Powered by Techcity

30 năm thực hiện các mục tiêu dân số và phát triển


Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7:

Năm 1994, tại Cairo (Ai Cập) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD), 179 quốc gia trong đó có Việt Nam đã thông qua chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực dân số và phát triển. Các quốc gia đều đồng thuận với quan điểm cho rằng cần đặt con người vào vị trí trung tâm và khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và phát triển.

Việc lồng ghép đầy đủ các vấn đề dân số vào các chiến lược phát triển, vào công tác lập kế hoạch, ra các quyết định và phân bổ nguồn lực ở các cấp, vùng nhằm giải quyết hợp lý các chỉ tiêu dân số, bao gồm tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu tuổi, mức sinh, mức chết, di cư… đều ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của phát triển con người, kinh tế và xã hội.

Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay được lựa chọn với Chủ đề: “Kỷ niệm 30 năm thực hiện Chương trình Hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển, Cairo 1994”.

30 năm thực hiện các mục tiêu dân số và phát triển

Diễu hành hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 tại thành phố Việt Trì.

Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay với Chủ đề: “Kỷ niệm 30 năm thực hiện Chương trình Hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển, Cairo1994” và chủ đề được Việt Nam lựa chọn là “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Trong 30 năm qua, Việt Nam đã áp dụng những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng và các nhóm dân cư.

Việt Nam cũng vừa vượt mốc 100 triệu dân; đã vượt qua các xu hướng toàn cầu về giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ trong 30 năm qua và tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt mức cao trên thế giới.

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì xung quanh mức sinh thay thế cho đến nay. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt.

Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam được nâng lên. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Từ năm 2017, bằng việc ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, công tác dân số của Việt Nam đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Cùng với cả nước, 30 năm qua, công tác dân số tỉnh Phú Thọ trải qua nhiều biến động, luôn nỗ lực và đạt nhiều kết quả quan trọng. Từ một tỉnh có tỷ lệ phát triển dân số cao ở miền Bắc, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2019 là 1,06% (Trung du miền núi phía Bắc: 1,26%, cả nước: 1,14%). Số con trung bình mỗi phụ nữ giảm và duy trì ở mức trên 2 con trên phạm vi cả tỉnh.

Thành công của công tác dân số đã làm thay đổi lớn cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số theo hướng có lợi cho sự phát triển. Cơ cấu dân số thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm còn 25%; tỷ lệ người từ 15-64 tuổi duy trì ở mức trên 65%, Phú Thọ bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007.

Cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng tích cực. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng từ 20,1% lên 53,1%; lao động nông nghiệp giảm từ 79,9% xuống còn 46,9%. Chất lượng dân số được cải thiện, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỉ suất tử vong trẻ em thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Đến nay, trên 60% bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp sớm một số bệnh, tật.

Tầm vóc thể lực của người dân trong tỉnh được cải thiện. Tuổi thọ trung bình tăng tương đương mức trung bình của cả nước. Phân bố dân số gắn với đô thị hóa, công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu lao động, giải quyết tình trạng mất cân đối lao động – việc làm. Tỷ lệ dân số đô thị tăng đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế – xã hội nhất là nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Công tác tuyên truyền, giáo dục và dịch vụ dân số được triển khai sâu rộng, thường xuyên ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức, cộng đồng, gia đình và từng cặp vợ chồng. Nội dung tuyên truyền thiết thực, sinh động đã đưa thông điệp “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con” lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội.

Mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số được phát triển rộng khắp, gần dân; chất lượng ngày càng cao. Phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được thay đổi căn bản từ cơ sở y tế công tuyến huyện đến trạm y tế xã và cơ sở y tế tư nhân. Phú Thọ là tỉnh tiên phong trong các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc triển khai thành công công nghệ hỗ trợ sinh sản.

30 năm thực hiện các mục tiêu dân số và phát triển

Phát tờ rơi tuyên truyền về SKSS/KHHGĐ trong chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn tại xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn.

Trong 30 năm, nhờ giảm sinh và duy trì mức sinh thấp toàn tỉnh đã tránh sinh trên 150.000 người, lớn hơn dân số bình quân của 1 huyện trong tỉnh. Kết quả đó đã tiết kiệm đáng kể các chi phí cho gia đình và xã hội, đối với tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách như Phú Thọ thì điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn để tăng đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội.

Kết quả thực hiện các mục tiêu dân số đã trực tiếp góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội của địa phương. Trong giai đoạn 2001-2010, GDP bình quân đầu người tăng 2,66 lần; giai đoạn 2011-2020, GDP năm 2020 tăng gần 2 lần (giá so sánh) và tăng gần 4 lần (giá hiện hành) so với năm 2011.

Nếu không thực hiện có hiệu quả công tác dân số thì quy mô dân số của tỉnh sẽ cộng thêm trên 150.000 người và GDP bình quân đầu người sẽ tăng thấp hơn trong những thập kỷ qua. Ngày nay, nhờ sinh ít con, phụ nữ có điều kiện để nâng cao sức khỏe, tham gia công tác xã hội.

Kết quả các kỳ tổng điều tra dân số cho thấy quy mô gia đình (số người bình quân của 1 gia đình) ngày càng nhỏ hơn đã giúp các gia đình tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy. Công tác dân số đã thực sự đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bền vững về môi trường; đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

Bên cạnh thời cơ, thuận lợi, công tác dân số của tỉnh cũng có nhiều khó khăn thách thức. Phú Thọ là tỉnh có quy mô dân số lớn (đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố), mật độ dân số cao: 435 người/km2 (cả nước: 321 người/km2), mức sinh vẫn còn cao. Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ ở tỉnh tiếp tục tăng trong nhiều năm tới sẽ trực tiếp tác động, tạo áp lực lên mục tiêu giảm sinh của tỉnh. Tâm lý muốn có nhiều con, ưa thích con trai, định kiến giới vẫn còn sâu sắc.

Tốc độ tăng nhanh dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nếu được tận dụng tốt; ngược lại, sẽ trở thành gánh nặng, dễ sinh các tệ nạn xã hội nếu không tận dụng được. Dân số vàng của tỉnh ta mới chỉ đạt tiêu chí về số lượng; chất lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế; chưa có giải pháp đồng bộ để phát huy lợi thế dân số vàng.

Tốc độ già hóa dân số nhanh trong khi các điều kiện kinh tế – xã hội chưa được chuẩn bị tốt để kịp thích ứng. Phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, hệ thống bảo trợ, an sinh xã hội chưa đáp ứng. Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa phát triển. Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng lan rộng, cả thành thị và nông thôn, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức khá cao. Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt sẽ gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển bền vững.

Di dân tác động đến quy mô, cơ cấu dân số và gây khó khăn cho địa phương cả nơi đi và nơi đến. Hạ tầng, chính sách xã hội ở nhiều đô thị, khu công nghiệp chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng dân số cơ học. Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư còn hạn chế.

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 22/12/2017 thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2516/KH-UBND, ngày 12/6/2020 về kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Phú Thọ thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ dân số-kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, đưa tỷ số giới tính khi sinh về gần mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.

Nguyễn Việt Phương

Chi cục trưởng Chi cục Dân số/KHHGĐ



Nguồn: https://baophutho.vn/30-nam-thuc-hien-cac-muc-tieu-dan-so-va-phat-trien-215161.htm

Cùng chủ đề

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Phú Thọ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2 025.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại Lễ phát động.Dự lễ phát động có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Tháo gỡ “rào cản” để đạt mục tiêu

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanhTrồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn đang là hướng phát triển bền vững được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ rừng góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, để tiếp tục chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang...

Thanh Sơn quan tâm thực hiện chính sách dân số

Xác định đầu tư cho nguồn lực con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, tập trung triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhờ đó, công tác dân số...

Cùng tác giả

Khai hội Đền Lăng Sương

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo một...

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Đàn Tịch điền, phường Minh Nông, TP Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đây là lễ hội duy nhất mang tính đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu của TP Việt TrìLễ hội Vua Hùng dạy...

Lễ hội truyền thống Đình Khoang năm 2025

Ngày 12/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng 15/2) xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn tổ chức lễ hội truyền thống Đình Khoang xuân Ất Tỵ năm 2025.Thực hiện nghi lễ tế tại sân đìnhĐình Khoang được xếp hạng Di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh, là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh và thân mẫu của ngài - Thánh Mẫu Đinh Thị Đen. Tản Viên Sơn Thánh hiệu Cao Sơn (tức Nguyễn Tuấn). Ông vừa là người...

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực

Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Vai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã...

Cùng chuyên mục

Khai hội Đền Lăng Sương

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo một...

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực

Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Vai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã...

Vì mục tiêu phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển...

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Bắc Bộ sương mù kéo dài, hiện tượng nồm ẩm sẽ sớm xuất hiện

Với thời tiết mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong không khí ở mức cao, không loại trừ khả năng xảy ra hiện tượng nồm ẩm ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ.Mưa phùn và sương mù xuất hiện từ sáng sớm khiến tầm nhìn bị hạn chế đối với người tham gia giao thông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ...

Nét đẹp văn hoá trong hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt

Cứ mỗi độ Xuân về, người Dao Tuyển ở xã Bản Phiệt lại mong chờ lễ hội “Hát qua làng” để chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia các trò chơi dân gian. Đây là phong tục truyền thống mang đậm nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tuyển tại xã Bản Phiệt.Bà con các thôn thi hát đối về mùa Xuân, tình yêu lứa đôi, hát giao duyên, hát...

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất