Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhương án thi tốt nghiệp THPT 2025 nên gọn nhẹ nhưng chất...

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 nên gọn nhẹ nhưng chất lượng


Thi ít môn nhưng học sinh được phát huy thế mạnh

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025  đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Bởi, việc tổ chức thi cử như nào vừa đảm bảo tính nghiêm túc của một kỳ thi quốc gia nhưng lại không gây áp lực thi cử nặng nề đối với học sinh đang là vấn đề đặt ra.

Được biết, ban đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với  2 phương án. Phương án 4+2, thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Phương án 3+2 các thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả Lịch sử).

Theo Bộ GD&ĐT, kết quả khảo sát  trên phạm vi cả nước với trên 130.000 cán bộ, giáo viên tham gia, có 26,41% lựa chọn phương án 4+2; 73,59% lựa chọn phương án còn lại. Còn theo khảo sát tại Hội nghị công tác quản lý chất lượng với 205 đại biểu là lãnh đạo Sở GD&ĐT và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT có 31,2% đồng ý với phương án 4+2 và 68,8% đồng ý với phương án còn lại.

phuong an thi tot nghiep thpt 2025 nen gon nhe nhung chat luong hinh 1

Điểm đặc biệt, trong quá trình Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, nhiều người đề xuất thêm phương án 2+2. Tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử). Mặc dù đây là phương án ngoài dự kiến ban đầu nhưng  Bộ GD&ĐT đánh giá, phương án 2+2 có nhiều ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xin ý kiến của chuyên gia và các thầy cô giáo về các phương án thi. Ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận mặc dù là phương án thi phát sinh nhưng 2+2 đang nổi lên như một sự lựa chọn phù hợp nhất đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Chị Nguyễn Quỳnh Thu ở Hà Đông, Hà Nội cho rằng, phương án thi này giúp giảm áp lực thi cử cho thí sinh. Kỳ thi tốt nghiệp hiện nay gồm 6 môn và nếu từ năm 2025 giảm còn 4 môn thì học sinh sẽ đỡ vất vả hơn trong việc ôn tập, thi cử. Theo đó, thí sinh sẽ thi trong 1,5 ngày (thay vì thi 2 ngày như hiện nay): Buổi sáng ngày thứ nhất thi môn Toán, buổi chiều thi môn Ngữ văn và buổi sáng ngày thứ 2 thi 2 môn lựa chọn (buổi chiều dự phòng). Như thế, công tác tổ chức thi và việc dự thi của thí sinh gọn nhẹ, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Điều này cũng phù hợp với quy định về môn học bắt buộc và môn học lựa chọn của Chương trình 2018.

Cô Phạm Ngọc Hà – Hiệu trưởng Trường THPT Công Nghiệp (TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) nhận định, phương án thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, cùng 2 môn lựa chọn phù hợp, giảm áp lực thi cử cho thí sinh, tiết kiệm thời gian, chi phí. Học sinh có thời gian ôn luyện môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Trong khi đó, thầy Nguyễn Văn Hùng – Hiệu trưởng Trường THPT Tân Sơn (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) cũng ủng hộ phương án 2+2. Lý do thầy Hùng lựa chọn, vì phương án thi này bảo đảm đánh giá được năng lực và phẩm chất học sinh; giảm áp lực thi cử, phù hợp cho giáo viên, học sinh các trường miền núi.

phuong an thi tot nghiep thpt 2025 nen gon nhe nhung chat luong hinh 2

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 cần gọn nhẹ, giảm áp lực cho học sinh.

Phân tích sâu thêm về lựa chọn phương án thi 2+2, ông Đỗ Ngọc Thống – Chủ biên môn Ngữ văn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đánh giá ủng hộ phương án 2+2. Sở dĩ có sự ủng hộ này bởi theo ông Thống, phương án này phù hợp với tất cả các tiêu chí và nguyên tắc mà Bộ GD&ĐT nêu lên, nhất là đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW; Nghị quyết số 88/2014/QH của Quốc hội: “Gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm thời gian, đỡ tốn kém mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh”.

Vị này cho rằng, hai môn thi bắt buộc Toán và Ngữ văn là 2 môn tiêu biểu cho 2 loại tư duy, 2 lĩnh vực cơ bản và cũng là 2 môn học được nhiều nước lựa chọn thi tốt nghiệp THPT. Ngoài 2 môn bắt buộc, thí sinh sẽ lựa chọn 2 môn thi là thế mạnh của bản thân. Như vậy các trường đại học hoàn toàn có đủ cơ sở để xét tuyển đầu vào. Nếu phương án này thành hiện thực, theo ông Đỗ Ngọc Thống các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng các phương án tổ hợp theo đúng hướng lựa chọn môn học của kỳ thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ đồng bộ.

Thi nhiều môn là tốn kém, không cần thiết

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị, theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội là tinh giản cho học sinh. Nếu thi 4 môn học sinh sẽ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng hơn. Em nào có khả năng, sở trường ngành học nào thì các em được lựa chọn 2 môn tự chọn. Hiện nay, tuyển sinh đại học chỉ cần 3 môn xét tuyển vì thế thi 4 môn tốt nghiệp là hợp lý.

“Đây là phương án mới, sau khi có ý kiến của nhiều chuyên gia, tôi thấy phương án mới này đáp ứng đủ yêu cầu của một kỳ thi tốt nghiệp làm căn cứ để các trường đại học tuyển sinh” – bà Lê Thị Hương phân tích.

Cũng theo vị này, việc thi 4 môn là giảm áp lực học tập cho học sinh, giảm được chi phí. “Nếu thi như vậy chỉ cần tổ chức trong 2 ngày nên rất gọn gàng” – vị này nhấn mạnh. Trước băn khoăn việc thi ít dẫn tới học tủ, học lệch bà Lê Thị Hương cho rằng, đánh giá học sinh là cả một quá trình dạy học. Môn học nào cũng quan trọng, học thi liên tục nên kiến thức các em được cập nhật liên tục.

“Quan trọng việc tổ chức dạy học như thế nào để các em tiếp cận kiến thức, hứng thú học tập và phát huy khả năng của bản thân. Còn thi chỉ là công đoạn cuối cùng nên càng tinh gọn càng tốt” – bà Lê Thị Hương nhấn mạnh.

Bà Hương cũng cho rằng, lâu nay việc thi tốt nghiệp tổ chức 6 môn, giờ giảm 4 môn có cái hay của phương án. Học sinh có năng khiếu, sở trường nào để các em có định hướng lựa chọn. Còn kiến thức cơ bản các em đã được học trên trường, thi cử chỉ là khâu cuối cùng.

Như vậy qua trao đổi với chuyên gia, học sinh và phụ huynh thấy rằng phương án thi 2+2 có nhiều ưu điểm vừa đảm bảo giảm áp lực thi cử, tiết kiệm được chi phí nhưng cũng tạo điều kiện cho các em học sinh phát huy sở trường, các trường đại học có cơ sở để đánh giá năng lực các em thông qua các tổ hợp tuyển sinh.

Trinh Phúc



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Bộ Giáo dục sẽ giám sát chặt các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Có tình trạng “lạm phát điểm cao” trong thi tốt nghiệp THPT

(Dân trí) - Trong giai đoạn 2020-2024, tỷ lệ đậu tốt nghiệp liên tục tăng, năm 2024 là năm có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất với 99,4% học sinh đỗ tốt nghiệp. Thông tin được ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nêu ra tại hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024.Theo đại diện Bộ GD&ĐT, từ năm 2020 kỳ thi tốt nghiệp THPT càng ngày càng được cải...

‘Thi tốt nghiệp THPT như thi bằng lái ô tô, kể cả số người đỗ 100% vẫn cần tổ chức’

Quan điểm này được đưa ra tại Hội thảo khoa học Đổi mới đánh giá trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 30/10. TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá cần được thay đổi về mặt nhận thức là để cung cấp thông tin hỗ trợ cho quá trình dạy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Sinh viên tí hon bị nhầm là trẻ tiểu học: Mồ côi mẹ, đến trường bằng gánh rau của bà

Bố mẹ ly hôn, mẹ mất, có thân hình nhỏ bé so với bạn bè đồng trang lứa... tất cả những thách thức đó không đủ đánh gục nam sinh “tí hon” Nguyễn Công Bách (xã Châu Phong, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh) chinh phục ước mơ vào đại học. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Công Bách “lọt thỏm” trong hơn 3.300 tân sinh viên. Chàng sinh viên năm...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Cùng chuyên mục

Ả Rập Xê Út có gia tộc nào nằm trong top giàu nhất thế giới năm 2024?

TPO - Arab Saudi, tên chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út, nằm ở Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập, thủ đô là Riyadh. icon Khoảng 25 nước icon Khoảng 31 nước icon Khoảng 35 nước Câu trả lời đúng là đáp án A: Có khoảng 25 quốc gia nói tiếng...

Lịch thi đánh giá tư duy năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội vừa thông tin mới nhất về kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2025. Theo đó kỳ thi TSA dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3 - 4 kíp thi tại 30 điểm thi.Ngoài các điểm thi trước đây, nhà trường sẽ mở thêm điểm thi mới để hỗ trợ các em học sinh ở các tỉnh vùng Tây...

Hụt hẫng vì trường đại học yêu thích bỏ hình thức xét học bạ

Từ 2025, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ hình thức xét học bạ khiến nhiều thí sinh hụt hẫng. Từ khi vào lớp 10, Nguyễn Khôi Nguyên (SN 2007, Trà Vinh) đã xác định vào đại học bằng hình thức xét học bạ. Được nhiều học sinh khoá trên tư vấn hình thức này dễ trúng tuyển đại học hơn, Nguyên đã lên kế hoạch học tập bài bản để sở hữu học bạ đẹp với...

Chi tiết lịch thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025

Trong năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi, bắt đầu từ ngày 18-19/1. ĐH Bách khoa Hà Nội vừa thông tin về kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025. Theo đó, trong năm tới, kỳ thi dự kiến tổ chức trong 3 đợt, mỗi đợt sẽ có từ 3-4 kíp thi tại 30 điểm thi. Cụ thể, Đợt 1 có ngày thi 18-19/1/2025; ngày...

Mới nhất

Uống nước ép rau nào để vừa hạ huyết áp, vừa tránh ung thư?

Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô...

Tuyệt chiêu giúp ai cũng trẻ đẹp, khỏe mạnh và làn da săn chắc mùa khô hanh từ món chân gà hầm đỗ đen,...

GĐXH - Hãy thêm món chân gà hầm đỗ đen vô cùng thơm ngon vào thực đơn hàng tuần để có cơ thể khỏe mạnh, làn da tươi trẻ, bồi bổ cho cơ thể - nhất là làn da...

Giá ngoại tệ ngày 2/11/2024: USD tăng lên mốc 104,32 điểm

DNVN - Ngày 2/11/2024, đồng USD tăng trở lại sau các báo cáo việc làm suy giảm và sự chú ý của giới đầu tư đổ dồn vào cuộc bầu cử tại Mỹ. ...

Mới nhất