Powered by Techcity

Nâng cao nhận thức – góp sức giảm nghèo

“Công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững không chỉ cần sự vào cuộc của chính quyền, mà quan trọng hơn cả là nỗ lực của chính người dân. Muốn làm được điều đó, trước hết phải biết hộ nghèo cần gì? Thiếu gì? Nắm bắt, trao đổi, tuyên truyền giúp hộ nghèo hiểu rõ hơn về các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước… Từ đó, đưa ra giải pháp hỗ trợ phù hợp, giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo bằng những mô hình kinh tế cụ thể…”.

Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Khải Xuân được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện cho người dân giao thương hàng hóa.

Đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Khải Xuân (huyện Thanh Ba) Nguyễn Trường Thành về kinh nghiệm và cách làm công tác giảm nghèo đang được triển khai trên địa bàn xã những năm gần đây.

Nằm cách trung tâm huyện Thanh Ba 13km, xã Khải Xuân hiện có trên 1.800 hộ dân với hơn 6.400 nhân khẩu, phân bố tại 12 khu hành chính. Là địa phương có xuất phát điểm thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thời gian qua, để Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo; triển khai đa dạng các chương trình hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo như: Vay vốn sản xuất, chuyển đổi nghề và đào tạo nghề; tăng cường giải quyết việc làm tại chỗ… nhằm giúp các hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nghèo.

Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về giảm nghèo được xã đặc biệt chú trọng; triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức: “Đi từng ngõ, gõ cửa từng hộ” tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo; tăng cường trao đổi, đối thoại trực tiếp thông qua các hội nghị, buổi họp khu dân cư, lớp tập huấn… Với nội dung đa dạng, bám sát thực tiễn, tham gia hoạt động tuyên truyền, các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo sẽ có cơ hội được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng; hiểu rõ hơn các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo; được giới thiệu các mô hình kinh tế hiệu quả, chính sách đào tạo nghề, chính sách giải quyết việc làm,… Qua đó góp phần tích cực tạo sự chuyển biến trong nhận thức, để người dân không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động lựa chọn được nhu cầu hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mô hình nuôi gà thương phẩm của ông Trần Hồng Sỹ (khu 4, xã Khải Xuân) cho thu nhập ổn định.

Ông Trần Hồng Sỹ (khu 4, xã Khải Xuân) từ hộ không có đất sản xuất, thu nhập bấp bênh, qua tuyên truyền, vận động, nắm bắt chính sách vay vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống. Phấn khởi khi cuối năm 2023 gia đình đã ra khỏi danh sách hộ cận nghèo, ông chia sẻ: “Khi biết khó khăn của gia đình tôi là không có đất sản xuất, Hội Nông dân xã đã tư vấn, khuyến khích tôi tìm hiểu về các chính sách vay vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo để phát triển kinh tế. Vì vậy, năm 2018, tôi vay 200 triệu đồng từ nguồn Quỹ Tín dụng nhân dân để thuê đất, đầu tư cơ sở vật chất phát triển mô hình nuôi gà thương phẩm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã và tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi, nhân giống, đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra, vệ sinh môi trường của tôi dần được cải thiện, nâng cao. Hiện nay, với quy mô 13.000 con/lứa, sau mỗi đợt xuất bán, trừ các khoản chi phí, tôi thu lời khoảng 200 triệu đồng/năm”.

Từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong công tác giảm nghèo, các chương trình, chính sách hỗ trợ phát huy nội lực hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững tại xã Khải Xuân đã được triển khai kịp thời, hiệu quả. Hằng năm, xã Khải Xuân đều phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện mở từ 2 – 3 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, từng bước thay đổi tư duy của người dân trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, địa phương cũng tích cực phối hợp với Phòng LĐTB&XH huyện và các doanh nghiệp, giới thiệu cho người lao động đi học nghề tại các trung tâm đào tạo, tìm kiếm việc làm… Hiện toàn xã có 1.300 lao động đi làm ở doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố với thu nhập ổn định 8-10 triệu đồng/người/tháng; 90 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Ngoài ra, xã cũng đã phối hợp hiệu quả với các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho 161 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo vay hơn 9 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tại Khải Xuân đã đạt 48,3 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) giảm còn 6,02%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 4,4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề chiếm 71,1%. Chủ tịch UBND xã Khải Xuân Nguyễn Trường Thành cho biết: “Thời gian tới, để thực hiện tốt công tác giảm nghèo và quyết tâm giảm nghèo bền vững, Khải Xuân sẽ tiếp tục tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảm nghèo. Đặc biệt là những hộ đã thoát nghèo cần nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, có ý thức vượt khó, tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cộng đồng. Bên cạnh đó, địa phương cũng sẽ tích cực khảo sát, nắm tình hình đời sống của những hộ nghèo, cận nghèo; làm tốt công tác chính sách đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động; huy động mọi nguồn lực xã hội để cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc hỗ trợ những hộ thoát nghèo có điều kiện vươn lên, tránh tái nghèo…”.

Bích Ngọc

Nguồn: https://baophutho.vn/nang-cao-nhan-thuc-gop-suc-giam-ngheo-212951.htm

Cùng chủ đề

Phát triển nông nghiệp góp phần giảm nghèo bền vững ở Tề Lễ

Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông có diện tích trên 1.700ha trong đó có trên 400ha đất nông nghiệp, 755ha đất đồi rừng. Những năm qua, thực hiện các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, xã Tề Lễ đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thực hiện dồn đổi ruộng đất tạo thuận lợi cho canh tác, góp phần tăng thu nhập cho người dân.Sau khi thực hiện dồn đổi ruộng đất, người...

Phụ nữ dân tộc Mường Yên Lập giảm nghèo từ cây nghệ

Thành lập tổ liên kết sản xuất, lựa chọn tinh bột nghệ làm sản phẩm khởi nghiệp đã giúp nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Hướng đi đúng đắn phát triển nông sản địa phương đáp ứng nhu cầu của thị trường đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, mở ra triển vọng mới trên quê nghèo...Tinh bột nghệ được phụ nữ...

Thúc đẩy chuyển đổi số góp phần giảm nghèo

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới và bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng công nghệ, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác Hội và phong trào phụ nữ. Nhờ sử dụng thành thạo CNTT đã giúp nhiều hội viên...

Hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Tân Sơn đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số trên địa bàn và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.Đồng chí Hoàng Mạnh Hùng – Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Tân Sơn cho biết:...

Người dân Y Tý “đổi đời” nhờ thứ củ rừng bổ dưỡng giá rẻ như khoai lang

Đến với vùng núi cao Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), khách du lịch sẽ khá ấn tượng về một đặc sản nông nghiệp nổi tiếng của người dân nơi đây là củ sâm Fansipan (hay còn gọi là sâm đất Hoàng Sin Cô).Loại sâm này trước đây là loại cây dễ mọc trong vườn nhà, trong rừng hoặc những nơi ẩm ướt và vốn hay được người dân sử dụng lá để nấu canh, luộc rau...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

Cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở đô thị tại Cẩm Khê

Sáng 9/1, Ban cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất huyện Cẩm Khê đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị và Tổ hợp văn hóa, thể thao.Công bố Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông...

Nghề kinh doanh hoa tươi vào vụ Tết

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa tươi ngày càng tăng cao, các cửa hàng kinh doanh hoa tươi ngày càng được mở rộng, đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nghề cắm hoa đã đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho nhiều người.Chị Hoàng Thủy – Chủ cửa hàng hoa Hoàng Thủy ở phường Tiên Cát tất bật cắm hoa cho khách hàng vào những ngày cuối năm.Hiện nay hoa tươi được sử dụng...

Việc làm thời vụ đắt hàng dịp cận Tết

Dịp cận Tết, nhu cầu tuyển dụng một số vị trí việc làm như: Dọn nhà theo giờ, giúp việc, giao hàng... tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhất là lao động thời vụ. Mức lương trong những dịp như thế này cũng tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường.Công việc dọn dẹp nhà theo giờ đắt khách dịp cận TếtBà Nguyễn Thị Thơm (sinh năm 1970, trú tại huyện Vĩnh...

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

Bắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết

Đã thành thông lệ, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng...

Công bố thông tin quyết định cưỡng chế thu hồi đất tại thị trấn Cẩm Khê

Ngày 6/1, UBND huyện Cẩm Khê tổ chức hội nghị công bố thông tin thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 4 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê để thực hiện Dự án Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao.Hội nghị công bố thông tin thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với...

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất