Powered by Techcity

Đậm đà bánh sắn Hiền Lương

Khoảng ba, bốn mươi năm về trước, bánh sắn vốn là thức ăn chỉ dành cho người nghèo khó. Thời bấy giờ, người ta thường xay sắn khô thành bột, nhào với nước đến độ mềm, dẻo nhất định rồi nặn thành bánh, sau đó cho vào hấp để ăn thay thế cho cơm. Để bánh nhanh chính, khi hấp, người ta thường lấy đũa chọc lỗ vào giữa chiếc bánh, từ đó có tên bánh sắn nhân “đũa”. Sau này, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ấm no hơn nên bẵng đi một thời gian dài, ít người còn nhớ đến chiếc bánh sắn thuở nào. Cho đến vài năm trở lại đây, món quà quê dân dã ấy bắt đầu quay lại, trở thành đặc sản của Phú Thọ bên cạnh thịt chua, rau sắn, cá thính, cọ ỏm, trám kho cá… Bánh sắn ngày nay không còn là loại nhân “đũa” ngày trước mà có hai loại mặn và ngọt, cho người tiêu dùng có sự lựa chọn tùy theo sở thích.

Cơ sở sản xuất bánh sắn Chiến Tú, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa cung cấp cho thị trường trung bình khoảng 30.000 chiếc/tháng mang lại doanh thu trên 130 triệu đồng.

Một trong những vùng đất có truyền thống và hiện có tới hàng chục hộ đang hành nghề làm bánh sắn, mỗi tháng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh vài chục nghìn chiếc bánh sắn là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Đến cổng đền Mẫu Âu Cơ, du khách sẽ bắt gặp các điểm bán hàng, sắp lễ đều giới thiệu món bánh sắn truyền thống của vùng đất giàu truyền thống này. Chị Lăng Thị Minh Tú, chủ cơ sở sản xuất bánh sắn ở xã Hiền Lương chia sẻ: Khoảng bốn, năm năm trở lại đây, nhiều người khi về viếng thăm đền Mẫu thường hay hỏi và muốn mua bánh sắn để làm quà. Vốn gia đình tôi có nghề làm bánh sắn nên tôi quyết định làm các loại bánh sắn nhân mặn và ngọt để bán.Cũng theo chị Tú cho biết: Bánh sắn nhân ngọt thường được làm từ các loại nguyên liệu như đỗ xanh dừa, nhân đậu đen, đậu đỏ, nhân chuối hoặc nhân lạc vừng,… Còn bánh sắn nhân mặn thì cầu kỳ hơn, có thể biến tấu từ nhiều nguyên liệu khác như thịt lợn với đậu xanh, nhân thịt băm và mộc nhĩ. Mỗi kiểu nhân sẽ mang lại hương vị khác nhau cho món ăn nhưng phổ biến và được yêu thích nhất vẫn là bánh sắn nhân thịt băm mộc nhĩ. Bánh sau khi làm nếu khách ăn tại chỗ sẽ được hấp chín còn bánh sống sẽ được đóng 20 chiếc/hộp, hút chân không để tiện cho việc bảo quản và vận chuyển đi xa. Giá của bánh sắn nhân ngọt là 2.000 đồng/chiếc; nhân mặn là 5.000 đồng/chiếc.Theo thống kê chưa đầy đủ, ở xã Hiền Lương có hơn chục hộ làm bánh sắn, trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 7.000-8.000 chiếc, trong đó riêng cơ sở sản xuất bánh sắn của gia đình chị Tú đạt khoảng 1.000-1.200 chiếc bánh, lúc cao điểm vào lễ hội, có ngày cơ sở của chị tiêu thụ được trên 3.000 chiếc. Bánh sắn Hiền Lương không chỉ bán tại chỗ mà đã có mặt ở thị trường nhiều tỉnh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Đà Nẵng, Hải Dương… Chị Dương Thị Bích, ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên cho biết: Cách đây một thời gian, tôi được một người bạn quê Phú Thọ biếu ít bánh sắn ăn thử và bị chinh phục bởi món ăn này bởi hương vị rất riêng của nó. Nhân dịp hành hương về đền Mẫu, tôi mua và đem về mời mọi người xung quanh ăn thử, hầu như ai cũng thích. Vốn hành nghề kinh doanh online nên tôi đã liên hệ và phối hợp với cơ sở Chiến Tú để bán thêm mặt hàng này. Hiện trung bình mỗi ngày tôi có thể bán từ 300-400 cái.

Nhận thấy đây là một sản phẩm đặc trưng riêng của vùng đất Hiền Lương, còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng sản xuất, nguồn nguyên liệu dồi dào và sẵn có ngay tại địa phương, UBND huyện Hạ Hòa đã giao cho các cơ quan chuyên môn hỗ trợ cơ sở Chiến Tú thành lập HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Chiến Tú, hướng dẫn họ xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận bánh sắn là sản phẩm OCOP. Đồng thời thu hút thêm các hộ cùng làm nghề để thuận tiện trong quản lý, sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Văn Thanh Quân, Trưởng phòng NN & PTNT cho biết: So với các sản phẩm OCOP khác như chè, trái cây… thì sản phẩm bánh sắn là sản phẩm có tính chất đặc thù của địa phương; nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào; cơ hội mở rộng thị trường rất lớn. Xây dựng thành công OCOP cho bánh sắn góp phần đa dạng hóa sản xuất ở khu vực nông thôn, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, góp phần xây dựng thành công xã NTM nâng cao.

Quân Lâm

Cùng chủ đề

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội hiện nay được các chuyên đánh giá là có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội có...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Tân Sơn (Phú Thọ) tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục, bảo vệ trẻ em

Vừa qua, Hội LHPN huyện Tân Sơn phối hợp với huyện Đoàn, Hội Đồng đội, Công an huyện Tân Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục, bảo vệ trẻ em và Khai mạc Hè năm 2024. Bà Định Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và các em thiếu nhi Hướng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề: "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ...

6 tháng, doanh thu từ du lịch ước đạt 2.697 tỷ đồng

Theo báo cáo của Sở VHTT&DL, doanh thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 2.697 tỷ đồng, ước tăng 13% so cùng kỳ. Đoàn presstrip “về với cội nguồn dân tộc” trải nghiệm Tour đêm Đền Hùng. Cụ thể, hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tích cực, nhiều khởi sắc. Trong 6 tháng, Sở VHTT&DL đã hướng dẫn các địa phương triển...

56 tác phẩm xuất sắc được trao giải Báo chí tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV

Ngày 17/6, Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ phối hợp với Hội đồng Giải báo chí tỉnh tổ chức trao Giải báo chí tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, Giải báo chí về công tác xây dựng Đảng năm 2024 và gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. 03.06.2024 Trailer Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ Hai 23.05.2024 Công bố thể lệ...

5 đặc sản Phú Thọ ngon lạ miệng, khách vừa ăn đã muốn mua ngay làm quà

Đặc sản Phú Thọ nổi tiếng với nhiều món ăn tuy dân dã nhưng hương vị lạ miệng, khó có thể tìm thấy ở tỉnh thành nào khác như thịt chua Thanh Sơn, cọ ỏm, rau sắn, bưởi Đoan Hùng, bánh tai,… Thịt chua Thanh Sơn Nhắc đến đặc sản Phú Thọ, người ta nhớ ngay tới món thịt chua nổi tiếng của vùng đất Thanh Sơn. Đây là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc của bà con...

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mâm cúng Tết Đoan Ngọ có đầy đủ hoa quả tươi, xôi, rượu cái nếp cẩm, nếp hoa vàng... với nhiều mẫu mã, hình thức bắt mắt, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ) là một trong những ngày Tết đặc biệt theo quan niệm dân gian của người Việt được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày 5/5 âm...

Dẻo thơm bánh sắn Phong Châu

Đến với huyện Phù Ninh không thể không nhắc đến bánh sắn Phong Châu, sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2024 của tỉnh.

Tăng cường trải nghiệm Hát Xoan cho học sinh

Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tổ chức cho học sinh tham quan, giao lưu, trải nghiệm Hát Xoan tại các phường Xoan cổ. Qua đó, giáo dục các em về việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hát Xoan. Cùng với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan đã được biên soạn và đưa vào chương trình Giáo dục địa phương của tỉnh Phú Thọ, theo...

Chung kết môn bóng rổ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X

Sáng 13/5, chung kết bóng rổ khối THCS trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - Khu vực I đã được tổ chức tại Nhà đa năng Trường THPT Kỹ thuật Việt Trì. BTC trao huy chương cho các VĐV đoạt giải tại nội dung nữ. Trận đấu diễn ra giữa đội Bắc Giang và Điện Biên ở nội dung nam, Phú Thọ và Bắc Giang ở nội dung nữ. Các VĐV thi đấu theo thể...

Lấy ý kiến tham gia dự án Luật Di sản văn hóa

Ngày 14/5, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Thành Nam - TUV, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thành Nam chủ trì hội nghị Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua...

Tin nổi bật

Tin mới nhất