Powered by Techcity

Khám phá di tích lịch sử làng Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Làng Lại Đà bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa gồm Đình thờ Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần; miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung, người trợ giúp Nguyễn Hiền và ngôi chùa Cảnh Phúc.

Khám phá di tích lịch sử làng Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngĐình Lại Đà. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Nằm bên dòng sông Đuống, làng Lại Đà (xã Đông Hội, thị trấn Đông Anh, Hà Nội) là quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dành trọn cuộc đời mình cho đất nước và nhân dân.

Theo truyền thuyết, làng Lại Đà xuất hiện cùng thời với kinh thành Cổ Loa. Đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, làng vẫn còn lưu giữ được nhiều nét xưa với những công trình mang đậm nét của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Làng Lại Đà còn bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa gồm Đình thờ Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần (1247), miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung, người trợ giúp Nguyễn Hiền và ngôi chùa có tên Cảnh Phúc.

Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Di tích Quốc gia cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà.

Cùng khám phá những di tích ở làng cổ Lại Đà – quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đình, chùa, miếu Lại Đà

Đình Lại Đà

Đình Lại Đà thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền (1235-1256). Nguyễn Hiền sinh ngày 12 tháng 7 năm Ất Mùi (1235), quê ở làng Vương Miện, huyện Thượng Hiền (sau đổi là Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường, lộ Sơn Nam), nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Nguyễn Hiền nổi tiếng là người thông minh từ nhỏ.

Đỗ Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (năm 1247), đời Trần Thái Tông, khi mới 13 tuổi. Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong niên khoa bảng Việt Nam.

Nguyễn Hiền làm quan đến chức “Thượng thư Bộ Công”. Những năm làm quan trong triều; ông có nhiều kế sách hay phò vua giúp nước. Năm Ất Hợi, nước ta bị giặc Chiêm Thành xâm lược, nhà vua rất lo bèn giao cho Trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc giữ nước. Chỉ ít lâu sau, quân giặc thất bại, trạng Hiền thu quân về Vu Minh Sơn mở tiệc khao quân và tâu lên vua. Nhà vua vô cùng vui mừng và phong cho ông Trạng chức “Đệ nhất hiển quý quan.” Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất, mùa màng thắng lợi. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân sỹ.

Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý (1256), Trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời, thọ 21 tuổi. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương Thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Theo thần phả, đình Lại Đà được xây dựng sau năm 1276, lúc đầu gọi là đền, cuối thế kỷ XVIII chuyển thành đình. Ngôi đình hiện nay được dựng vào năm 1853. Đây là công trình cổ và bề thế, dựng theo kiểu liên hoàn, trên một khoảng đất phong quang, thế đất hổ phục. Trước cửa đình có hai ao tròn gọi là 2 mặt hồ, giữa có hòn đá là lưỡi hổ, phía sau đình là mình hổ và tiếp là đuôi hổ. Cửa đình theo hướng nam, trước mặt là cánh đồng, xa hơn nữa là dòng sông Đuống. Đình Lại Đà đã quá nhiều lần trùng tu. Đợt trùng tu năm 2002 – 2003 là lớn nhất, với kinh phí 1,5 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư.

Đình Lại Đà được xây trụ lớn nối với tường bao quanh chạy song song, hai bên nối với tam quan chùa và cửa miếu. Đại đình gồm 5 gian, các vì gỗ chạm khắc mang phong cách Hậu Lê (thế kỷ 18). Trong Hậu cung có đặt chiếc ngai thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, đôi lân chầu phong cách thế kỷ 17 và tượng Nguyễn Hiền đặt chính giữa.

Đình Lại Đà còn lưu giữ 20 đạo sắc phong, sắc sớm nhất vào niên hiệu Khánh Đức (Lê Thánh Tông) 19 tháng 3 năm Nhâm Thìn 1652, và sắc cuối cùng là đời vua Khải Định ngày 25/7/1924.

Khám phá di tích lịch sử làng Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chùa Lại Đà. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Chùa Lại Đà nằm sát phía đông của đình, chùa có tên chữ là Cảnh Phúc tự. Chùa làng Lại Đà dựng từ xa xưa và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Dựa vào dấu tích và một số di vật còn lại, có thể đoán biết chùa làm từ thời Hậu Lê; trước đó thời Trần đã có chùa.

Chùa quy hoạch làm hai dãy: dãy phía trước là nhà Tam bảo, dãy phía sau là nhà thờ hậu (còn gọi là Tự hậu đường). Tam quan làm sát đường vào đình, dựng vào năm thứ 8 triều Cảnh Thịnh (1800). Nhà Tam bảo do tồn tại lâu đời nên đã bị xuống cấp.

Được chính quyền địa phương chấp thuận, dân làng và nhà chùa do sư cụ Đàm Nguyên đã trụ trì xây dựng lại nhà Tổ vào năm 2003 và xây dựng lại Tam bảo vào năm 2004 bằng nguồn kinh phí xã hội hoá (công đức của dân làng và các nhà tài trợ). Ngôi chùa hiện nay rất quy mô bề thế.

Miếu Lại Đà

Miếu Lại Đà còn gọi là đền, miếu nằm ở phía tây và sát ngay đình làng. Miếu thờ Thánh Mẫu Tiên Dung (một vị thiên thần), theo truyền thuyết là người có công giúp Trạng nguyên Nguyễn Hiền dẹp quân giặc Chiêm Thành xâm lược, được nhà Trần phong làm Phúc thần.

Khám phá di tích lịch sử làng Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Miếu Lại Đà (Nguồn: Giáo hội Phật giáo )

Miếu được xây dựng khoảng sau năm 1276, tức sau năm Nguyễn Hiền mất. Miếu xưa nhỏ hẹp, năm Khải Định thứ 10 (1925) miếu được mở rộng ra. Miếu bố cục theo hình chữ “nhị”, nhà hậu là nơi đặt bệ, có khám thờ Thánh Mẫu. Hàng năm vào ngày 11 tháng ba âm lịch, đội nữ quan ăn mặc lễ phục cử hành lễ tại miếu.

Cụm di tích đình-chùa-miếu Lại Đà nằm trong khu đất rộng, với các công trình kiến trúc di sản hoà trong cảnh quan cây xanh – hồ nước phong thuỷ hữu tình. Phía sân khu di tích là cây bồ đề hơn 300 năm che bóng mát, cây làm cho khách tham quan vãn cảnh cảm nhận rất nhẹ nhàng, thoải mái.

Đình, chùa, miếu Lại Đà đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1989.

Đình – đền Hội Phụ

Đình-đền Hội Phụ thuộc thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Xa xưa còn gọi là làng Cự Trình vùng Cối Giang, sau thành tổng Cói Hội Phụ.

Thôn Hội Phụ nằm cận kề với làng Tiên Hội, vùng đất gắn với truyền thuyết vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Vùng đất tổng Cói với nhiều sự kiện và nhân vật gắn với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng những năm đầu Công nguyên.

Hội Phụ gắn với tên tuổi của các nhà khoa bảng như: Chử Phong – tiến sỹ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472), Chử Thiên Khái – tiến sỹ khoa Nhâm Tuất đời Cảnh Thống thứ 5 (1502), Chử Sư Đổng – tiến sỹ khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514), Chử Sư Văn – tiến sỹ khoa Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hoà thứ 4 (1544), Ngô Thế Trị – tiến sỹ khoa Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775). Tất cả đã tạo nên một nền văn hiến lịch sử làng xã xứng đáng là đất văn hiến xứ Đông Ngàn.

Đền Hội Phụ

Đền Hội Phụ là di tích lịch sử tín ngưỡng thờ phụng ông Đào Kỳ và bà Phương Dung là hai vị tướng tài của Hai Bà Trưng trong buổi đầu giữ nước giành độc lập tự chủ cho non sông nước Việt. Công tích của hai ông bà được truyền tích dân gian và nguồn sử liệu chữ Hán còn lưu giữ được trong di tích.

Có thể tóm tắt lại lịch và công tích của hai ông bà như sau: Vào đầu Công nguyên nước ta bị ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân vô cùng cực khổ, chính sách tham tàn của Tô Định làm người dân điêu đứng. Lúc đó có hai ông bà Đào Minh và Trần Thị Tế từ Thanh Hóa tới Cối Giang vùng Đông Ngàn sinh sống.

Tại đây ông bà sinh một người con trai đặt tên là Đào Kỳ, lớn lên học giỏi lại có tài võ nghệ. Cùng thời gian đó ở huyện Lương Tài, trang Vĩnh Tế, phủ Thuận An xứ Kinh Bắc có gia đình ông Nguyễn Trát vợ là Trương Thị Nghĩa sinh được 3 người con trai và 1 người con gái là Phương Dung đoan trang, ngoan nết lại văn võ song toàn.

Hai người gặp nhau, mến nhau vì đức, trọng nhau vì tài, hai người đã kết dải đồng tâm, cùng nhau chung sức mưu toan trả thù nhà đền nợ nước. Khi Hai Bà Trưng khởi binh, hai vợ chồng Đào Kỳ-Phương Dung đã đem hơn 100 người nhà đến yết kiến và gia nhập nghĩa quân, họ cùng đại binh đánh đuổi Tô Định giành thắng lợi.

Đất nước thái bình, Trưng Vương cử họ về trông nom vùng đất Đông Ngàn. Ba năm sau, Mã Viện sang xâm lược nước ta, hai vợ chồng ông bà cùng nhiều tướng khác được cử đến Lạng Sơn chống giữ. Thế giặc mạnh, Hai Bà hy sinh, vợ chồng Đào Kỳ lạc nhau, Đào Kỳ bị một vết chém ở cổ nhưng vẫn ôm đầu chạy về Cối Giang qua vùng Cổ Loa rồi ông kiệt sức ngã xuống, mối đùn thành một ngôi mộ.

Phương Dung sau cũng thoát được vòng vây trở về Đông Ngàn qua Cổ Loa thấy ngôi mộ mối đùn lên, hỏi thăm bà lão hàng nước bên đường mới biết chồng mình, bèn rút gươm tự vẫn. Sau mối lại đùn lên thành mộ sóng đôi với Đào Kỳ, đó là vào ngày 16 tháng bảy âm lịch.

Đình Hội Phụ

Đình Hội Phụ là nơi hội họp giao lưu văn hoá của nhân dân trong những ngày lễ của địa phương. Ngôi đình thờ Việt vương Triệu Quang Phục, người có công lớn trong việc giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân nhà Lương. Sau khi Lý Nam Đế mất, ông nối nghiệp lên ngôi được 23 năm thì mất.

Theo truyền thuyết dân gian thì Hội Phụ từng là điểm đóng đại bản doanh của Triệu Quang Phục, là nơi dấy binh đi đánh quân đô hộ nhà Lương. Sau ông còn lệnh cấp ruộng đồng cho nhân dân Hội Phụ và dân xin lập đền thờ để tỏ lòng tôn kính ông và tôn vinh làm Thành hoàng làng, thờ cùng hai ông bà Đào Kỳ – Phương Dung.

Đền và đình Hội Phụ là những công trình tôn giáo tín ngưỡng phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân. Ngôi đền xưa kia là ngôi miếu được dựng trên tư dinh của ông bà Đào Kỳ-Phương Dung để thờ sau khi ông bà mất. Đền có kết cấu theo lối chữ “nhị” gồm Tiền tế và Hậu cung. Kiến trúc nhỏ song vẫn giữ nguyên được nét truyền thống cổ xưa mang vẻ thâm nghiêm cổ kính.

Ngôi đình xưa kia tên là Cự Trình, và là ngôi đình to nhất tổng Cói. Qua nhiều lần tu bổ, hiện nay ngôi đình còn giữ nguyên được nếp nhà Tiền tế hay còn gọi là Phương Đình với kết cấu chồng diêm 2 tầng 8 mái, 8 góc đạo hoa với vân lá hoá rồng. Trên nóc đắp mặt trời và hai đầu kìm với các đề tài trang trí long ly quy phượng, đầu dư chạm rồng, đầu kê trang trí lá lật… trang trí trên kiến trúc với các mảng chạm nổi, chạm bong kênh mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19.

Ngôi đình bề thế với 7 gian rộng thoáng gồm Đại đình và Hậu cung, xung quanh đình bưng ván theo lối thượng song, hạ bản, phía trước toàn bộ hệ thống cửa bức bàn tạo nên không gian thâm nghiêm của công trình tín ngưỡng.

Ngôi đình còn bảo lưu một số lượng di vật quý có giá trị về nhiều mặt như sắc phong thần, ngai thờ, bài vị, kiệu rước cùng nhiều đồ thờ khác có niên đại thế kỷ 18-19.

Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng ba âm lịch. Hội Phụ cùng 6 thôn làng thờ Đào Kỳ – Phương Dung tổ chức rước nghênh lãng tại thôn Phúc Thọ, xã Mai Lâm làm lễ thánh. Lễ hội thể hiện tình đoàn kết cộng đồng giao lưu văn hoá của cả một vùng tổng Cói rộng lớn.

Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, Đình và Đền Hội Phụ được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1996.

T.H (Vietnam+)



Nguồn: https://baophutho.vn/kham-pha-di-tich-lich-su-lang-lai-da-que-huong-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-215953.htm

Cùng chủ đề

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các làng nghề làm bánh chưng gia truyền. Làng trên ngõ dưới, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nói, tấp nập người gói bánh. Từ ngõ vào nhà xanh rợp màu lá dong, thoang thoảng hương gạo nếp ngâm dậy mùi quyện theo làn khói bếp mỏng tan...Nghề làm bánh chưng được người dân xã Hùng Lô truyền từ đời này sang đời khác.Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì...

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du...

Ngày 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành VHTTDL năm 2025 với chủ đề “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu...

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.Toàn văn Chỉ thị như sau:Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng...

Quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho người trông coi di tích

Trên địa bàn tỉnh hiện có 328 di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 254 di tích cấp tỉnh. Việc khuyến khích, động viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của người trực tiếp trông coi, bảo vệ di tích là rất cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn cho di tích, gìn giữ di vật, cổ vật và đồ...

Cùng tác giả

Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi 6-9 độ C

Hôm nay, 10/1, không khí lạnh tăng cường, Thủ đô Hà Nội trời rét, từ đêm 10-12/1 trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C.Người dân đi học, đi làm hoặc di chuyển ngoài trời phải trang bị thêm nhiều đồ giữ ấm cơ thể. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 10/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực...

HLV Kim Sang-sik cảm ơn thầy cũ Park Hang Seo, chỉ ra sai lầm của ông Troussier

Ông Park Hang Seo có ảnh hưởng quan trọng đến huấn luyện viên Kim Sang-sik kể từ khi bắt đầu công việc tại đội tuyển Việt Nam. Ông Park không chỉ là tiền nhiệm mà còn từng huấn luyện ông Kim trong quá khứ. Chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận thành công ở AFF Cup 2024 có dấu ấn của ông Park Hang Seo phía sau. “Ông ấy đưa ra lời khuyên cho tôi sau mỗi trận đấu”, STN dẫn...

Hội LHPN Việt Nam thăm, tặng quà “Tết yêu thương” tại Phú Thọ

Ngày 9/1, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đảng viên nữ cao tuổi, gia đình chính sách, hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi trên địa bàn TX Phú Thọ.Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam tặng quà cho cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

“Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” cùng công nhân lao động Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex

Chiều 9/1, Công đoàn Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex (phường Nông Trang, TP Việt Trì) phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động.Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.Tại chương trình, đoàn viên, CNLĐ trong...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi 6-9 độ C

Hôm nay, 10/1, không khí lạnh tăng cường, Thủ đô Hà Nội trời rét, từ đêm 10-12/1 trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C.Người dân đi học, đi làm hoặc di chuyển ngoài trời phải trang bị thêm nhiều đồ giữ ấm cơ thể. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 10/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực...

Hội LHPN Việt Nam thăm, tặng quà “Tết yêu thương” tại Phú Thọ

Ngày 9/1, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đảng viên nữ cao tuổi, gia đình chính sách, hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi trên địa bàn TX Phú Thọ.Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam tặng quà cho cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

“Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” cùng công nhân lao động Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex

Chiều 9/1, Công đoàn Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex (phường Nông Trang, TP Việt Trì) phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động.Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.Tại chương trình, đoàn viên, CNLĐ trong...

Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại Tân Sơn

Thực hiện Tháng tri ân khách hàng năm 2024, Công ty Điện lực Phú Thọ phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn, Điện lực Thanh Sơn tổ chức bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” tại khu Minh Thanh, xã Minh Đài.Công ty Điện lực Phú Thọ và Huyện đoàn Tân Sơn bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho khu Minh Thanh, xã Minh Đài“Công trình Thắp sáng đường quê 2024” có tổng chiều dài lắp...

MV “Con về, Xuân  về”

Tết chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc đặc biệt trong lòng mỗi người Việt. Trong ngày đặc biệt này, cả gia đình quây quần vui vẻ, tinh thần đón Tết và tình cảm gia đình lan tỏa khắp nơi. Đây là khoảnh khắc thoải mái nhất đầu năm.MV là câu chuyện xoay quanh chàng trai Shipper vội vã giao những đơn hàng cuối cùng trong năm để về quê đón T ết cùng gia đình .Đoàn...

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Tổng kết công tác Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin năm 2024

Ngày 9/1, Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin tỉnh tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội năm 2024.Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hiện có 5.550 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc Da cam/Dioxin đang hưởng trợ cấp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất