Powered by Techcity

Đặc sản gỏi cá chép Hùng Lô

Phú Thọ là vùng đất có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những món ăn truyền thống được chế biến theo phong cách riêng của dân tộc mình; điều đó tạo ra cho ẩm thực vùng Đất Tổ phong phú, đa dạng và hấp dẫn.

Ngày nay, du khách ngoài việc tham quan, trải nghiệm hoặc vui chơi giải trí còn được thưởng thức những món ăn thổ sản đặc sắc của địa phương nơi mình đã đến. Đó là những món ăn mang đậm tính vùng miền và được chế biến đúng theo phương thức cổ truyền riêng. Làng cổ Hùng Lô – mảnh đất hơn 300 năm tuổi nằm bên bờ sông Lô, cách Đền Hùng gần 5km đường chim bay. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử, nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ, di tích lịch sử cấp quốc gia đã được công nhận từ năm 1990. Tương truyền, đây vốn là nơi Vua Hùng cùng công chúa và các quần thần dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến du ngoạn. Vua thấy nơi này trù phú, cây cối tốt tươi, lại có khí thiêng từ lòng đất bốc lên nên cho đây là chốn địa linh. Trên mảnh đất này, dân làng đã dựng miếu thờ Vua Hùng để đời đời tri ân công đức Vua Tổ. Đến thời vua Lê Hy Tông, đình được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh.

Người dân nơi đây, luôn có truyền thống giàu lòng mến khách. Sự hiếu khách được chủ nhà thể hiện qua những món ăn truyền thống của vùng, miền ven sông Lô, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến một món ăn dân dã “Gỏi cá Chép sông Lô”. Ai đã một lần trong đời được thưởng thức món ăn này chắc hẳn đều ấn tượng bởi vị bùi, giòn, ngọt mang đậm chất quê.

Nguyên liệu để chế biến món ăn này hết sức đơn giản nhưng quy trình chế biến thì vô cùng công phu, phức tạp. Việc đầu tiên là phải chọn lựa cá, cá làm gỏi phải là loại cá chép sông Lô, vì loại cá này khi sống ở môi truờng tự nhiên rộng lớn bao giờ thịt cũng thơm và săn chắc. Trọng lượng trung bình mỗi con từ 1,5 đến dưới 3kg là vừa, vì cá to xương sẽ cứng, thịt dai; còn cá nhỏ thì thịt sẽ mủn, nhũn khó làm.

Trước tiên, cá được rửa sạch, bóc mang và chặt hết vây, đánh sạch vẩy, không được rửa lại bằng nước lã. Sau đó, cá được lọc phần thịt 2 bên lườn. Lựa đưa mũi dao sắc nhọn lách từng lát thịt khỏi các đoạn xương rồi thả vào một chiếc chậu chứa nước pha muối và dấm để ngâm khoảng 10 phút cho hết mùi tanh của cá. Những miếng thịt trắng, điểm phớt hồng sau khi vớt ra được lau khô bằng vải sạch rồi bọc trong từng tờ giấy mỏng để tiếp tục thấm khô. Khi thịt cá đã khô nước, đem ra thái thành từng lát vừa phải, trộn đều với nước gừng tươi ép nguyên chất và giềng tươi thái nhỏ, cho thêm chút lá chanh và muối trắng, tiếp tục trộn đều cùng với thính gạo rang giã nhỏ.

Bước tiếp theo là làm nước sốt, món ăn kèm với cá. Nguyên liệu để làm món này phải là cá chuối hoa. Thịt cá lọc thành miếng thái nhỏ. Xương cá chuối và xương cá chép đã lọc thịt đưa vào cối giã nhỏ, lọc bỏ hết bã, sau đó cho vào nồi đất ninh cùng thịt cá chuối hoa cho tới khi đặc sánh là được.

Nước cho vào nồi ninh là nước hỗn hợp gồm có nước lã lấy từ giếng đá, mật mía de, một ít mẻ chua và ít muối trắng có tỷ lệ phù hợp. Dùng bếp củi đun nhỏ lửa và phải chú ý để nồi nấu không bị cháy. Đây mới là cốt lõi để toát lên những giá trị tinh hoa đặc sắc của món gỏi cá Hùng Lô.Bước cuối cùng của quy trình là chuẩn bị rau thơm.

Ở làng, trong vườn của gia đình nào cũng luôn có sẵn một số loại cây ăn trái, đặc biệt là rau thơm, rau để ăn kèm với cá. Các loại rau thơm này vừa là rau ăn đồng thời còn là vị thuốc nam có tác dụng chữa một số bệnh thông thường về đường ruột theo kinh nghiệm dân gian. Rau thơm có nhiều loại, bao gồm: Lá võng cách, lá mơ tam thể, cúc tần, búp ổi, đinh lăng, mùi tàu, xương sông, lá lốt, lá và quả sung, bi chuối, quả chuối xanh, củ hành, húng dũi… với đủ vị cay, chua, chát, ngọt, bùi đều được hái từ trong vườn nhà.Khi tất cả công việc hoàn thành. Cá được trình bày lên đĩa, múc nước sốt ra bát, lá rau thơm để vào kề bên. Trong mâm, thêm bát nước chấm chanh ớt hoặc bát tương, đĩa muối trắng, củ hành thái lát mỏng…, tùy theo khẩu vị người ăn mà sử dụng.

Khi ăn ta có thể gói lá rau thơm cuốn cùng gỏi cá hoặc có thể lấy bánh đa nem để gói. Cách gói theo kiểu cuốn như làm bánh Ót (bánh tò te). Theo khẩu vị người ăn mà cuốn các loại rau và lượng cá cho phù hợp, cuốn vừa ăn từng miếng một. Cuốn xong lấy thìa múc nước sốt tưới lên trên cùng rồi gập lại, đưa vào miệng ăn. Tất cả hương vị cùng hòa tan, tạo nên những cảm xúc khó tả, kích thích từng vị giác.

Đầu tiên là vị bùi, thơm, hơi chát của các loại rau. Tiếp đến là độ giòn và ngọt của thịt cá. Thêm một chút cay cay của ớt quện với vị chua thanh và thơm của nước sốt cá. Thưởng thức Gỏi cá không đơn thuần chỉ là một món ăn ngon, bổ, mà món ăn này còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, nó như sự hội tụ đầy đủ những hương vị tinh ngon nhất của đất, của trời ban tặng cho người dân nơi đây.

Đĩa gỏi cá lại được bầy lên trên chiếc mâm ăn cơm bằng gỗ cùng với chai rượu trắng (rượu nấu Hùng Lô), tỏa men cay nồng, cùng với những người bạn tri kỷ hàn huyên tâm sự, thì quả là vô cùng thú vị.

Trong cuộc sống đương đại, bên cạnh những nỗi lo toan, bộn bề công việc, có gì hơn khi được tận hưởng những giây phút thư giãn, được đắm mình trong một không gian văn hóa yên bình, được tận hưởng không khí của một vùng quê đầm ấm, bên dòng sông Lô nước chảy trong xanh, nghe những làn điệu dân ca Xoan đằm thắm đắm say lòng người, được thưởng thức những món ăn truyền thống từ ngàn xưa như: Bánh chưng, bánh giầy, gỏi cá chép, bún mì gạo, rượu đế… Hùng Lô thì “Dù ai đi đâu về đâu. Cũng luôn nhớ về Đất Tổ”. Nhớ những món ăn tuy đơn sơ mộc mạc, nhưng nó đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của một làng quê truyền thống Việt Nam.

Phạm Bá Khiêm

Cùng chủ đề

Quy tắc bàn tay vàng

Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024) vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng cho các xã nằm trong vùng dự án.Tại các lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn vận hành và quản...

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội hiện nay được các chuyên đánh giá là có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội có...

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chỉ gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025, không khí tại các vườn đào trên địa thành phố Việt Trì đang trở nên hối hả, nhộn nhịp. Các hộ dân đang gấp rút thực hiện công đoạn tuốt lá để đảm bảo những cây đào sẽ nở hoa đúng dịp Tết.Tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì hiện có hai hộ trồng đào bán vào dịp Tết 2025, trong đó, gia đình bà Nguyễn Thị Chúc...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

5 đặc sản Phú Thọ ngon lạ miệng, khách vừa ăn đã muốn mua ngay làm quà

Đặc sản Phú Thọ nổi tiếng với nhiều món ăn tuy dân dã nhưng hương vị lạ miệng, khó có thể tìm thấy ở tỉnh thành nào khác như thịt chua Thanh Sơn, cọ ỏm, rau sắn, bưởi Đoan Hùng, bánh tai,… Thịt chua Thanh Sơn Nhắc đến đặc sản Phú Thọ, người ta nhớ ngay tới món thịt chua nổi tiếng của vùng đất Thanh Sơn. Đây là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc của bà con...

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mâm cúng Tết Đoan Ngọ có đầy đủ hoa quả tươi, xôi, rượu cái nếp cẩm, nếp hoa vàng... với nhiều mẫu mã, hình thức bắt mắt, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ) là một trong những ngày Tết đặc biệt theo quan niệm dân gian của người Việt được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày 5/5 âm...

Hạt nếp đặc sản Phủ Đoan

Xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho các giống lúa, trong đó giống lúa nếp Khoái Đen đặc sản đạt chất lượng OCOP 3 sao. Hương vị thuần khiết của giống lúa chính gốc bản địa cùng chất đất tự nhiên tạo cho hạt nếp Khoái Đen đạt độ thơm ngon, dẻo mềm độc đáo. Cánh đồng lúa nếp Khoái Đen tại khu Đoàn Kết. Giống bản địa có từ lâu đời,...

Mâm cơm tri ân Vua Hùng – nét đẹp văn hóa của người dân đất Tổ

Với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, cứ đến dịp Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, đông đảo người dân trên quê hương Đất Tổ nói chung và xã Hùng Lô nói riêng lại thành kính sửa soạn mâm cơm thắp hương tri ân công đức các Vua Hùng và bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước. Từ năm 2019, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương đã vận...

Thảo thơm thứ bánh vuông, tròn

Bánh chưng, bánh giầy luôn có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt, là sản vật không thể thiếu trong tục thờ cúng tổ tiên và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề làm bánh chưng, bánh giầy vẫn luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển ở nhiều miền quê trong cả nước. Tại Phú Thọ, từ tháng 5/2023, nghề làm bánh...

Khai mạc triển lãm tranh cổ động tấm lớn và điểm lưu diễn hội thi tuyên truyền lưu động

Tối 27/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn và điểm lưu diễn Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Các đại biểu tặng hoa cho các đoàn tham gia tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tới...

Pẻng nẳng – món quà dẻo thơm từ vùng đất Phục Cổ Minh Hòa

Bánh nẳng trong tiếng Mường gọi là “pẻng nẳng”, là loại bánh có nguồn gốc từ lâu đời của người dân tộc Mường xã Minh Hòa, huyện Yên Lập. Bánh có màu vàng óng như mật ong, trong như hổ phách thường được chấm kèm mật mía sánh mịn là món ăn đặc sắc, ấn tượng để ai đã một lần thưởng thức cũng nhớ mãi không quên. Theo truyền thống của người Mường nơi đây, pẻng nẳng là một...

Phú Thọ có ba món ăn vào top 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I - 2022 thuộc Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024”. Giai đoạn I, đề án đã nhận được 421 đề cử món ẩm thực được gửi đến từ 60/63 tỉnh, thành, qua đó,...

Đuông cọ – Đặc sản Đất Tổ hiếm có khó tìm

Cây cọ là loài cây thân thuộc trong đời sống của người dân Phú Thọ. Từ cây cọ, người dân có thể chế biến những món ăn dân dã mà đậm đà hương vị. Trong đó phải kể đến một món ăn độc, lạ, mang đặc trưng của vùng đất trung du mà thực khách muốn ăn phải đợi nhiều ngày mới có, đó là món nhộng cọ hay còn gọi là đuông cọ. Để có được món ăn từ...

Độc đáo ẩm thực Thanh Thủy

Thanh Thủy (Phú Thọ) được thiên nhiên ban tặng cho nguồn sản vật phong phú, đa dạng, tạo nên nhiều món ăn đặc sắc, hấp dẫn, từ những món thủy sản đặc trưng nơi sông Đà trong mát đến các món ăn mộc mạc, dân dã thôn quê, ghi dấu ấn riêng độc đáo trong bức tranh văn hóa ẩm thực vùng Đất Tổ. Bợ thơm ngon nức tiếng, thường được du khách mua về làm quà. Mang hương vị, dấu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất