Trang chủNewsThời sựPhương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc...

Phương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

VTV.vn – Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công gồm cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay.

Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định vào Kỳ họp thứ 8 vào cuối tháng này. Đây là dự án lớn nhất, hiện đại nhất từ trước đến nay, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 67 tỷ USD, tương đương với khoảng 1,7 triệu tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành. Một trong các vấn đề được quan tâm là phương án vốn đầu tư cho dự án.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam đã được nghiên cứu từ gần 15 năm trước. Lúc đó, quy mô GDP của Việt nam mới chỉ khoảng 147 tỷ USD, thì con số 56 tỷ USD tổng mức đầu tư cho dự án chiếm tới 38% và đẩy tỷ lệ nợ công lên mức gần 57% GDP, là mức cao gần chạm ngưỡng cho phép.

Đến thời điểm này, khi nhu cầu vận tải tăng cao, quy mô nền kinh tế năm nay dự báo đạt trên 465 tỷ USD, tức là cao gấp hơn 3 lần so với năm 2010, thì nguồn lực để đầu tư cho đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD đã không còn là trở ngại lớn.

Phương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam - Ảnh 1.

Quy mô nền kinh tế năm 2024 dự báo đạt trên 465 tỷ USD thì nguồn lực để đầu tư cho đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD đã không còn là trở ngại lớn.

Ông Chu Văn Tuân – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải cho biết: “Đến năm 2027, dự kiến chúng ta khởi công thì quy mô kinh tế của chúng ta đạt khoảng 560 tỷ USD. Với quy mô tiềm lực nền kinh tế của chúng ta như thế thì hoàn toàn có thể đáp ứng được. Qua đánh giá tư vấn thì hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu khả năng cân đối nguồn lực đầu tư”.

Liên quan đến hình thức và nguồn vốn đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công với nhiều hình thức gồm cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay.

Ông Trần Thiện Cảnh – Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết: “Phần hạ tầng mà chúng ta đang dự kiến là sử dụng nguồn đầu tư công và phần phương tiện, thiết bị thì sẽ sử dụng vốn vay và sau đấy sẽ giao cho Tổng công ty đường sắt Việt Nam là đơn vị kinh doanh và trả nợ vốn vay đó. Từ việc sắp xếp này thì chúng tôi cũng đã đi tham khảo, học tập ở 6 quốc gia và cũng trên cái cơ cấu chi phí gần như là theo như vậy”.

Với phương án bố trí vốn cho dự án trong khoảng 12 năm. Bình quân mỗi năm sẽ cần đầu tư khoảng 5,6 tỷ USD, tức khoảng 145.000 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành.

Vấn đề thu xếp nguồn vốn cho dự án cũng đang có chiều hướng thuận lợi hơn trong thời gian tới. Đánh giá của Bộ Tài chính cho thấy, nếu được thông qua, đến năm 2030 dự án hoàn toàn đáp ứng được 3 tiêu chí về an toàn nợ công, nợ Chính phủ và nợ quốc gia đều thấp hơn mức cho phép từ 5 đến 15%.

Những tác động lan tỏa từ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Theo phương án dự kiến bố trí vốn thì mỗi năm dự án sẽ cần khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 16,2% vốn đầu tư công trung hạn hàng năm trong giai đoạn 2026-2030. Đây được đánh giá là tỷ lệ chấp nhận được đối với quy mô nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Bởi dự án khi được triển khai và vận hành sẽ quay trở lại đóng góp cho nền kinh tế bằng cách tạo ra hàng triệu việc làm và thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy, dự án sẽ giúp tăng thêm gần 1 điểm phần trăm GDP bình quân mỗi năm của cả nước so với không đầu tư dự án.

Cụ thể, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ giúp tăng cường kết nối vùng miền, các cực tăng trưởng, lan toả, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Tái cấu trúc các đô thị, tạo cơ hội phát triển cho các địa phương. Tạo tiền đề phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp xây dựng, phụ trợ, vật liệu và tạo ra hàng triệu việc làm. Phục vụ phát kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; giúp tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng tối ưu và góp phần giảm chi phí losgictis.

Hiệu quả từ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Phương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam - Ảnh 2.

Toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ có 23 ga khách, cự ly trung bình khoảng 67km.

Đường sắt tốc độ cao được xem là phương thức vận tải quan trọng, có khối lượng lớn, giúp phân bổ lại theo đúng ưu thế của mỗi phương thức vận tải hành khách hiện nay. Chỉ riêng trên hành lang kinh tế Bắc – Nam, đến năm 2050 được dự báo sẽ vận chuyển từ 1,1-1,3 tỷ lượt hành khách mỗi năm và hàng hóa lên tới 1,4-1,7 tỷ tấn/năm.

Khối lượng này sẽ do tất cả các loại hình vận tải đảm nhiệm. Trong đó, đối với hàng hóa, đường biển và đường sông có ưu thế vận chuyển khối lượng lớn, chi phí rẻ nên sẽ cùng với đường sắt hiện hữu sau khi cải tạo, nâng cấp đảm nhận. Còn với hành khách, cự ly ngắn dưới 150km ưu thế thuộc về đường bộ. Cự ly trung bình 150km-800km thuộc về đường sắt tốc độ cao và cự ly dài trên 800km ưu thế thuộc về hàng không và đường sắt tốc độ cao.

Ông Đào Ngọc Vinh – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) cho biết: “Cự ly 800km chẳng hạn thì nó có thể đấy là giữa Hà Nội đến Nha Trang hoặc là giữa từ Vinh đến TP Hồ Chí Minh hoặc là Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh, không phải nhất thiết cứ phải tính là từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. Bởi vì khách lên khách xuống ở các cự ly rất là linh hoạt”.

Theo phương án, toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ có 23 ga khách. Cự ly trung bình khoảng 67km. Mỗi tỉnh thành đi qua đều có ít nhất một ga sẽ có thể phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân.

Ông Nguyễn Đạt Tường – Nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho hay: “Nguyên tắc của đường sắt cao tốc là phải nối được từ điểm đến điểm, tức là từ các trung tâm của các thành phố lớn để đảm bảo được lượng hành khách”.

Đường sắt tốc độ cao khi được thông qua sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn khi hạ tầng chiếm khoảng 40 tỷ USD và phương tiện thiết bị khoảng 27 tỷ USD. Mục tiêu sẽ làm chủ công nghiệp xây dựng, từng bước làm chủ và nội địa hóa về chế tạo toa xe, hệ thống cấp điện, thông tin tín hiệu. Tự chủ toàn bộ vận hành, bảo trì và sản xuất một số linh kiện thay thế.

Ông Nguyễn Trọng Đắc – Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn sản xuất thép Việt Đức cho hay: “Năng lực sản xuất của chúng ta thì cũng đã tương đối về mặt sản lượng rất là tốt rồi. Ngoài ra thì một số các sản phẩm mang tính chất đặc thù thì bản thân là các doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu và phải đầu tư, đặc biệt là về mặt công nghệ”.

“Từng bước để chúng ta tiến tới gọi là làm chủ cái hoạt động này. Tất nhiên là làm chủ thì nó cũng có mức độ, nó phải dần dần, và nó dựa trên chuyển giao công nghệ, nó dựa trên đào tạo nhân lực rất quan trọng”, ông Ngô Cao Vân – Nguyễn Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho hay.

Đường sắt tốc độ cao chạy bằng điện cũng sẽ là loại hình phát thải ít nhất so với hàng không, đường bộ và hàng hải. Đây là giải pháp tối ưu trong chuyển đổi phương thức vận tải để góp phần giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, việc triển khai đường sắt tốc độ cao được định hướng sẽ không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Phương án vốn đầu tư sẽ được đề xuất cân đối từ nguồn vốn trong nước và vốn vay với điều kiện ưu đãi và ít ràng buộc. Quan trọng nhất là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Có thể thấy, một dự án quan trọng quốc gia như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ được đánh giá không chỉ đơn thuần nhìn vào con số tổng mức đầu tư mà còn được suy xét trên nhiều góc độ toàn diện, khoa học và thực tiễn. Chủ trương đầu tư dự án dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định vào Kỳ họp thứ 8 vào cuối tháng này.

VTV.VN
Nguồn:https://tuoitre.vn/thong-xe-nhanh-ham-chui-nguyen-van-linh-nguyen-huu-tho-huong-tan-thuan-di-quoc-lo-1-20241004092025064.htm#content-5

Cùng chủ đề

Ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước

(NLĐO)- Theo Bộ Tài chính, việc tổng kiểm kê tài sản công sẽ được thực hiện trên phạm vi cả nước để chống lãng phí ...

Bộ Giao thông vận tải nói gì về kiểm định khí thải xe máy từ 1-1-2025?

(NLĐO) - Bộ GTVT khẳng định việc kiểm định khí thải xe máy sẽ thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định, không phải bắt buộc từ 1-1-2025 ...

Nhiều doanh nghiệp niêm yết “thâu tóm” doanh nghiệp nhỏ

(NLĐO) - Trên sàn chứng khoán, một số công ty công bố tăng tỉ lệ vốn góp, thâu tóm 100% công ty con. ...

Mô tô, xe máy sản xuất 5 năm phải kiểm định khí thải: Chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhận định về quy định này, chuyên gia giao thông Từ Sỹ Sùa - giảng viên cao cấp trường Đại học Giao thông Vận tải - cho biết hoàn toàn đồng tình với chủ trương này, việc thực hiện là vô cùng cấp thiết nhằm bảo vệ môi trường.“Số lượng xe máy ở nước ta rất nhiều, tổng lượng khí thải do các xe này thải ra môi trường rất lớn, gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hôm nay (22/12), kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khối nam sĩ quan tham gia diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). (Ảnh: QĐND) VTV.vn - Hôm nay là kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Cách đây tròn 80 năm, theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân...

Truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (9h, VTV1)

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân được truyền hình trực tiếp lúc 9h ngày 20/12 trên kênh VTV1. Hôm nay (20/12), Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà...

Những điểm hẹn đặc sắc trên VTV nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng trên các kênh sóng. Nguồn: https://vtv.vn/truyen-hinh/infographic-nhung-diem-hen-dac-sac-tren-vtv-nhan-ky-niem-80-nam-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-20241219204210239.htm

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 vì hòa bình, hữu nghị

Theo Thủ tướng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự khẳng định cho vai trò và đóng góp của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. (Ảnh: TTXVN) Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Dự đoán kết quả AFF Cup 2024 – đội tuyển Việt Nam đấu Myanmar: Sẽ chiến thắng!

Đội tuyển Việt Nam được đặt niềm tin vào chiến thắng trước đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 diễn ra hôm nay. Niềm tin chiến thắng 20 giờ hôm nay trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tiếp đón đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 trong khi ở trận cùng giờ, đội tuyển Indonesia đối đầu Philippines. Nguyễn Xuân Son sẵn sàng "cháy" hết mình cùng đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ẢNH: VFF Cục...

HLV Myanmar tuyên bố cùng học trò thắng tuyển Việt Nam

HLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Đánh giá về trận đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Myo Hlaing Win của Myanmar cho biết: “Đây là trận cuối vòng bảng ASEAN Cup, rất quan trọng với cả hai đội. Chúng tôi cố gắng chiến thắng dù biết trận đấu này rất khó khăn...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Chiều ngày 20/12, tại Hà Giang, Cụm thi đua số 1 (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức Lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở...

Đoàn tàu lửa hạng sang của Đường sắt Việt Nam chở khách du lịch xuyên Việt đến Huế

Sau khi đoàn tàu lửa hạng sang dừng lại tại ga Huế, du khách đi tour xe Vespa tham quan Đại Nội Huế, làng nghề đúc đồng, Hổ Quyền, lăng Minh Mạng, làng hoa giấy Thanh Tiên và trải nghiệm ẩm thực Huế. ...

Hơn 500 đoàn viên thanh niên cùng tham gia ngày hội đồng bào Sán Chỉ

Màu áo xanh của hơn 500 đoàn viên viên thanh niên hòa lẫn với màu áo xanh truyền thống của phụ nữ người Sán Chỉ, tạo nên khung cảnh hiếm có ở thung lũng Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). ...

Chuyện về cô giáo có tình yêu đặc biệt với trẻ đặc biệt

(Dân trí) - Cô Nguyễn Thị Tú Trân (sinh năm 1981) đã có hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật. Trước đây, cô Nguyễn Thị Tú Trân (Tây Ninh) có mong muốn được theo dạy bộ môn sinh học. Khi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười về địa phương chỉ đạo xây dựng trường học dành cho trẻ khuyết tật, cô Trân đã quyết định chuyển hướng theo đuổi sự nghiệp...

Gỡ “nút thắt” trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực. Nhận diện lãng phí, điểm nghẽn trong xây dựng thể chế, pháp luật Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà...

Mới nhất

Công ty bất động sản ở TP.HCM vay 6.900 tỉ trái phiếu trong 1 ngày: Ai đứng sau?

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Newco vừa hoàn tất phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.900 tỉ đồng chỉ trong 1 ngày. ...

Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ “cách tốt nhất” để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao kỳ cựu Jeffrey DeLaurentis, cựu đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Mỹ tại Havana, Cuba, trong giai đoạn “tan băng” dưới thời Tổng thống Obama, khẳng định rằng đối thoại và thúc đẩy cải cách cởi mở là cách tiếp cận hiệu quả nhất để cải thiện quan hệ Mỹ-Cuba. Dù bị đảo ngược trong thời gian ngắn, di sản của chính sách này vẫn để lại dấu ấn sâu sắc, bất chấp những nỗ lực thắt chặt từ các chính quyền kế nhiệm.

Chuyện về cô giáo có tình yêu đặc biệt với trẻ đặc biệt

(Dân trí) - Cô Nguyễn Thị Tú Trân (sinh năm 1981) đã có hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật. Trước đây, cô Nguyễn Thị Tú Trân (Tây Ninh) có mong muốn được theo dạy bộ môn sinh học. Khi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười về địa phương chỉ đạo...

Mới nhất