Powered by Techcity

Giỗ Tổ Hùng Vương – hành trình từ tín ngưỡng dân gian thành Quốc lễ

Năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm tự hào vô hạn của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kết quả kiểm kê bước đầu năm 2005 do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) công bố, cả nước có 1.417 địa điểm thờ cúng Vua Hùng và các nhân vật lịch sử thời đại Hùng Vương dựng nước; trong đó tỉnh Phú Thọ có trên 300 di tích.

Thời đại phong kiến, Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được chính quyền Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp đứng ra tổ chức tại Đền Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương - hành trình từ tín ngưỡng dân gian thành Quốc lễ

Du khách thập phương hành hương về Giỗ Tổ. (Ảnh: Trà My)

Theo dòng lịch sử, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” dù được hình thành dưới hình thức sơ khai nhất cũng đã cách ngày nay trên 2000 năm (năm 258 Tr. CN). An Dương Vương “…do cảm kích trước việc nhường nước của Hùng Duệ Vương, công đức lớn như trời đất, bèn cử giá đến núi Nghĩa Lĩnh lập đền đài lấy làm nơi thờ tự của nước; dựng hai cột đá ở giữa núi, chỉ lên trời mà khấn rằng: Nguyện có trời cao lồng lộng soi xét không bao giờ sai, nước Nam sẽ trường tồn, miếu thờ Hùng Vương sẽ còn mãi, nếu về sau các Vua kế trị mà trái ước bội thể, thì búa giăng, rừu gió sẽ trừng phạt để không phụ lời thề của người đời trước” (theo Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng – Bản dịch của Viện nghiên cứu Hán nôm ngày 15/2/2002).

Tới thời Hồng Đức Hậu Lê, khi vua Lê Thánh Tông xác lập Nho giáo là hệ tư tưởng rường cột của quốc gia Đại Việt thì “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được chính thức hoá bằng pháp luật. Năm 1470 Vua sai Hàn lâm viện Trực học sỹ Nguyễn Cố soạn “Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng” (Hùng đồ thập bát diệp Thánh vương Ngọc phả cổ truyền). Từ đây Vua Hùng đã trở thành bậc đế vương muôn đời của nước Việt, có tông phả giữa thế gian, trời, đất. Song việc thờ cúng Hùng Vương, Nhà nước vẫn giao cho dân sở tại tổ chức. Ngọc phả ghi: “Từ Triệu Vũ (Triệu Đà) kế đến các triều Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến Hoàng triều ta, đều chuẩn y cung miếu điện, cùng làng Trung nghĩa của bản xã, là dân Tạo lệ đồng trà… đều giữ theo lệ cũ phụng thờ để làm thọ mạch nước, lưu tiếng thơm vạn đời, thịnh vượng thay !” (theo Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng – Bản dịch của Viện nghiên cứu Hán nôm ngày 15/2/2002).

Giỗ Tổ Hùng Vương - hành trình từ tín ngưỡng dân gian thành Quốc lễ

Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các địa phương vùng ven Khu di tích.

Năm 1479, trong “Đại Việt sử ký toàn thư” nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã đưa họ Hồng Bàng vào chính sử. Đó là bước phát triển vượt bậc trong ý thức hệ tư tưởng của văn hóa Việt Nam. Từ đây, Vua Hùng được tôn là Thánh Tổ; nhân dân ta trên khắp mọi miền đất nước đã xây dựng đền thờ Vua Hùng và các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước. Đền Hùng được lưu giữ Ngọc phả Hùng Vương và dân xã Hy Cương được ban là dân “Trưởng tạo lệ”.

Đầu thế kỷ XX, triều đình nhà Nguyễn giao cho Bộ Lễ chính thức định ngày Quốc tế – Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Cũng tại văn bản này Bộ Lễ đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng kỷ niệm gồm các quan liệt hiến trong tỉnh cùng các quan viên trong các phủ, huyện của tỉnh, Phẩm phục, Lễ nghi, Lễ phẩm, số tiền do Nhà nước cấp… để tổ chức Giỗ Tổ hàng năm. Như vậy, từ năm 1917, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ tín ngưỡng dân gian đã trở thành “Quốc lễ”.

Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”; tu bổ, tôn tạo Đền Hùng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương.

Năm 1946, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm là ngày lễ chính thức của dân tộc và cho phép viên chức Nhà nước được nghỉ lễ, hưởng nguyên lương.

Năm 1962 Đền Hùng được xếp hạng là Di tích quốc gia (đợt 1).

Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP (ngày 6/11/2001) về nghi lễ Nhà nước trong đó có quy định chi tiết nghi lễ tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương.

Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ Luật lao động cho phép người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.

Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1272/QĐTTg ghi danh Đền Hùng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Năm 2012, UNESCO ghi danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2012, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL ký Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể (đợt 1). Theo đó, di sản văn hóa phi vật thể “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Từ những năm cuối thế kỉ XX đến nay, các công trình kiến trúc Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng, chùa Thiên Quang được đại trùng tu. Các công trình kiến trúc thờ tự, quy tụ những giá trị văn hóa tâm linh về nơi cội nguồn được xây dựng: Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn (2004), Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim (2007); bức phù điêu có hình tượng Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong tại ngã 5 Đền Giếng (2001; 2022)… Như vậy, có thể thấy Đền Hùng là nơi thực hành “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” sớm nhất, quy mô nhất và tồn tại bền vững trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Qua hàng ngàn năm lịch sử, được Nhà nước đồng thuận, nhân dân đồng lòng đã bảo vệ, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị văn hóa Hùng Vương trong sự nghiệp xây dựng và bảo về đất nước Việt Nam tươi đẹp, hùng mạnh.

Phạm Bá Khiêm

Cùng chủ đề

Rộn ràng giỗ tổ gốm Chăm

Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ nghề gốm, tưởng nhớ công ơn tiền nhân dày công sáng tạo, truyền dạy cho con cháu ngày nay. Không khí giỗ tổ gốm Chăm Bàu Trúc diễn ra rộn ràng từ khu dân cư đến đền thờ Pô Klong...

Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Theo truyền thống "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba", sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính  về dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ dâng hương do Đảng bộ, chính quyền và...

Phú Thọ tăng cường đảm bảo an ninh trật tự phục vụ du khách về lễ hội Đền Hùng

Dự báo trong ngày chính lễ, lượng khách về Đền Hùng sẽ rất đông. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẵn sàng các phương án để người dân đi lại thuận lợi, an toàn. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng từ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hội Xoan 2024 – Miền Di sản”

Tối 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Công ty TNHH Phuonglly Media tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hội Xoan 2024 - Miền Di sản”. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao dải băng Đại sứ quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2024 cho Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2021 Lý Kim Thảo. Tới dự chương trình có các đồng...

Triển lãm mỹ thuật “Quê hương, đất nước, con người Phú Thọ”

 14/4 (tức mùng 6/3 năm Giáp Thìn), tại Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích lịch sử Đền Hùng), Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Quê hương, đất nước, con người Phú Thọ”. Các đại biểu cắt băng khai trương triển lãm mỹ thuật. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Dương Hoàng Hương tặng hoa chúc mừng triển lãm. Tới dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh...

Cùng tác giả

Phú Thọ tăng cường đảm bảo an ninh trật tự phục vụ du khách về lễ hội Đền Hùng

Dự báo trong ngày chính lễ, lượng khách về Đền Hùng sẽ rất đông. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẵn sàng các phương án để người dân đi lại thuận lợi, an toàn. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng từ...

Trình diễn văn hoá nghệ thuật các dân tộc Việt Nam phục vụ Lễ hội Đền Hùng

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 năm Giáp Thìn), tại khu vực Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” ở ngã 5 Đền Giếng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra chương trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc của Đoàn Văn hoá nghệ thuật truyền thống Trường Xuân (Hà Đông, Hà Nội) nhằm phục vụ du khách thập phương hành hương về Đền Hùng. Tiết mục múa...

Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI năm 2024

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 âm lịch), Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; các thành viên Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ...

Mâm cơm Giỗ Tổ Hùng Vương – Nét đẹp văn hóa của người dân Phú Thọ

Với tấm lòng thành kính, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, người dân thành phố Việt Trì sẽ chuẩn bị mâm cơm đoàn viên để tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nét đẹp văn hóa này cũng đang được lan tỏa ở các địa phương trong cả nước. Với người dân ở các xã gần Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, việc sửa soạn mâm cỗ tri ân các Vua Hùng đã...

Độc đáo nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Ngay từ sáng sớm các đoàn rước kiệu của các xã, phường vùng ven thực hiện nghi lễ rước kiệu và dâng sản vật địa phương...

Cùng chuyên mục

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày có mưa vài nơi

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 19-22 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Hồ Gươm mờ ảo trong sương mù.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/1, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, riêng vùng...

Bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Phù Ninh, Hội Khuyến học thành phố Việt Trì và Công ty TNHH JNTC Vina tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho gia đình em Nguyễn Sinh Hùng tại khu 4, xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) và gia đình em Nguyễn Kim Thành tại khu Phong Châu, phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì).Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất