Powered by Techcity

Phát triển kinh tế hợp tác xã gắn với Chương trình OCOP – Kỳ I: Lợi ích kép từ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX) gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP) được xác định là chương trình trọng tâm trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm nông thôn, gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đó, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển cả về chất và lượng.

Sản phẩm OCOP của HTX dịch vụ sơ chế và tiêu thụ rau an toàn Tứ Xã đã có mặt trong hệ thống siêu thị.

“Gắn sao” cho sản phẩm HTX

Sau gần 5 năm triển khai trên địa bàn tỉnh, Chương trình OCOP đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng, nhận thức của thành viên HTX về ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển các sản phẩm OCOP được nâng lên rõ rệt. Để tạo bước đột phá, khẳng định dấu ấn địa phương trên từng sản phẩm, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành chức năng trong tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tư vấn hỗ trợ, triển khai đăng ký sản xuất sản phẩm chủ lực tham gia Chương trình OCOP; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, tư vấn, xác định sản phẩm chủ lực, thiết kế mẫu mã, bao bì, tem nhãn, thủ tục hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm, cách thức xây dựng thương hiệu sản phẩm… Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các HTX đã nỗ lực, vượt khó để sản phẩm có “sao”. Toàn tỉnh hiện đã có 235 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên, trong đó có 127 sản phẩm của HTX (có 30 sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 4 sao, 97 sản phẩm hạng 3 sao, chiếm 49,03% tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh).

Đến thăm HTX sản xuất, chế biến chè Phú Thịnh, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ – HTX liên tiếp có 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao trong giai đoạn 2021-2023, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm chè xanh có sự đổi thay rõ rệt từ bao bì đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay, HTX đang trồng, chăm sóc 25ha chè chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP như: LDP1, Kim Tuyên, Hương Bắc Sơn… Sản lượng hàng năm đạt khoảng 250 tấn chè búp tươi, tương đương 50 tấn chè xanh thương phẩm. Ông Nguyên Hữu Hồng – Giám đốc HTX cho biết: Quá trình thực hiện để đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, đòi hỏi HTX phải chuẩn hóa từ vùng nguyên liệu, phân bón hữu cơ, quá trình phun thuốc sinh học và quy trình chế biến sản phẩm. Để tạo ra những sản phẩm chất lượng và giá trị, các sản phẩm OCOP được kiểm tra chặt chẽ về quy trình trong tất cả các bước, từ chất lượng, bao bì đến các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ…

Cùng chung mục tiêu xây dựng sản OCOP, HTX dịch vụ sơ chế và tiêu thụ rau an toàn Tứ Xã, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đồng thời đẩy mạnh liên kết mở rộng diện tích, đảm bảo sản xuất theo quy trình thống nhất, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, sẵn sàng cạnh tranh với các thương hiệu, nhãn hiệu khác trên thị trường. Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Giám đốc HTX thông tin: Hiện nay, HTX đã có 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao gồm: Rau mồng tơi, rau cải bó xôi, măng tây, dưa lê, rau cần tây. Sản phẩm được tiêu thụ tại các siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh. Để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu, HTX phấn đấu chuẩn hóa thêm nhiều sản phẩm mới, nâng hạng sản phẩm cải bó xôi và măng tây từ tiêu chuẩn OCOP 3 sao lên tiêu chuẩn OCOP 4 sao với hy vọng sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Có thể thấy, việc “gắn sao” là việc làm cần thiết, thể hiện sự đầu tư và chú trọng trong các khâu sản xuất, kinh doanh của các HTX; là động lực để các chủ thể OCOP thay đổi phong tục tập quán canh tác, tìm tòi, áp dụng các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình tạo ra sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

HTX sản xuất và kinh doanh bưởi Chí Đám, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng sử dụng phòng trừ dịch bệnh bằng các biện pháp sinh học để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP 4 sao.

Gia tăng giá trị, phát triển bền vững

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây bưởi, những năm qua, không ít thành viên của 13 HTX trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã cùng nhau trồng, mở rộng diện tích cây bưởi. Đến nay, toàn huyện có khoảng 2.450ha, trong đó diện tích bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu chiếm khoảng 1.400ha, bưởi Diễn trên 800ha, còn lại là một số giống bưởi khác như bưởi Xuân Vân, bưởi da xanh…

Nhằm duy trì và giữ vững chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận của các HTX, huyện Đoan Hùng chỉ đạo các HTX tiếp tục trồng bưởi sản xuất theo hướng an toàn, tạo ra mẫu mã quả đẹp, chất lượng tốt; hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc; thực hiện cơ chế hỗ trợ và tìm đầu ra ổn định, đặc biệt là trên các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích để ổn định đầu ra, giúp người dân yên tâm canh tác.

Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2021 đến nay, huyện đã công nhận 25 sản phẩm của 23 chủ thể sản xuất, trong đó có trên 56% chủ thể là HTX. Trong số các HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, huyện có 8 sản phẩm OCOP từ cây bưởi, riêng sản phẩm bưởi Bằng Luân của Hợp tác xã dịch vụ sản xuất, kinh doanh bưởi đặc sản Bằng Luân, bưởi Sửu Chí Đám của HTX sản xuất và kinh doanh bưởi Chí Đám đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 4 sao.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi được công nhận, ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc HTX sản xuất và kinh doanh bưởi Chí Đám khẳng định: “Giá trị kinh tế của sản phẩm bưởi sau khi được đánh giá, xếp hạng OCOP đã tăng từ 20% trở lên so với trước đây, doanh thu từ sản phẩm bưởi cũng tăng 10 – 20%. Nhờ đó, đã có nhiều vườn bưởi đặc sản, bưởi Diễn của các thành viên HTX trồng trên 15 năm, cho thu nhập bình quân 250 – 300 triệu đồng/ha/năm”.

Lợi ích kép từ Chương trình OCOP đối với các HTX đã được khẳng định, giúp người dân thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, chuyển từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang hướng hàng hóa, tăng giá trị, sức cạnh tranh cho sản phẩm. Đặc biệt, phát triển kinh tế HTX của tỉnh luôn gắn với Chương trình OCOP phát triển cây trồng, vật nuôi đặc trưng. Nhiều HTX đã có doanh thu, lợi nhuận hàng năm cao, tạo việc làm ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế cho HTX và các thành viên. Đây cũng là môi trường thuận lợi kết nối các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương với người tiêu dùng trong cả nước.

Theo bà Vũ Thị Minh Tâm – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh, việc triển khai Chương trình OCOP đã tiếp thêm động lực cho các HTX đầu tư phát triển sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh, mang đậm nét văn hóa của các địa phương; chủ động nâng cấp về chất lượng, mẫu mã, bao bì và định hướng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhờ sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng và sự năng động của các HTX nhiều sản phẩm OCOP mới đã ra đời, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của các HTX theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các HTX gắn với Chương trình OCOP vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.

Kỳ II : Đổi mới để thích ứng

Nhóm PV
Nguồn: https://baophutho.vn/ky-i-loi-ich-kep-tu-chuong-trinh-moi-xa-mot-san-pham-211637.htm

 

Cùng chủ đề

“Nâng sao” cho sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh, gắn liền với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sao của sản phẩm OCOP đánh giá chất lượng, sức cạnh tranh và tiềm năng mà sản phẩm đó đang có.Với mục tiêu duy trì, từng bước nâng cao chất lượng, phát triển và khẳng định thương hiệu trên thị trường, việc nâng sao cho...

Nâng cao giá trị nông sản qua xúc tiến thương mại

Để nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng xu thế sản xuất nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới, xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng. Nhờ đa dạng hóa các kênh tiêu thụ, thu nhập của nông dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên, góp phần xây dựng nông thôn mới.Người tiêu dùng tham quan gian hàng nông sản của Phú Thọ tại Hội chợ làng nghề - sản phẩm...

Hội nghị kết nối giao thương, giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP

Ngày 18/9, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị kết nối giao thương, giới thiệu quảng bá sản phẩm chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh năm 2024.Toàn cảnh hội nghịThực hiện chương trình OCOP, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ, người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP...

Phát triển toàn diện từ xây dựng nông thôn mới

Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, nhất là tính tự giác, chủ động, phát huy cao vai trò chủ thể của người dân, huyện Phù Ninh đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, tạo dấu ấn rõ nét trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).Nhà văn hóa khu 4, xã Phú Nham được đầu tư xây dựng,...

Tạo tiền đề cho kinh tế tập thể phát triển

Thời gian qua, các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) phát triển của Trung ương, của tỉnh và huyện được rà soát, sửa đổi, bổ sung, phù hợp với nhu cầu hỗ trợ, trình độ phát triển của các HTX, tạo tiền đề để KTTT phát triển toàn diện.Trong đó có các chính sách hỗ trợ riêng và nội dung lồng ghép vào các...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

Giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đã có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Nhờ nguồn vốn vay và hỗ...

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Giới thiệu phần mềm chuyển đổi số Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan; đại diện các huyện, thành, thị và các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày chi tiết về các tính năng nổi bật...

Hơn 20 nhà hàng, quán ăn ký cam kết không kinh doanh, giết mổ động vật hoang dã và chim di cư

Hiện nay, toàn huyện Thanh Sơn có hơn 20 nhà hàng, quán ăn. Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết nhằm chủ động phòng ngừa tình trạng buôn bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật rừng hoang dã trái phép trên địa bàn.Lực lượng kiểm lâm huyện tuyên truyền, tổ chức cho chủ các nhà hàng ký cam kết không kinh doanh, giết mổ các loài động vật hoang...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất