phần xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa trên quê hương làng Trầu.

Năm 2001, UBND tỉnh Phú Thọ đã có quyết định cho Nhân dân Dữu Lâu được khôi phục lại đình làng Dữu Lâu. Đình được khởi công ngày mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002). Ngôi thiên trụ của làng đã hoàn thành với diện tích 226m2. Đình có bố cục theo kiểu chữ Đinh, cửa theo hướng Đông Bắc, cấu trúc bộ khung gồm 6 hàng cột, vì kèo kiểu thượng giường hạ kẻ giống như các ngôi đình cổ gồm 3 gian 2 dĩ, dạ tàu lá mái, lợp ngói mũi hài. Đình được phục hồi 4 mái đao cong vút, trên bờ sối có đắp con xô. Nóc đình trang trí lưỡng long chầu nguyệt, ở các đầu bẩy, cuốn nách, cuốn mê được trạm khắc hoa văn, mây, cây cỏ. Đó là những hình thức trang trí hoa văn truyền thống của đình làng.

Ông Tạ Văn Thịnh – người trông coi tại đình Dữu Lâu cho biết: Mặc dù đình được phục hồi bằng chất liệu bê tông nhưng dưới bàn tay tài hoa của người thợ đã tạo cho ngôi đình kiến trúc cổ truyền, sống động. Hàng năm, đình Dữu Lâu tổ chức 5 lễ hội theo âm lịch: Hội mùng 6 tháng Giêng; Hội mùng 10 tháng 3; Hội mùng 10 tháng 4; Hội mùng 5 tháng 5; Hội mùng 10 tháng 10. Tại lễ hội có trò chơi đánh Phết, Nhân dân quen gọi là đánh Lốc, thu hút đông đảo người dân và du khách đến thăm quan. Đình Dữu Lâu cũng là nơi được các đầu bếp thuộc các chi hội, câu lạc bộ, doanh nghiệp và người yêu ẩm thực trên cả nước tổ chức Lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao Hoàng tử Lang Liêu – Hùng Chiêu Vương.

Đình làng Dữu lâu chứa đựng giá trị nghệ thuật to lớn về di sản văn hóa phi vật thể, theo các nhà nghiên cứu, đình là nơi duy nhất trên toàn quốc thờ tự Lang Liêu Thánh thần Đại Vương, đồng thời cũng là nơi trực tiếp tham gia vào công cuộc giữ nước với những sự kiện tiêu biểu. Qua đó góp phần giáo dục các thế hệ học tập và noi theo, là minh chứng hùng hồn và đầy sức thuyết phục trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hoàng Giang



Nguồn: https://baophutho.vn/ve-lang-trau-nghe-tich-lang-lieu-216230.htm

Cùng chủ đề

Hương vị Tết từ sản phẩm OCOP

Tết đến, Xuân về, bất cứ gia đình nào cũng chú tâm lựa chọn những đặc sản địa phương để bày mâm ngũ quả, chế biến món ăn và làm quà biếu. Những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của tỉnh được đầu tư, quảng bá, phát triển mạnh, trong đó nhiều sản phẩm gắn liền với sắc Xuân, vị Tết, mang đậm nét cổ truyền dân tộc, tạo nên nét riêng cho hương vị Tết trên quê...

Men say văn hóa Sán Dìu

Nhớ chiếc gàu sòng...Chẳn hẳn, thế hệ 7X, 8X trở về trước đều thuộc làu câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Câu ca phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất của người nông dân Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và tình yêu lứa đôi cũng nảy nở trong bối cảnh làng quê đẹp bình dị ấy.Và bao thế hệ người nông dân nói chung...

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.Bận rộn...

Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (đời vua Khải Định triều Nguyễn và được vua ban sắc phong). Đình Làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành hoàng làng còn thờ ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Đình gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ "Đinh”.Đình được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh...

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP đón sóng thị trường Tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính cạnh...

Kiếm cả trăm triệu đồng dịp cận Tết, thợ kết hoa lan “ngủ ngày cày đêm”

(Dân trí) – Tiền công của thợ kết lan được tính bằng cành lan, hoặc bằng một sản phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Với công việc đòi hỏi tính nghệ thuật, sáng tạo cao, họ thường “ngủ ngày cày đêm”. So với các loại hoa Tết, hoa lan “xuống phố” sớm hơn, khoảng đầu tháng Chạp. Ngoài nguồn hàng nhập về phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, thợ kết hoa lan cũng là ưu tiên quan trọng, khiến các...

Đổi pin lấy cây – Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Những ngày gần đây, tại địa chỉ số 1891 đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì đã và đang diễn ra hoạt động “Đổi pin lấy cây” thu hút sự tham gia, hưởng ứng của nhiều người dân. Đây là dự án xã hội ý nghĩa được thực hiện bởi nhóm các cá nhân tâm huyết với bảo vệ môi trường.Dự án “Đổi pin lấy cây” thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo...

Hương vị Tết từ sản phẩm OCOP

Tết đến, Xuân về, bất cứ gia đình nào cũng chú tâm lựa chọn những đặc sản địa phương để bày mâm ngũ quả, chế biến món ăn và làm quà biếu. Những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của tỉnh được đầu tư, quảng bá, phát triển mạnh, trong đó nhiều sản phẩm gắn liền với sắc Xuân, vị Tết, mang đậm nét cổ truyền dân tộc, tạo nên nét riêng cho hương vị Tết trên quê...

Thủ đô Hà Nội rét đậm, nền nhiệt thấp nhất 8 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ từ ngày 11-13/1 rét đậm, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 9-12 độ C, riêng ngày 11/1 nền nhiệt thấp nhất 8-10 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp nhất 8 độ C. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 11/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung Bộ; vịnh...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất