Powered by Techcity

Về Di tích Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân


Nằm giữa núi rừng bao la, Di tích lịch sử Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân- xã Xuân An, huyện Yên Lập là nơi ghi dấu hoạt động cách mạng và lưu truyền nhiều câu chuyện lịch sử của Ngư Phong Tướng công Ngô Quang Bích – người khởi xướng phong trào Cần Vương chống Pháp của Nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.

Về Di tích Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân

Miếu thờ Tướng công Ngô Quang Bích tại Di tích Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân.

Tướng công Ngô Quang Bích, hiệu Ngư Phong, sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Thìn (1832) người làng Trình Phố, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm 1861, ông đỗ cử nhân, nhưng dâng sớ xin ở nhà mở trường dạy học… Thấy quê nhà bị úng lụt mất mùa, ông tổ chức đào sông Sứ, xây cống Tam Đồng, đưa nước vào tưới tiêu, từ đó hai mùa tốt tươi (dân ngợi ca, để ruộng làng cúng tế sau khi ông mất).

Năm 1869 khoa Kỷ Tỵ ông thi đỗ Đình Nguyên Hoàng Giáp, lần lượt giữ các chức: Nội các thừa chỉ ở Kinh, Tri phủ Diên Khánh (Khánh Hòa), Tri phủ Lâm Thao (Hưng Hóa), Án Sát Bình Định, Án Sát Sơn Tây, Tế Tửu Quốc Tử Giám, được Vua giao duyệt bộ “Việt sử Thông giám cương mục”, Chánh sứ Sơn phòng kiêm Tuần Phủ Hưng Hóa. Ông có công thu dụng tướng Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc để tiễu phỉ, sau chống Pháp, hai lần giết tướng giặc ở Cầu Giấy. Suốt thời gian làm quan ông được vua khen “Quan thanh liêm” dân xưng là “Hoạt Phật”.

Về Di tích Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân

Anh Đinh Hồng Quân – thành viên Ban Quản lý Khu di tích giới thiệu về Tượng bán thân Tướng công Ngô Quang Bích được làm từ đá xanh nguyên khối.

Năm 1883 triều đình ký hàng ước với Pháp, triệu hồi ông về Kinh nhậm chức. Ông đã nộp trả ấn tín, quyết tử chiến bảo vệ thành Hưng Hóa. Giặc đưa 2 binh đoàn với hơn 7.000 quân cùng tầu chiến, đại bác tiến đánh. Thành vỡ, ông định tuẫn tiết, nhưng được quân lính mở đường máu, rút lên Tiên Động, Cẩm Khê dựng cờ khởi nghĩa. Khắp nơi anh hùng hào kiệt kéo về tụ nghĩa. Hơn 1 năm sau, khi vua Hàm Nghi lên ngôi sai sứ ra phong chức Hiệp Biện Đại Học sỹ, Lễ Bộ Thượng Thư, Hiệp Thống Bắc Kỳ Quân vụ Đại Thần, Thuần Trung Hầu, được quyền văn từ Tham Tán, võ từ Để Đốc “liệu nghi lục dụng” và cử ông hai lần đi sứ cầu viện. Tuy việc không thành bởi triều đình nhà Thanh đã thỏa hiệp với Pháp, nhưng những chuyến ngoại giao của ông đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của Sĩ phu miền Nam Trung Quốc.

Tháng 11 năm 1886 ông quyết định chuyển Đại bản doanh lên Nghĩa Lộ nhằm mở rộng địa bàn với chủ trương đón Vua Hàm Nghi ra Bắc. Giặc mấy lần tấn công lên Nghĩa Lộ đều bị thất bại thảm hại. Năm 1888 ông lui binh về Quế Sơn châu Yên Lập xây dựng căn cứ tại núi Tôn Sơn Mộ Xuân, tổ chức trận đánh năm Kỷ Sửu khi giặc tiến sâu vào căn cứ địa, tiêu diệt hơn 500 quân giặc đồng thời làm căn cứ để củng cố phong trào kháng chiến lâu dài.

Suốt 7 năm (1883-1890) với cương vị lãnh tụ của phong trào Cần Vương Bắc Kỳ, ông đã tập hợp và đoàn kết được đồng bào các dân tộc, biết dựa vào núi rừng kết hợp lối đánh du kích với lối đánh “du binh”, địa bàn thiên la địa võng của chiến tranh Nhân dân, và được nhiều tướng giỏi phò tá như Tống Duy Tân, Tán Thuật, Bố Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ.. đã làm cho quân Pháp nhiều phen thất điên bát đảo…

Về Di tích Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân

Đền thờ Tướng công Ngô Quang Bích ở Khe Cháu, xã Xuân An, huyện Yên Lập.

Trong đó, dù thời gian hoạt động ở Yên Lập chỉ có 2 năm (1889-1890) nhưng căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân đã đánh dấu bước chuyển, bài học kinh nghiệm về xây dựng căn cứ phòng thủ để luyện tập quân sự, củng cố hệ thống đồn phòng và chuẩn bị vũ khí, lương thảo phục vụ cho kế hoạch đánh Pháp lâu dài. Chính vì thế căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân là một trong những di tích tiêu biểu gắn liền với phong trào Cần Vương kháng Pháp ở miền thượng du Tây Bắc cuối thế kỷ XIX do Tướng quân Ngô Quang Bích lãnh đạo. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, năm 2012 UBND tỉnh đã quyết định xếp hạng căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu về thăm viếng, thắp hương cho Tướng công Ngô Quang Bích của bà con Nhân dân và du khách thập phương, Di tích Căn cứ Tôn Sơn Mộ Xuân đã được tu bổ, tôn tạo khang trang, đẹp đẽ, linh thiêng với các hạng mục như: Khu vực miếu thờ Tướng công Ngô Quang Bích; tượng bán thân của ông làm bằng đá xanh nguyên khối do Tiến sỹ Ngô Quang Nam – Trưởng Ty Văn hóa Vĩnh Phúc (xưa) là hậu duệ đời thứ 5 của Tướng công cung tiến và đền thờ Tướng công Nguyễn Quang Bích trên đỉnh núi Tôn Sơn, khe Cháu. Trong đó, có một chi tiết khá đặc biệt là từ miếu thờ lên tượng bán thân của ông có tổng số 58 bậc đá, tượng trưng cho tuổi đời của ông.

Tưởng nhớ công lao của Tướng công Ngô Quang Bích – người có công lớn trong phong trào Cần Vương chống Pháp, chính quyền và Nhân dân địa phương nơi đây không chỉ thường xuyên chăm sóc, bảo vệ Khu di tích, mà còn luôn nỗ lực thực hiện tốt các phong trào thi đua, xây dựng xã Xuân An ngày càng giàu mạnh, phát triển…

Vĩnh Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/ve-di-tich-can-cu-ton-son-mo-xuan-213574.htm

Cùng chủ đề

Ấn tượng bức phù điêu bằng đồng tại Khu DTLS Đền Hùng

Không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tri ân sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” bằng đồng tại Khu Di tích lịch sử (DTLS) Đền Hùng còn là công trình văn hóa quan trọng góp phần xây dựng Đền Hùng xứng tầm Khu DTLS Quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục truyền...

Trao 100 triệu đồng hỗ trợ Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ngày 18/9, Công ty CP supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tới thăm, động viên và hỗ trợ Ban quản lý Đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa khắc phục hậu quả bởi cơn bão số 3.Lãnh đạo Công ty CP supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã trao biển tượng trưng 100 triệu đồng và 10 tấn phân bón các loại để hỗ trợ cho Ban Quản lý Khu di tích Đền Mẫu...

Ân tình sau bão lũ

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Sau cơn bão, sự sẻ chia, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đã làm ấm lòng người dân vùng lũ.Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3 thông qua...

Khai thác hiệu quả các hoạt động dịch vụ, du lịch

Là nơi thờ tự các Vua Hùng - Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Đền Hùng được đánh giá là điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển dịch vụ, du lịch mang nét đặc trưng riêng, thấm đẫm bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời đại Hùng Vương.Với những giá trị độc đáo riêng và nổi bật toàn cầu, năm 2020, Bộ...

Những điểm đến lý tưởng của du lịch Thanh Thủy

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người cùng với các giá trị về văn hóa, đặc biệt là nguồn nước khoáng nóng đã tạo cho Thanh Thủy những nét độc đáo riêng về văn hóa tâm linh, sinh thái. Du khách có nhiều lựa chọn khi đến với Thanh Thủy trong cả 4 mùa, nhất là trong Tuần Du lịch huyện Thanh Thủy - Mùa Thu năm 2024.Vườn...

Cùng tác giả

Số tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ sau 10 ngày phát động lên tới 1.628 tỷ đồng

Chiều ngày 20/9, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ từ Đoàn của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và doanh nghiệp trong và ngoài nước đến trao ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra. Như vậy, tính đến 17h00 ngày 20/9/2024, tài khoản của Ban Vận...

Tặng 1.000 suất quà cho người dân vùng lũ

Ngày 20/9, Báo Phú Thọ phối hợp với các nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh đã đến chia sẻ, động viên và tặng quà hỗ trợ Nhân dân vùng lũ tại hai huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà khắc phục hậu quả cơn bão số 3.Lãnh đạo Báo Phú Thọ và các nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh tặng quà cho người dân vùng lũ tại xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê.Cẩm Khê và Hạ Hoà...

Nâng cao hiệu quả công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính

Đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính là cơ sở quan trọng trong việc kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhận thức vai trò quan trọng đó, những năm qua, công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.Thực hiện “Đề án đo đạc, lập hồ sơ địa chính và...

Ủng hộ 30 triệu đồng cho Nhân dân xã Đan Thượng khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa trao số tiền 30 triệu đồng cho Nhân dân xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa khắc phục hậu quả sau bão số 3.Đại diện BIC, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Thọ trao biển tượng trưng ủng hộ Nhân dân xã Đan Thượng.Do bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, xã Đan Thượng chìm trong nước lũ, bị cô lập hoàn toàn. Sau khi nước rút,...

Hội Chữ thập đỏ Bình Định trao quà hỗ trợ tỉnh Phú Thọ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Ngày 20/9, Hội Chữ thập (CTĐ) đỏ tỉnh Bình Định cùng các nhà hảo tâm đã phối hợp với Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ, huyện Đoan Hùng tổ chức trao quà cho người dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.Đợt này, Hội CTĐ tỉnh Bình Định đã hỗ trợ tỉnh Phú Thọ 90 triệu đồng và hơn 10 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm khắc phục thiệt hại do thiên tai...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng bức phù điêu bằng đồng tại Khu DTLS Đền Hùng

Không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tri ân sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” bằng đồng tại Khu Di tích lịch sử (DTLS) Đền Hùng còn là công trình văn hóa quan trọng góp phần xây dựng Đền Hùng xứng tầm Khu DTLS Quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục truyền...

Ấm tình “Vườn cây báo Đảng”

Đã 8 năm kể từ lần đầu tiên Báo Phú Thọ tổ chức hoạt động đón các báo Đảng địa phương về thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tham gia trồng cây tại “Vườn cây báo Đảng” tri ân công đức các Vua Hùng. Những mầm xanh mảnh mai ngày nào mang theo sinh khí từ những vùng quê khác nhau nay đã bám rễ sâu bền, vươn mình tỏa bóng, ngát hương trên đất thiêng.Không chỉ...

Ân tình sau bão lũ

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Sau cơn bão, sự sẻ chia, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đã làm ấm lòng người dân vùng lũ.Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3 thông qua...

Khai thác hiệu quả các hoạt động dịch vụ, du lịch

Là nơi thờ tự các Vua Hùng - Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Đền Hùng được đánh giá là điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển dịch vụ, du lịch mang nét đặc trưng riêng, thấm đẫm bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời đại Hùng Vương.Với những giá trị độc đáo riêng và nổi bật toàn cầu, năm 2020, Bộ...

Biểu tượng thiêng liêng

Đền Hùng, một biểu tượng văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam, tọa lạc tại núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Với sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc độc đáo mang giá trị tinh thần sâu sắc, Đền Hùng đã trở thành nơi thờ cúng linh thiêng và lưu giữ ký ức về nguồn gốc và sự hình thành của dân tộc Việt.Tại Đền Giếng trong Khu Di tích...

Khắc ghi lời Người vào đá

Tại bậc cửa Đền Giếng (Khu Di tích lịch sử Đền Hùng) đặt một bia đá khắc lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bia đá được khánh thành ngày 19/9/2004 do Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Đại đoàn Quân Tiên Phong (Đại đoàn 308) công đức và Nghệ nhân Triệu Hoàng Giang (khu 10, xã Sơn Vi, huyện Lâm...

Lời hịch non sông

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tròn 70 năm trước, nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh, câu nói bất hủ của Bác Hồ trong cuộc gặp các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) đã trở thành lời hịch thiêng liêng của non sông, lặng đọng trong tâm hồn, soi sáng trái tim mỗi người con đất Việt niềm tự hào về nguồn cội, nghĩa đồng...

Lời căn dặn của Bác ở Đền Hùng

Cách đây đúng 70 năm, ngày 19/9/1954 tại đền Giếng thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong (nay là Sư đoàn 308) khi hành quân về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đến nay, lời căn dặn lịch sử ấy...

Thanh Thủy thu hút 85.000 lượt khách tham quan trong Tuần Du lịch

Tuần Du lịch Thanh Thủy - Mùa Thu năm 2024 diễn ra từ ngày 31/8 - 4/9 đã thu hút khoảng 85.000 lượt khách tham quan (tăng 5.000 lượt khách so với Tuần Du lịch năm 2023).Khu nghỉ dưỡng Wyndham Lynn Times Thanh Thủy thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm.Trong Tuần Du lịch, hoạt động du lịch đảm bảo an ninh, an toàn. Đối với các cơ sở lưu trú du lịch, tổng số khách lưu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất